Hệ số Alpha trong chứng khoán là gì? Công thức tính hệ số Alpha

Phạm Thùy Phương 11/09/2022 429 Views

Trong đầu tư thường sẽ nghe đến các thuật ngữ Alpha. Thường thì chỉ số này được sử dụng để đánh giá độ hiệu quả của một cổ phiếu, một quỹ đầu tư hay một danh mục đầu tư. Vậy thì hệ số Alpha trong chứng khoán là gì? Công thức tính hệ số này như thế nào?

Trong bài viết “Hệ số Alpha trong chứng khoán là gì? Công thức tính hệ số Alpha”. Nguontaichinh.com sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về hệ số Alpha trong chuyên mục Phân tích cơ bản bạn nhé!

Hệ số Alpha trong chứng khoán là gì?

Hệ số Alpha trong chứng khoán là gì?
Hệ số Alpha trong chứng khoán là gì?

Hệ số Alpha có ký hiệu là α. Hệ số Alpha là một phần lợi suất vượt trội của 1 khoản đầu tư sau khi đã điều chỉnh theo sự biến động liên quan đến thị trường và những diễn biến ngẫu nhiên.

Thông thường chỉ số Alpha được sử dụng nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của 1 cổ phiếu, một danh mục hay một quỹ đầu tư.

Công thức tính hệ số Alpha

Công thức tính hệ số Alpha
Công thức tính hệ số Alpha

Dựa vào mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), hệ số Alpha được tính theo công thức sau đây:

  • α = Rp – [Rf + (Rm – Rf) ß]

Trong đó:

  • RP là tỷ suất lợi nhuận thực tế
  • Rm là tỷ suất lợi nhuận của thị trường
  • Rf là lợi nhuận của tài sản phi rủi ro
  • ß là hệ số đo lường được mức độ rủi ro của 1 cổ phiếu cụ thể hoặc là một danh mục đầu tư với mức độ rủi ro chung của thị trường chứng khoán.
  • Hệ số α thể hiện dưới dạng đơn số ví dụ như +3.0 hay là -0.5. Nó cho biết kết quả so sánh hiệu suất của danh mục với một chỉ số tiêu chuẩn.

Hệ số Beta là gì?

Hệ số Beta là gì?
Hệ số Beta là gì?

Hệ số beta có ký hiệu là β. Là hệ số dùng để đo lường các mức độ rủi ro hệ thống của 1 cổ phiếu. Nó thể hiện cho một mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của một tài sản riêng lẻ khi so với mức độ rủi ro hay biến động chung của thị trường. 

Hệ số này thường sẽ thay đổi khi mà điều kiện của nền kinh tế thay đổi. Hệ số Beta là một tham số quan trọng ở trong mô hình CAPM.

Beta được tính toán dựa theo phân tích hồi quy, bạn có thể nghĩ beta giống như là một khuynh hướng và mức độ phản ứng của chứng khoán đối với những biến động của thị trường.

Hệ số Beta được so sánh nhằm xác định rủi ro cổ phiếu nếu như:

  • Chỉ số β bằng 0: Nếu mà 1 cổ phiếu có chỉ số beta bằng 0 thì có nghĩa là sự thay đổi của cổ phiếu hoàn toàn là độc lập nếu so với thị trường.
  • Chỉ số β lớn hơn 0: Nếu như cổ phiếu có hệ số β lớn hơn 0 thì sẽ có 3 trường hợp sau đây xảy ra:
  1. β = 1 thì điều đó có nghĩa là biến động giá của chứng khoán ngang bằng với mức biến động của thị trường.
  2. β > 1 cho ta thấy được tài sản có mức độ biến động giá cao hơn là biến động của thị trường. Nếu như 1 cổ phiếu có Beta lớn hơn 1 thì nghĩa là có khả năng sinh lợi cao hơn nhưng cũng đồng nghĩa  tiềm ẩn những rủi ro cao hơn.
  3. β < 1 cho ta thấy được tài sản có mức độ biến động ít hơn so với thị trường.
  • Chỉ số β nhỏ hơn 0: khi một cổ phiếu có chỉ số Beta nhỏ hơn 0 thì cổ phiếu đó có xu hướng biến động của thị trường.

