Chứng chỉ quỹ Techcombank là gì? Cách đầu tư quỹ mở Techcombank

Phạm Thùy Phương 05/08/2022 338 Views

Chứng chỉ quỹ Techcombank là gì? Chứng chỉ quỹ Techcombank là quỹ đầu tư được mở tại chứng khoán TCBS hày còn gọi là quỹ đầu tư Ifund. Vậy phải làm thế nào để đầu tư vào quỹ mở Techcombank, bạn đã biết chưa?

Hãy cùng Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về chứng chỉ quỹ Techcombank thông qua bài viết “Chứng chỉ quỹ Techcombank là gì? Cách đầu tư quỹ mở Techcombank” bạn nhé!

Chứng chỉ quỹ mở Techcombank là gì?

Chứng chỉ quỹ mở Techcombank là gì?
Chứng chỉ quỹ mở Techcombank là gì?

Chứng chỉ quỹ mở Techcombank Ifund là một quỹ đầu tư dạng mở huy động vốn của nhà đầu tư cá nhân có chung với nhau mục tiêu là đầu tư. 

Quỹ Ifund là tên gọi khác của chứng chỉ quỹ Techcombank gồm có quỹ cổ phiếu (TCEF), quỹ tối ưu cho dòng tiền lưu động ngắn hạn (TCFF FlexiCash) và quỹ trái phiếu (TCBF).

Tuỳ vào mỗi loại quỹ sẽ có những tính chất khác nhau và phù hợp với mục tiêu tài chính và mức độ rủi ro của nhà đầu tư.

Các loại quỹ mở của Techcombank

Các loại quỹ mở của Techcombank
Các loại quỹ mở của Techcombank

Quỹ mở Techcombank có 3 loại quỹ cơ bản như:

  • Quỹ trái phiếu Techcom
  • Quỹ cổ phiếu Techcom
  • Quỹ tiền mặt linh hoạt (Flexicash)

Quỹ trái phiếu Techcom

Quỹ đầu tư trái phiếu Techcom được viết tắt là TCBF. Quỹ đầu tư chủ yếu vào trái phiếu doanh nghiệp hàng đầu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi,… Tỷ suất lợi nhuận được kỳ vọng là từ 7% – 8%/năm.

Bạn có thể mua trái phiếu tại các doanh nghiệp cụ thể hay mua quỹ trái phiếu TCBF.

Quỹ TCBF huy động nhiều người chịu đầu tư để có nguồn vốn mua nhiều loại trái phiếu khác nhau. 

Và nếu như bạn chưa không có nhiều kinh nghiệm đầu tư về trái phiếu thì bạn có thể lựa chọn quỹ TCBF, vì có các nhà chuyên gia quản lý quỹ của Techcombank đã đánh giá rằng các trái phiếu tốt nhất là ở quỹ trái phiếu TCBF nên bạn không cần phải tự đánh giá loại trái phiếu nào tốt hơn.

Khi mua chứng chỉ quỹ TCBF, bạn không cần bỏ số vốn lớn đâu, chỉ từ 10.000 vnd là bạn đã có thể mua được chứng chỉ quỹ TCBF rồi. Bạn bỏ ra số tiền nhiều hơn thì sẽ sở hữu được nhiều chứng chỉ quỹ hơn.

Quỹ cổ phiếu Techcom

Quỹ cổ phiếu TCEF là viết tắt của quỹ cổ phiếu Techcom. Được đầu tư vào top 30 doanh nghiệp hàng đầu trên sàn chứng khoán Việt Nam có vốn hoá lớn.

Thay vì phải suy nghĩ lựa chọn cổ phiếu bằng những phương pháp định giá phức tạp, khó khăn dành cho các nhà đầu tư mới tham gia thị trường và cần có một nhiều kiến thức, am hiểu cùng thời gian để có thể nghiên cứu. 

Bạn bận, bạn còn có công việc của mình, cần dành nhiều thời gian cho công việc chính của mình để đem lại được những thu nhập cao hơn. Người ta gọi đó là tiết kiệm chi phí cơ hội.

Việc mà bạn đầu tư cổ phiếu nếu như không phù hợp với bạn thì hãy nên tìm cách thuê người khác và giao phó cho người có chuyên môn. Điều này người ta gọi là tận dụng nguồn lực một cách thông minh, mình không làm được thì hãy tìm người khác giúp mình đạt mục tiêu nhanh hơn.

Quỹ tiền mặt linh hoạt (FlexiCA$H)

Quỹ tiền mặt linh hoạt (TCFF) hay FlexiCash là quỹ đầu tư mở của TCBS có mục tiêu là tối ưu hóa lãi suất cho dòng tiền mặt lưu động ngắn hạn mà bạn chưa sử dụng đến nó.

