Các trader cần phải xác định được đúng xu hướng tiếp theo của giá để có thẻ đưa ra được quyết định đầu tư chính xác. Đường Trendline là một trong những công cụ kỹ thuật phổ biến diễn tả được hướng đi hiện tại của giá. Như vậy thì Trendline là gì? Đường Trendline có những lưu ý nào?
Hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về Trendline qua bài viết “Trendline là gì? Những lưu ý về đường Trendline” trong chuyên mục phân tích kỹ thuật bạn nhé!
Mục lục
Trendline là gì?

Trendline còn được gọi là đường xu hướng, được xác định dựa vào các đáy và đỉnh của giá. Theo đó chúng ta có thể thấy được đường trendline chính là một trong những đường thẳng được nối giữa đáy và đáy, đỉnh và đỉnh.
Mục đích của đường trendline dựa vào giá ở trong quá khứ để có thể xác định được xu hướng của giá trong tương lai. Ngoài ra thì đường trendline cũng đóng một vai trò là đường hỗ trợ và kháng cự, giúp cho nhà đầu tư có thể tìm ra điểm vào lệnh.
Có bao nhiêu loại đường xu hướng?
Có 3 loại trendline như sau:
- Xu hướng tăng khi tạo ra các đáy cao hơn (Uptrend)
- Xu hướng giảm khi tạo ra các đỉnh thấp hơn (Downtrend)
- Xu hướng đi ngang khi mà giá chỉ chạy trong 1 khoảng nhất định (Sideway)
Muốn tạo được 1 đường trendline thì phải nối những điểm lại với nhau. Trong đó thì đỉnh sau phải cao hơn đỉnh trước hoặc đáy sau phải thấp hơn đáy trước thì mới tạo nên được 1 đường trendline có độ dốc. Đó là điểm khác biệt của trendline so với sự hỗ trợ và kháng cự.
Cách xác định đường Trendline

Cách để có thể xác định đường Trendline khá là đơn giản và bạn chỉ cần tìm ra được ít nhất là 2 đỉnh, 2 đáy và nối chúng lại với nhau.
Ví dụ:
- Xu hướng tăng thì chỉ cần chọn ít nhất là 2 đáy rồi nối chúng lại với nhau. Hãy lưu ý rằng đáy sau phải cao hơn đáy trước
- Xu hướng ngang chọn ít nhất là 2 đỉnh hoặc 2 đáy ngang nhau để có thể nối lại.
- Xu hướng giảm cũng tương tự, cần chọn ít nhất là 2 đỉnh trong đó đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước rồi nối lại.
Cách giao dịch với Trendline

Có 3 cách giao dịch với đường xu hướng Trendline:
- Giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng
- Giao dịch theo hướng điều chỉnh
- Giao dịch phá vỡ
Giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng
Khi vẽ 1 đường xu hướng thì chúng ta có thể xác định được và chuẩn bị giao dịch theo sự dịch chuyển của xu hướng.
Khi đường xu hướng đã được xác nhận bởi 3 điểm thì bạn hãy tìm được 1 điểm vào rõ ràng cho lệnh giao dịch của mình.
Giao dịch theo hướng điều chỉnh
Một xu hướng điều chỉnh sẽ là một động thái thường được diễn ra khi mà xu hướng chính được tăng hoặc là giảm đi quá nhiều. Chúng thường sẽ có xu thế đưa giá quay trở lại xu hướng lúc ban đầu.
Và xu hướng điều chỉnh nên nhỏ hơn xu hướng chính. Ngoài ra thì trong hầu hết các trường hợp, giai đoạn điều chỉnh có xu hướng mất nhiều thời gian để hoàn thành khi so với giai đoạn ổn định. Kết quả cho thấy giao dịch theo xu hướng điều chỉnh chắc chắn sẽ rủi ro cao hơn.
Giao dịch theo xu hướng phá vỡ
Cách giao dịch này là cách phổ biến nhất, giao dịch khi xu hướng bị phá vỡ. Nếu như giá đang di chuyển theo một hướng cố định và xuất hiện ở các đỉnh cao hơn và các đáy cao hơn. Thì đây là một xu hướng tăng đang được hình thành.
Mô hình này hoàn toàn có khả năng cao là đảo chiều. Khi điều đó xảy ra thì giá sẽ thay đổi và bắt đầu di chuyển theo hướng ngược lại.
Cách vẽ đường Trendline trên MT4 và Tradingview

Cách vẽ đường Trendline trên MT4
Metatrader 4 (MT4) là một nền tảng giao dịch Forex phổ biến thời nay. Để có thể vẽ đường Trendline thì bạn chỉ cần làm theo các bước sau đây:
- Bước 1: Hãy mở nền tảng giao dịch MT4 và chọn “/” trên thanh menu
- Bước 2: Nhấn giữ chuột trái nối các đỉnh giá lại với nhau tạo thành đường trendline giảm. Nhấp giữ chuột trái nói các đáy giá với nhau tạo thành 1 đường trender tăng.
Cách vẽ đường Trendline trên Tradingview
- Bước 1: Bạn vào Tradingview và nhấn vào 3 sọc ngang bên góc trái phía trên của màn hình
- Bước 2: Nhấn chọn biểu tượng trendline và thực hiện nối những đáy và đỉnh đã chọn ở phía trên.
Những lưu ý về đường xu hướng

- Cần ít nhất là hai đỉnh hoặc đáy để có thể vẽ được 1 đường trendline hợp lệ nhưng cần tối thiểu ít nhất 3 đáy hoặc đỉnh đẻ có thể tạo nên một đường xu hướng.
- Đường xu hướng càng dốc thì độ tin cậy sẽ càng thấp và có khả năng bị phá vỡ càng lớn.
- Giống như những mức hỗ trợ và kháng cự, các đường xu hướng trở nên mạnh hơn khi giá chạm nhiều lần nhưng sẽ không bị phá vỡ.
- Quan trọng nhất là không có một khuôn khổ nào quy định được chính xác cách vẽ đường xu hướng. Có rất nhiều nhà đầu tư vẽ đường xu hướng theo giá đóng nến, nến thấp, giá mở nến, nến cao.
Nguồn Tài Chính hy vọng đã cung cấp và chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất về đường Trendline thông qua bài viết trên. Bạn có thể tham khảo thêm về cổ phiếu, trái phiếu và đầu tư chứng chỉ quỹ nếu như có nhu cầu. Nếu có điều gì thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp cho bạn nhanh nhất có thể nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.