Trái phiếu ngân hàng Sacombank là một sản phẩm đầu tư hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Sacombank là một trong những ngân hàng đang có những bước phát triển nổi bật trong ngành.
Sacombank có hoạt động rất tích cực trên thị trường trái phiếu. Ngân hàng đã phát hành nhiều đợt trái phiếu huy động vốn để mở rộng đầu tư kinh doanh của mình.
Có nên đầu tư trái phiếu ngân hàng Sacombank không? Một câu hỏi được nhiều nhà đầu tư đặt ra. Trong nội dung bài viết này, Nguontaichinh.com sẽ chia sẻ đến bạn chi tiết chủ đề này!
Mục lục
Trái phiếu ngân hàng Sacombank là gì?
Trái phiếu SCB là loại trái phiếu ngân hàng do Sacombank phát hành. Khi đầu tư vào trái phiếu SCB, nhà dầu tư sẽ là người cho vay và SCB sẽ là người đi vay. Sacombank có nghĩa vụ phải trả lợi tức cho trái chủ trong một khoản thời gian xác định và khi trái phiếu đáo hạn, SCB phải hoàn trả vốn gốc cho nhà đầu tư (tiền mệnh giá trái phiếu).
Mục đích phát hành trái phiếu
Trái phiếu ngân hàng Sacombank được phát hành nhằm các mục đích sau:
- Huy động vốn nhằm phục vụ cho các hoạt động phát triển kinh doanh. Đặc biệt là dùng để đầu tư tín dụng trung và dài hạn.
- Góp phần gia tăng các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân hàng.
- Phát hành trái phiếu chuyển đổi dành cho đối tượng khách hàng cá nhân và một phần tổ chức kinh tế nhằm mục đích cải thiện cơ cấu huy động vốn, hướng đến sự phát triển bền vững trong cơ cấu nguồn vốn hoạt động của Sacombank.
- Đối với trái phiếu chuyển đổi thì lãi suất của nó tương đối thấp, phù hợp với tính chất “lưỡng tính” của loại hình trái phiếu này. Điều này giúp Sacombank giảm chi phí đầu vào và nguồn vốn trung, dài hạn để mở rộng các hoạt động đầu tư của ngân hàng.
Đặc điểm trái phiếu SCB
Trái phiếu ngân hàng do Sacombank phát hành có những đặc điểm như sau:
- Trái phiếu chuyển đổi cho phép chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu cổ đông, nếu nhà đầu tư có nhu cầu. Tuy nhiên loại hình trái phiếu này sẽ có mức lãi suất tương đối thấp hơn các loại trái phiếu khác.
- Trái chủ có thể chuyển nhượng, tặng, cho, thừa kế hoặc dùng trái phiếu làm tài sản cầm cố, thế chấp ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng.
- Trái phiếu Sacombank có tính ổn định, có lãi suất được xác định trước, ít rủi ro hơn so với cổ phiếu. Đây là một kênh đầu tư an toàn cho bạn.
Tuy nhiên Sacombank rất ít phát hành trái phiếu. Các đợt phát hành trái phiếu như trái phiếu 2006, đáo hạn năm 2007, đợt phát hành trái phiếu năm 2009, đáo hạn vào năm 2010. Cho đến hiện nay SCB đã thay đổi hình thức huy động vốn bằng cách đầu tư chứng chỉ tiền gửi SCB.
Có nên mua trái phiếu SCB không?
Có nên mua trái phiếu SCB không? Việc đầu tư hay không do chính khách hàng quyết định. Chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin để bạn có cơ sở đưa ra quyết định đúng đắn nhất
Ưu điểm
Trái phiếu là kênh đầu tư an toàn và thu lợi tức cao hơn so với gửi tiết kiệm. Việc đầu tư trái phiếu ngân hàng SCB có một số ưu điểm như sau:
- Trái phiếu có lãi suất thả nổi theo lãi suất tiết kiệm ngân hàng, kỳ hạn càng lâu thì lãi suất càng tăng.
- Lợi tức được trả theo định kỳ, thường là 6 tháng/lần hoặc 12 tháng/lần.
- Đây là kênh đầu tư an toàn hơn cổ phiếu, lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm.
- Trái phiếu có thể được chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế. Hoặc bạn có thể dùng trái phiếu làm tài sản thế chấp, cầm cố với ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính khác.
Lãi suất trái phiếu SCB
Hiện nay lãi suất trái phiếu SCB vẫn chưa được công bố. Từ khi đáo trái phiếu năm 2010 đến nay, SCB vẫn chưa phát hành thêm đợt trái phiếu nào khác. Lãi suất đợt phát hành trái phiếu năm 2009 là 8,5%/năm và sau đó tổng gốc và lãi được chuyển hành cổ phiếu theo tỷ lệ khi đáo hạn.