Quỹ này dùng để đầu tư vào các công cụ tài chính như chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu Chính Phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, tín phiếu hoặc các giấy tờ có giá và trái phiếu của các doanh nghiệp có độ uy tín cao.

Tỷ suất lợi nhuận các chứng chỉ quỹ Techcombank

Tỷ suất lợi nhuận các chứng chỉ quỹ Techcombank
Tỷ suất lợi nhuận các chứng chỉ quỹ Techcombank
  • Tỷ suất lợi nhuận năm trung bình của TCBF:

*Đối với khách hàng cá nhân:

Tỷ suất lợi nhuận sẽ thay đổi theo thời gian mà bạn nắm giữ TCBF. Nếu như bạn nắm giữ được 3 năm thì lãi suất trung bình sẽ đạt được từ 7% – 8%/năm.

Ví dụ: Bạn đầu tư 200 triệu TCBF thì sau 3 năm lãi suất trung bình năm sẽ là 7.86% được tính như sau: 

FV = 200*(1 + 7.86%)^3 = 250.96

Và sau 3 năm đó bạn sẽ lãi được 50.96 triệu.

*Đối với khách hàng doanh nghiệp:

Tỷ suất lợi nhuận trung bình năm của TCBF là 7.9%/năm là khi nhà đầu tư nắm giữ từ 1 đến 3 năm.

Ví dụ: Khi bạn đầu tư mua 2 tỷ TCBF với mức lợi nhuận 7.9%/năm thì sau đó 3 năm bjan bán lại TCBF thì sẽ được nhận số tiền:

FV = 2tỷ *(1 + 7.9%)^3 = 2.512 tỷ
  • Tỷ suất lợi nhuận năm trung bình của TCEF:

Tỷ suất lợi nhuận quỹ TCEF đối với khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp khác nhau không đáng kể mấy.

Mức tỷ suất lợi nhuận sau 5 năm nhà đầu tư nắm giữ TCEF là 84.71%. Tỷ suất lợi nhuận trung bình năm của nó sẽ là: 

CAGR = ((1 + 84.71%) ^0.2 – 1) *100 = 13.06%

Ví dụ: Khi bạn đầu tư mua 2 tỷ TCEF có tỷ suất lợi nhuận trung bình năm là 13.06% thì sau 5 năm bạn sẽ có được số tiền nhận lại là:

FV = 2 tỷ *(1 + 13.06%)^5 = 3.694 tỷ
  • Tỷ suất lợi nhuận năm trung bình của TCFF:

*Đối với khách hàng cá nhân:

Quỹ TCFF có lãi suất trung bình hàng năm dành cho khách hàng cá nhân là 5.81%/năm

Ví dụ: Khi bạn bán cổ phiếu để chốt lãi khi thị trường tăng cao, dòng tiền mặt đang được để tại ứng dụng đầu tư của TCBS. Bạn lại đang phân vân không biết có nên mua lại cổ phiếu không vì chưa xác định được một điểm mua tốt.

Cho nên, bạn mua 1 tỷ quỹ TCFF, nắm giữ trong khoản 1 tháng khi thị trường có dấu hiệu phục hồi và có lãi suất trung bình năm khi nắm giữ trong 1 tháng là 4.81%/năm.

LS (thánh) = ((1 + 4.81%)^1/12 – 1)*100 = 0.392% (tháng)

Và sau 1 tháng bạn sẽ có được dòng tiền:

FV= 2tỷ *(1 + 0.392%) = 2.00784 (tỷ)

Bạn sẽ nhận được số tiền lời là 7 triệu 840 nghìn nếu mua TCFF và giữ trong 1 tháng và chờ đợi tín hiệu quay lại từ thị trường.

*Đối với khách hàng doanh nghiệp:

5.92%/năm là lãi suất trung bình, không thay đổi dù là 1 tuần hay 1 năm. Lãi suất này khá hấp dẫn cho dòng tiền mặt của doanh nghiệp mà chưa sử dụng đến. Nên bạn có thể tạo ra lợi nhuận cho dòng tiền mặt của doanh nghiệp bạn chọn trong thời gian ngắn hạn.

Phí giao dịch chứng chỉ quỹ Techcombank

Phí giao dịch chứng chỉ quỹ Techcombank
Phí giao dịch chứng chỉ quỹ Techcombank
Loại phí TCBF FlexiCash TCEF Ghi chú
Phí quản lý 1.2%/năm 1.2%/năm 1.2%/năm Đã tính vào NAV công bố
Phí phát hành 0% giá trị lệnh mua 0% giá trị lệnh mua 0% giá trị lệnh mua
Phí mua lại Từ 0 đến dưới 6 tháng là 1%/giá trị lệnh bán 0% giá trị lệnh mua Từ 0 đến dưới 6 tháng là 1%/giá trị lệnh bán Tính theo thời gian nắm giữ
Từ tròn 6 đến tròn 9 tháng là 0.75%/giá trị lệnh bán Từ tròn 6 đến tròn 9 tháng là 0.75%/giá trị lệnh bán
Từ trên 9 tháng đến tròn 12 tháng là 0.50%/giá trị lệnh bán Từ trên 9 tháng đến tròn 12 tháng là 0.50%/giá trị lệnh bán
Từ 12 tháng trở lên là 0%/giá trị lệnh bán Từ 12 tháng trở lên là 0%/giá trị lệnh bán

Có nên đầu tư quỹ mở Techcombank không?

