Chỉ số Nim là gì? Những yếu tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng Nim

Phạm Thùy Phương 19/09/2022 366 Views

Có nhiều chỉ số được sử dụng với mục đích đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp. Và Nim là chỉ số được áp dụng rộng rãi, chỉ số này giúp các nhà đầu tư xác định hiệu quả thu nhập của những khoản cho vay và phải trả lãi cho tổ chức tài chính.

Có lẽ nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ khái niệm chỉ số Nim là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến Nim. Tại mục phân tích cơ bản này, Nguontaichinh.com sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc của mọi người về chỉ số này.

Khái niệm chỉ số Nim

Tìm hiểu khái niệm chỉ só NIM (Net Interest Margin)
Tìm hiểu khái niệm chỉ só NIM (Net Interest Margin)

Nim được viết tắt của cụm từ Net Interest Margin. Ở thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư thường gọi chỉ số Nim là Biên lãi ròng. Chỉ số Nim là phép đo so sánh thu nhập lãi ròng của một tổ chức tài chính tạo ra từ những sản phẩm tín dụng với lãi suất trả cho khoản tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi.

Ý nghĩa chỉ số Nim

Chỉ số Nim là thước đo quan trọng được dùng để đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng. Chỉ số Nim cho biết nếu có 1 đồng tài sản sinh lãi sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho ngân hàng.

Nếu biên lãi ròng dương cho thấy ngân hàng đang hoạt động hiệu quả. Hệ số Nim càng cao chứng tỏ khả năng sinh lời của ngân hàng đó càng tốt. Đây là dấu hiệu của một cổ phiếu có tiềm năng phát triển trong tương lai và đáng để các nhà đầu tư lựa chọn..

Còn ngược lại, chỉ số Nim càng thấp hoặc âm chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động không hiệu quả. Nếu bạn đang suy nghĩ, cân nhắc đầu tư và cổ phiếu ngân hàng thì hãy tìm hiểu, phân tích chỉ số Nim nhé.

Công thức tính biên lãi ròng

Cách tính biên lãi ròng - Nim chi tiết
Cách tính biên lãi ròng – Nim chi tiết

Để tính biên lãi ròng Nim chúng ta áp dụng công thức:

  • Nim = Thu nhập lãi thuần / Tài sản sinh lãi

Các công thức liên quan:

  • Thu nhập lãi thuần = Thu nhập lãi và thu nhập tương tự – Chi phí lãi và chi phí tương tự (số liệu lấy từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh)
  • Tài sản sinh lãi = Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước + Tiền gửi tại những tổ chức tín dụng khác + Chứng khoán đầu tư + Cho vay khách hàng + Chứng khoán đầu tư  (số liệu được lấy từ Bảng cân đối kế toán)

Lưu ý nếu tính theo năm: Thu nhập lãi thuần theo năm, tài sản sinh lãi là trung bình cộng của số đầu năm và cuối năm.

Ví dụ: Có một ngân hàng cho vay 100 triệu USD trong thời gian 1 năm, thu nhập 5.5 triệu USD từ lãi suất. Trong cùng năm ngân hàng chi trả 2.5 triệu USD tiền lãi cho các khoản tiền gửi.

Vậy áp dụng theo công thức chúng ta được phép tính:

Nim = (5.5-2.5) / 100 = 0.03 hoặc 3%

Nim trong ngân hàng nghĩa là gì?

Chỉ số Nim trong ngân hàng cũng giống như chỉ số Nim bình thường
Chỉ số Nim trong ngân hàng cũng tương tự như Nim bình thường

Chỉ số Nim trong ngân hàng cũng giống như chỉ số Nim bình thường. Nó phản ánh số tiền mà ngân hàng thu được từ lãi của các khoản cho vay với số tiền mà ngân hàng đang trả lãi cho các khoản tiền gửi của khách hàng. 

Đồng thời, chỉ số Nim cũng giúp nhà đầu tư đánh giá khả năng sinh lời và tăng trưởng của ngân hàng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số Nim

Chính sách tiền tệ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến Nim
Chính sách tiền tệ là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến Nim

Thực tế đã chứng minh, biến động của các hệ thống ngân hàng diễn ra thường xuyên. Nhờ có chỉ số Nim trong báo cáo tài chính mà ngân hàng có thể dễ dàng điều chỉnh hoạt động kinh doanh.

Mức cung cầu tiền tệ

Cung và cầu là yếu tố có tầm ảnh hưởng quan trọng đến Nim. Nếu nhu cầu về tiết kiệm lớn hơn khoản vay đồng nghĩa với biên lãi ròng sẽ giảm, ngân hàng sẽ trả lãi nhiều hơn số tiền nhận được. Trường hợp ngược lại, nếu các khoản vay cao hơn tiết kiệm, biên lãi ròng sẽ tăng lên. 

Chính sách tiền tệ

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến chỉ số Nim đó là chính sách tiền tệ. Nguyên nhân là vì các mức lãi suất hiện nay sẽ ảnh hưởng đến quyết định đi vay hay gửi tiết kiệm của người dùng.

  • Nếu lãi suất thấp: Khách hàng sẽ có xu hướng đi vay tiền nhiều hơn, về lâu dài chỉ số Nim sẽ cao.
  • Nếu lãi suất cao: Lúc này các khoản vay sẽ trở nên đắt hơn và tiết kiệm sẽ là sự lựa chọn đầy hấp dẫn. Mọi người có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn dẫn đến hệ số Nim thấp.

Những khái niệm liên quan đến chỉ số Nim

Tìm hiểu những khái niệm liên quan đến biên lãi ròng
Tìm hiểu những khái niệm liên quan đến biên lãi ròng

Sau đây chúng tôi xin giới thiệu những khái niệm có liên quan đến hệ số Nim.

  • Master Nim

Master trong tiếng Anh có nghĩa là chủ và Nim là tỷ số lợi nhuận ròng của ngân hàng. Vậy Master Nim có nghĩa là người nắm giữ tỷ số lợi nhuận của ngân hàng. Những người này thường là chủ ngân hàng hay cổ đông.

  • Tỷ lệ Nim

Tỷ lệ Nim hay còn được gọi là tỷ lệ thu nhập lãi ròng của ngân hàng. Các nhà đầu tư sử dụng tỷ lệ Nim để xác định tốc độ tăng trưởng thu được từ lãi so với tốc độ tăng trưởng của chi phí.

  • Nim cho vay

Cũng giống như tỷ lệ Nim, Nim cho vay hiểu đơn giản là lợi nhuận ròng giữa số tiền cho vay và chi phí cho vay của ngân hàng.

  • Thu nhập lãi thuần

Thu nhập lãi thuần phản ánh sự chênh lệch giữa chỉ số “Thu nhập lãi và thu nhập tương tự” với “Chi phí lãi và chi phí tương tự”. Những chỉ số này được lấy trên bảng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Vậy là Nguontaichinh.com đã giải đáp chỉ số Nim và những yếu tố ảnh hưởng đến biên lãi ròng Nim. Hy vọng bài viết này sẽ bổ sung thêm kiến thức bổ ích cho các bạn. Ngoài Nim, các bạn có thể tìm hiểu thêm các chỉ số như P/E, P/B, P/S,..Nếu các bạn có thắc mắc hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x