Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm trái phiếu doanh nghiệp

Phạm Thùy Phương 21/07/2022 277 Views

Trái phiếu doanh nghiệp là một loại trái phiếu phổ biến, có lãi suất cao tuy nhiên cũng tồn tại không ít rủi ro. Trái phiếu có kỳ hạn từ 1 năm trở lên, tùy theo từng doanh nghiệp.

Trái phiếu được phân thành nhiều loại, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng. Với những người mới tìm hiểu về thị trường chứng khoán, mọi người thường nghĩ đây là một, tuy nhiên về bản chất thì những loại trái phiếu này có rất nhiều điểm khác nhau.

Trong nội dung bài viết hôm nay, Nguontaichinh.com sẽ chia sẻ đến các bạn thông tin Trái phiếu doanh nghiệp là gì? Đặc điểm trái phiếu doanh nghiệp, cùng tìm hiểu nhé!

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Theo quy định tại khoản 1, điều 4 Nghị định 163/2018/NĐ-CP, trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi và các nghĩa vụ khác (nếu có) của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Bạn hiểu đơn giản trái phiếu doanh nghiệp là do doanh nghiệp, công ty phát hành, doanh nghiệp là người vay tiền, nhà đầu tư là người cho vay. Khi bạn mua trái phiếu của doanh nghiệp thì bạn sẽ trở thành chủ nợ của họ. Khi trái phiếu đáo hạn, doanh nghiệp phải thanh toán cả lãi và tiền gốc theo đúng quy định.

Công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cá nhân nước ngoài đều được phép mua trái phiếu để đầu tư. Nhà đầu tư phải tự đánh giá mức độ rủi ro, hạn chế về giao dịch trái phiếu được đầu tư và phải tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi đầu tư trái phiếu, bạn nên tìm hiểu rõ bản chất, đặc điểm của nó. Dưới đây là một số đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp:

  • Kỳ hạn của trái phiếu doanh nghiệp do nhà phát hành quyết định và nó phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và tình hình thị trường.
  • Số lượng phát hành trái phiếu do doanh nghiệp quyết định phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn và khả năng huy động của thị trường
  • Đồng tiền phát hành trái phiếu, trong nước là Việt Nam đồng (VND), ngoài nước thì đồng tiền phát hành dựa trên quy định của thị trường phát hành. Đồng tiền phát hành sẽ được sử dụng trong thanh toán tiền gốc và lãi suất.
  • Mệnh giá trái phiếu: Thị trường trong nước mệnh giá trái phiếu là 100.000đ hoặc bội số của 100.000đ. Thị trường quốc tế, mệnh giá trái phiếu được thực hiện theo quy định của thị trường phát hành.
  • Hình thức trái phiếu: Được phát hành dưới hình thức bút toán ghi nợ, chứng chỉ hoặc dữ liệu điện tử. Phát hành theo hình thức nào sẽ do doanh nghiệp phát hành quyết định.
  • Lãi suất danh nghĩa trái phiếu: Có thể xác định lãi suất theo lãi suất thả nổi, lãi suất cố định hoặc kết hợp cả hai. Nếu trái phiếu lãi suất thả nổi, doanh nghiệp phải nêu rõ cơ sở tham chiếu để xác định lãi suất và công bố thông tin cho nhà đầu tư về cơ sở tham chiếu được sử dụng. Lãi suất danh nghĩa do doanh nghiệp quyết định phù hợp với tình hình tài chính và khả năng thanh toán nợ. Lãi suất trái phiếu phải tuân thủ quy định về lãi suất của ngân hàng.
  • Loại hình trái phiếu: Trái phiếu không chuyển đổi / Trái phiếu chuyển đổi là trái phiếu có đảm bảo hoặc trái phiếu không đảm bảo, trái phiếu kèm theo chứng quyền hoạch trái phiếu không kèm theo chứng quyền.
  • Quyền lợi của trái chủ: Được thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi khi đáo hạn. Được chuyển nhượng, thừa kế, làm tài sản, cho, tặng, để lại trái phiếu và được sử dụng trái phiếu làm tài sản đảm bảo trong các quan hệ dân sự và quan hệ thương mại.

Đối tượng được phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật về luật doanh nghiệp, công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty cổ phần được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật sẽ có quyền phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Các loại trái phiếu doanh nghiệp
Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, trái phiếu doanh nghiệp có 4 loại chính sau:

  • Trái phiếu doanh nghiệp xanh: Đây là loại trái phiếu được phát hành để đầu tư cho các dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, mang lại lợi ích về môi trường theo các quy định của luật bảo vệ môi trường.
  • Trái phiếu chuyển đổi: Là trái phiếu do công ty cổ phần phát hành. Trái phiếu này cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của công ty phát hành theo các điều kiện, điều khoản được quy định tại phương án phát hành trái phiếu.
  • Trái phiếu có đảm bảo: Là trái phiếu được đảm bảo thanh toán toàn bộ hoặc 1 phần lãi, gốc khi đáo hạn bằng tài sản của công ty phát hành hoặc của bên thứ 3 hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.
  • Trái phiếu kèm chứng quyền: Trái phiếu do công ty cổ phần phát hành có kèm theo chứng quyền. Cho phép bạn được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp theo điều kiện, điều khoản tại phương án phát hành trái phiếu.