Trái phiếu SCB trả lãi vào cuối kỳ, khi đáo hạn cả lãi và gốc sẽ chuyển sang cổ phiếu cho khách hàng sở hữu và khách hàng có thể chuyển nhượng, tặng, cho bất kỳ lúc nào.
Kỳ hạn trái phiếu
Trái phiếu ngân hàng Sacombank có kỳ hạn rất ngắn chỉ từ 13 tháng sau đó sẽ chuyển đổi khi đáo hạn, cụ thể trong các đợt phát hành trước như sau:
- Đợt phát hành trái phiếu năm 2006 vốn huy động là 1.000 tỷ đồng, chuyển đổi vào thời điểm đáo hạn ngày 01/12/2007. Tỷ lệ chuyển đổi là 1:1, cả gốc và lãi sẽ được chuyển đổi thành 1 cổ phiếu.
- Đợt phát hành trái phiếu thứ 2 năm 2006, huy động 1.400 tỷ đồng, chuyển đổi sau 13 tháng từ ngày phát hành, đáo hạn ngày 31/12/2007.
- Đợt phát hành trái phiếu năm 2009, vốn huy động là 1.000 tỷ đồng, phát hành ngày 10/08/2008, đáo hạn ngày 10/09/2010.
Trái phiếu SCB có an toàn không?
Trái phiếu SCB do Ngân hàng TMCP Sài Gòn (Sacombank) phát hành. Ngân hàng Sacombank là một trong những ngân hàng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Sacombank đã và đang khẳng định vị thế của mình trong ngành và Sacombank chính là ngân hàng đầu tiên được phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Mục tiêu của Sacombank là đem lại lợi nhuận dài hạn thông qua việc tăng trưởng vốn gốc và thu nhập. Ngân hàng chủ yếu đầu tư vào các tài sản có thu nhập cố định và chất lượng tín dụng tốt.
Qũy đầu tư trái phiếu của Sacombank chủ yếu đầu tư vào trái phiếu chính phủ hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp lớn và có các ngân hàng uy tín bảo lãnh. Do đó những khoản đầu tư này có rủi ro rất thấp.
Chính vì thế mà trái phiếu SCB là một kênh đầu tư an toàn mà bạn có thể cân nhắc đầu tư.
Nên đầu tư trái phiếu SCB hay gửi tiết kiệm?
Từ đợt phát hành trái phiếu năm 2009 cho đến hiện nay SCB vẫn chưa có đợt phát hành trái phiếu nào mới. Hiện ngân hàng đang sử dụng sản phẩm chứng chỉ tiền gửi để huy động vốn.
Chứng chỉ tiền gửi SCB có mức lãi suất cao và ổn định hơn lãi suất tiết kiệm, kỳ hạn tối thiểu là 12 tháng. Nếu bạn không muốn đầu tư quá lâu thì có thể lựa chọn gửi tiết kiệm với kỳ hạn linh hoạt hơn.
Đặc biệt chứng chỉ tiền gửi SCB có thể chuyển nhượng quyền sở hữu, tặng cho, rất thuận tiện cho nhà đầu tư. Tuy nhiên chứng chỉ tiền gửi sẽ không được rút tiền trước hạn như gửi tiết kiệm.
Do đó các nhà đầu tư có thể chọn đầu tư chứng chỉ tiền gửi thay vì gửi tiết kiệm để hưởng lợi tức nhiều hơn.
Cách mua trái phiếu SCB
Để mua trái phiếu ngân hàng SCB, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục mua theo quy định của khách hàng. Dưới đây là các thông tin chi tiết về điều kiện, thủ tục mua trái phiếu SCB.
Điều kiện
- Có tài khoản tại ngân hàng Sacombank
- Có sổ tiết kiệm và trong tài khoản có tối thiểu 5 tỷ đồng
- Số tiền tiết kiệm được duy trì trong 3 năm, 2 năm trước ngày mua trái phiếu và 1 năm đến ngày đáo hạn trái phiếu.
Thủ tục
Hiện nay vẫn chưa có thông tin về việc phát hành trái phiếu của SCB do đó thủ tục mua trái phiếu vẫn chưa được công bố. Hiện nay SCB có sản phẩm chứng chỉ tiền gửi có lãi suất hấp dẫn cho khách hàng, thủ tục mua chứng chỉ tiền gửi tương tự với gửi tiết kiệm.
Trên đây Nguontaichinh.com đã chia sẻ những thông tin mới nhất về trái phiếu ngân hàng Sacombank. Nếu có thông tin gì mới chúng tôi sẽ nhanh chóng cập nhật cho khách hàng, bạn có thắc mắc gì có liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.