Có nên đầu tư quỹ mở Techcombank không?
Có nên đầu tư quỹ mở Techcombank không?

Câu hỏi có nên đầu tư vào quỹ mở Techcombank hay không? Thì đây chắc là câu hỏi khá nhiều người thắc mắc đúng không ạ?

Nó phải phụ thuộc và tuỳ vào mục tiêu đầu tư cũng như nhu cầu của mỗi người:

  • Nếu như bạn là một nhà đầu tư cá nhân mới tham gia vào thị trường thì bạn có thể mua chứng chỉ quỹ TCEF để có thêm kinh nghiệm đầu tư.

Còn chứng chỉ quỹ mở TCEF giúp cho bạn tham gia đầu tư một cách dễ dàng và đơn giản hơn mà không cần biết nhiều kiến thức chuyên sâu về đầu tư vào cổ phiếu.

  • Bạn là một nhà đầu tư chuyên nghiệp thì hãy mua bán chứng khoán thường xuyên thì hãy sử dụng quỹ TCFF như một giải pháp cho dòng tiền ngắn hạn.
  • Nếu như bạn muốn đa dạng hóa mục đầu tư của mình để giảm bớt rủi ro thì nên chọn TCBF của Techcombank để chọn làm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nhé!

Cách mua chứng chỉ quỹ Techcombank

Cách mua chứng chỉ quỹ Techcombank
Cách mua chứng chỉ quỹ Techcombank

Có 2 cách để mua chứng chỉ quỹ Techcombank sau đây: 

Giao dịch trực tuyến

Giao dịch trực tuyến bạn có thể đăng ký qua app TCInvest và website

  • Đăng ký tài khoản qua app TCInvest:

-Đầu tiên tải app bằng cách tìm từ khoá “TCInvest” trên App Store/Google play hay quét mã QR code.

-Sau khi tải xong thì hãy đăng nhập ứng dụng TCInvest

-Cuối cùng đăng ký iOTP tại phần thiết lập tài khoản

  • Đăng ký qua website:

-Bạn hãy kê khai thông tin của mình trên trang web https://www.tcbs.com.vn/referral

-Hãy cung cấp Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân

-Tiến hành xác thực thông tin

-Đọc và ký hợp đồng

Techcombank sẽ phê duyệt tài khoản của bạn nhanh chóng thôi nè.

Giao dịch qua chuyên viên

Khách hàng hãy đến các chi nhánh hoặc phòng giao dịch của Techcombank gần mình nhất để được hỗ trợ nhé!

Sau đây là các phương thức bạn có thể liên hệ với bộ phận quan hệ khách hàng Techcombank:

  • Trang Facebook: Techcom Securities
  • Điện thoại: 1800 588 826
  • Email: [email protected]

Kinh nghiệm đầu tư quỹ mở Techcombank

Kinh nghiệm đầu tư quỹ mở Techcombank
Kinh nghiệm đầu tư quỹ mở Techcombank

Quỹ đầu tư mở Techcombank có đặc điểm nổi bật rất dễ thấy đó là người đầu tư không cần phải biết bất kì một kinh nghiệm đầu tư cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ nào cả.

Việc của họ là chỉ việc gửi gắm lòng tin ở các chuyên gia hàng đầu của Techcombank.

Người có học hàm cao về đầu tư học sẽ thẩm định và đưa ra quyết định chọn một địa chỉ tin cậy để mà đầu tư có hiệu quả. Mục đích của họ là phải tại ra càng nhiều lợi nhuận cho khách hàng của mình, càng nhiều thì càng tốt. 

Vì thế nên bạn không cần phải lo lắng về mình khi hạn hẹp hiểu biết kiến thức thị trường chứng khoán. Bâng khuâng vì mình không có thời gian để theo dõi các diễn biến trên thị trường.

Cho nên kinh nghiệm của bạn không phải là điểm mấu chốt của một phi vụ đầu tư hiệu quả nhé!

Thông qua bài viết “Chứng chỉ quỹ Techcombank là gì? Cách đầu tư quỹ mở Techcombank”. Nguồn Tài Chính hy vọng bạn có thêm thông tin kiến thức về Chứng chỉ quỹ Techcombank. Hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nếu như bạn có điều gì thắc mắc. 

Chúc bạn luôn may mắn và thành đạt trong cuộc sống!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x