Ngoài ra trái phiếu còn được phân chia theo thị trường phát hành như sau:

  • Trái phiếu niêm yết: Là loại trái phiếu đã được đăng ký và lưu ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Nó được giao dịch rộng rãi tại các sàn chứng khoán và giao dịch theo quy định của sở giao dịch chứng khoán niêm yết.
  • Trái phiếu OTC: Trái phiếu phi tập trung, được giao dịch tại thị trường OTC. Giao dịch trái phiếu OTC dựa trên nguyên tắc thuận mua vừa bán giữa các nhà đầu tư.

Lợi ích khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là một trong những kênh đầu tư hấp dẫn dành cho mọi người. Nó có một số lợi ích như sau:

  • Lãi suất cao hơn so với lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng
  • Mức độ rủi ro thấp hơn so với cổ phiếu. Trường hợp công ty phát hành phá sản, bạn cũng được ưu tiên thanh toán trước, sau mới tới cổ đông.
  • Bạn có thể mua bán, chuyển nhượng trái phiếu với mức lãi suất thực nhận trong thời gian đầu tư.
  • Thanh toán lãi suất linh hoạt, có thể thanh toán lãi suất định kỳ để tái đầu tư. 
  • Trường hợp giá trái phiếu tăng, lãi suất có thể được thêm vào giá vốn.

So sánh trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi

So sánh trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi
So sánh trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu và tiền gửi

Các rất nhiều bạn mới tham gia thị trường chứng khoán phân vân giữa đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, tiền gửi ngân hàng. Dưới đây Nguontaichinh.com sẽ lập bảng so sánh giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại hình đầu tư này:

Đặc điểm Trái phiếu doanh nghiệp Cổ phiếu Gửi tiết kiệm
Vai trò nhà đầu tư Trái chủ Cổ đông Người gửi tiết kiệm
Lợi nhuận Lãi suất được biết trước, được quy định theo phương án phát hành trái phiếu Tùy vào sự biến động giá cổ phiếu và tình hình hoạt động kinh doanh của công ty Lãi suất cố định được biết trước
Rủi ro Doanh nghiệp không trả nợ Cổ phiếu mất giá Ngân hàng phá sản
Chuyển nhượng Có thể chuyển nhượng, khả năng chuyển nhượng tùy thuộc vào từng loại trái phiếu Cao Thấp
Kỳ hạn Từ 1 năm trở lên Không có kỳ hạn Dưới 1 năm
Khả năng bảo toàn vốn Trung bình Thấp Cao
Cách rút tiền đầu tư Nhận lãi theo định kỳ, nhận tiền gốc đúng mệnh giá trái phiếu khi đáo hạn Bán lại cổ phiếu Nhận cả gốc và lãi khi đáo hạn
Vấn đề cần quan tâm khi đầu tư Lựa chọn doanh nghiệp phát hành trái phiếu uy tín. Tình hình kinh doanh tốt, có khả năng trả nợ Lựa chọn doanh nghiệp có tiềm năng phát triển tốt Lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất cao, an toàn

Lưu ý khi mua trái phiếu doanh nghiệp

Lưu ý khi mua trái phiếu doanh nghiệp
Lưu ý khi mua trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi quyết định đầu tư mua một loại trái phiếu doanh nghiệp nào đó bạn cần phải lưu ý các vấn đề sau:

  • Lựa chọn công ty phát hành trái phiếu uy tín. Nên ưu tiên lựa chọn các công ty lớn, tài chính bền vững, có uy tín trên thị trường và có khả năng trả nợ.
  • Kiểm tra có điều khoản phát hành như mức lãi suất, kỳ hạn thanh toán, doanh nghiệp có cam kết mua lại trái phiếu không, trái phiếu có tài sản đảm bảo hay không,….

Khi đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Chọn thời điểm mua trái phiếu phù hợp dựa trên chu kỳ chứng khoán. Thời điểm chu kỳ bùng nổ thì nên đầu tư cổ phiếu, chu kỳ chứng khoán suy thoái nên đầu tư trái phiếu.
  • Bước 2: Đánh giá mức độ rủi ro của doanh nghiệp phát hành trái phiếu về vị thế, khả năng tài chính, uy tín,…
  • Bước 3: Xem xét, cân bằng giữa mức độ rủi ro và lãi suất. Tránh đầu tư quá vội vàng vào các trái phiếu có lãi suất cao, vì đây có thể là một cái bẫy của những công ty đang gặp vấn đề về tài chính cần thu hút vốn đầu tư nhanh.
  • Bước 4: Xem xét kỳ hạn của trái phiếu dựa trên nhu cầu đầu tư dài hạn, ngắn hạn cùng mục tiêu đầu tư của bạn.

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là một sự lựa chọn cho các nhà đầu tư để thu về nguồn lãi suất cố định cho mình. Nếu bạn còn băn khoăn việc nên đầu tư trái phiếu doanh nghiệp nào, đầu tư ra sao đừng ngần ngại hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x