Một điều đặc biệt quan trọng trong bối cảnh kinh tế và thị trường hiện nay chính là hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Khi đã trải qua hai năm biến động lớn với đại dịch thì các ngân hàng vẫn luôn cố gắng tìm ra cách để tạo được nhiều giá trị hơn. Để đánh giá được hiệu quả của ngân hàng thì chỉ tiêu CIR rất quan trọng. Như vậy, tỷ lệ CIR là gì? Cách cải thiện chỉ số này như thế nào?
Hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu chi tiết hơn về tỷ lệ CIR trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Tỷ lệ CIR là gì?
CIR – Cost to Income Ratio có nghĩa là tỷ lệ chi phí trên thu nhập. Là một trong những chỉ số quan trọng nhất để có thể đánh giá hiệu quả trong những hoạt động kinh doanh, sự phát triển của ngân hàng, doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh, sàn thương mại điện tử,…
Các nhà kinh doanh vẫn luôn tìm mọi cách để có thể cải thiện hơn tỷ lệ CIR, nó càng thấp thì sẽ càng tốt. Ít nhất là tạo ra ra được nhiều giá trị nhất có thể trong từng đó các chi phí quảng cáo và chi phí hoạt động được bỏ ra.
Ý nghĩa của tỷ lệ CIR
CIR là thước đo đánh giá được hiệu quả hoạt động:
- CIR được xem là thước đo để ngân hàng được đánh giá một cách tổng quan nhất và đa diện được kết quả kinh doanh như thế nào. Nếu như thêm chi phí thì có làm tăng thu nhập và ngược lại hay không.
- Tỷ lệ CIR nếu càng thấp thì được xem là càng tốt. Để có thể giảm CIR ngân hàng sẽ thường chọn phương án tăng chi phí hoạt động. Làm gia tăng hiệu quả để từ đó tăng trưởng các thu nhập nhiều hơn mức tăng chi phí của hoạt động.
CIR sẽ được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng
- Để đánh giá CIR một ngân hàng là thấp hay cao thì phải cần so sánh với những ngân hàng khác trong ngành.
- Để có thể cải thiện hiệu quả của hoạt động thì thời gian gần đây đã có nhiều ngân hàng đầu tư hơn vào công nghệ, phát triển những nền tảng số để có thể giành được nhiều hơn lợi thế trong kinh doanh, tiếp cận được những khách hàng và nguồn vốn với chi phí thấp.
- Đối với các nhà đầu tư thì CIR có thể giúp cho họ có được cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của những ngân hàng và từ đó chọn được cổ phiếu tốt cho các danh mục đầu tư.
Công thức tính CIR
Công thức tính CIR – tỷ lệ chi phí trên thu nhập của ngân hàng được tính như sau:
CIR = Tổng chi phí hoạt động / Tổng doanh thu hoạt động
Trong đó:
- Tổng doanh thu hoạt động = Thu nhập lãi thuần + Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ + Lỗ/Lãi thuần từ việc mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi thuần từ những hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần + Lãi thuần từ việc mua bán đầu tư chứng khoán.
Cách cải thiện chỉ số CIR
Điều mà các ngân hàng vẫn luôn mong muốn và tìm được mọi cách để có thể cải thiện được chỉ số CIR.
Phương pháp đầu tiên để cải thiện CIR đó chính là tăng năng suất bán hàng được ông “Nguyễn Đình Tùng – Tổng giám đốc của Ngân hàng OCB” chia sẻ.
Nếu muốn làm được điều này thì không chỉ việc cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Chỉ có thể liên tục cải tiến hoá để có thể thỏa mãn được nhu cầu thì khách hàng mới có thể chấp nhận được. Và thậm chí đó là có thể sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí hơn để có được sự hài lòng.
Việc thứ 2 để CIR được tốt hơn chính là tận dụng được các nguồn lực sẵn có về con người cũng như công nghệ để nắm bắt kịp các xu hướng thị trường. Luôn luôn tiên phong để có thể tìm ra được những thứ mới cho khách hàng sử dụng
Qua bài viết “Tỷ lệ CIR là gì? Cách cải thiện chỉ số CIR”. Chuyên mục Phân tích cơ bản – Nguồn Tài Chính mong rằng bạn đọc có thêm một kiến thức mới về CIR. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về đầu tư trái phiếu, chứng chỉ quỹ. Nếu như có điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp cho bạn nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.