Công thức tính hệ số Beta

  • Hệ số β = Cov (Re, Rm)/Var (Rm)

Trong đó:

  • Re là tỷ suất sinh lời của chứng khoán e
  • Rm là tỷ suất sinh lời của thị trường
  • Cov (Re, Rm) là hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh tỷ suất sinh lợi của thị trường và  lợi chứng khoán e
  • Var (Rm) là phương sai của tỷ suất sinh lợi của thị trường

Ý nghĩa hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán

Ý nghĩa hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán
Ý nghĩa hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán

Hệ số Alpha được dùng để nói đến lợi nhuận chủ động của một khoản đầu tư, nó có khả năng đo lường hiệu quả hoạt động của một khoản đầu tư khi so sánh với chỉ số thị trường hay là một chỉ số đại diện cho diễn biến thị trường.

Đây cũng chính là một trong năm chỉ số rủi ro dùng để đánh giá thị trường. Chỉ số Alpha được coi là kết quả của quá trình đầu tư chủ động và có thể dương hoặc có thể âm. 

  • Hệ số Alpha nếu bé hơn 0 thì cho thấy được sự rủi ro cao. 
  • Alpha càng thấp có nghĩa sự rủi ro cao hơn lợi tức.
  • Một khoản đầu tư có hệ số Alpha = 0 thì cho ta thấy rằng khoản đầu tư đem về lợi nhuận tương xứng với rủi ro. 
  • Khoản đầu tư có hiệu suất tốt là hệ số Alpha lớn hơn 0, nếu càng lớn thì hiệu suất càng cao.

Để có cái nhìn sâu hơn về hệ số Alpha thì ta cần phải nhắc đến Jensen, ông là người đưa ra lý thuyết thị trường trên mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) và những thành phần có thể điều chỉnh được rủi ro trong lúc tính toán.

Một nhân vật khác cũng được biết đến bởi mức Alpha rất cao đó chính là Warren Buffett, một tên tuổi rất thành công của trường phái đầu tư tăng trưởng nhờ tập trung vào những chiến lược đầu tư có giá trị, đạt được mức tăng trưởng cổ tức, tăng trưởng với mức giá hợp lý khiến cho các khoản đầu tư của ông luôn đạt hiệu quả cao. 

Với những nghiên cứu đã chỉ ra rằng hệ số Alpha của Warren Buffett thể hiện rằng ông có xu hướng sử dụng đòn bẩy với các cổ phiếu có chất lượng cao và hệ số Beta thấp.

Bên cạnh đó, ngoài Beta thì hệ số Alpha cũng được các nhà đầu tư sử dụng để so sánh, dự đoán lợi nhuận của một khoản đầu tư. 

Đây là những con số rất quan trọng dùng để đưa ra được các chỉ báo giúp cho nhà đầu tư lựa chọn và đưa ra quyết định đầu tư một cách hợp lý.

Làm sao để ứng dụng hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán

Làm sao để ứng dụng hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán
Làm sao để ứng dụng hệ số Alpha trong đầu tư chứng khoán

Alpha dương cho ta thấy được danh mục đầu tư của các nhà quản lý mang đến hiệu suất tốt hơn khi so với dự kiến dựa vào rủi ro được đo bằng Beta.

Alpha âm thể hiện cho hoạt động của quỹ đang có vấn đề và người quản lý sẽ có nhiệm vụ tạo ra mức lợi nhuận cao hơn để có thể đạt được mức cần thiết của danh mục đầu tư.

Điều quan trọng đó là khi sử dụng Alpha thì bạn cần phải so sánh các quỹ cùng một loại tài sản. Khi đánh giá hai quỹ với hai nhóm tài sản khác nhau, điều đó là sự so sánh khập khiễng và nó không đem lại kết quả.

Nguồn Tài Chính hy vọng qua bài viết trên, các bạn đọc có thêm được một kiến thức bổ ích mới về hệ số Alpha. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ bạn nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x