Tìm hiểu mô hình công ty mẹ – công ty con

Phạm Thùy Phương 25/09/2022 436 Views

Mô hình công ty mẹ – công ty con là mô hình tổ chức phổ biến của các khối kinh tế và là hình thức liên kết ngày càng phổ biến trong nền kinh tế thế giới. Như vậy “Mô hình công ty mẹ – công ty con” là như thế nào?

Trong chuyên mục phân tích kỹ thuật của Nguontaichinh.com ngày hôm nay, hãy cùng với chúng mình đi tìm hiểu về mô hình công ty mẹ – công ty con trong bài viết dưới đây nhé!

Mô hình công ty mẹ – công ty con là gì?

Mô hình công ty mẹ - công ty con là gì?
Mô hình công ty mẹ – công ty con là gì?

Công ty mẹ – công ty con là khái niệm đề cập đến một nhóm các công ty có mối quan hệ với nhau về quyền sở hữu, độc lập pháp lý và quyền kiểm soát chung, với một công ty có quyền lực tập trung, có quyền quản trị đối với công ty và các công ty còn lại trong nhóm.

  • Công ty mẹ là một công ty thường hạn chế các hoạt động của mình trong việc sở hữu cổ phần trong các công ty khác và có sự giám sát quản lý đối với các công ty đó. Công ty mẹ cần nắm giữ cổ phần chi phối trong công ty mà nó có cổ phần.
  • Công ty con là công ty trong đó một công ty khác nắm giữ và kiểm soát phần lớn cổ phần của mình hoặc hơn 50% số cổ phần có quyền biểu quyết được nắm giữ bởi một công ty khác.

Đặc điểm mô hình công ty mẹ – công ty con

Đặc điểm mô hình công ty mẹ - công ty con
Đặc điểm mô hình công ty mẹ – công ty con

Xây dựng dựa trên quyền lực chi phối của công ty mẹ đối với công ty con

Mô hình công ty mẹ và con xây dựng dựa trên sự chi phối của công ty mẹ đối với hoạt động của công ty con. Công ty mẹ có quyền chi phối và quản lý hoạt động của công ty con. 

Các công ty con của các tập đoàn tham gia độc lập về mặt pháp lý nhưng bị hạn chế quyền tự chủ trong hoạt động sản xuất, điều hành và hoạt động tài chính.

Các công ty con buộc phải tuân theo các quy tắc nghiêm ngặt, thống nhất trong toàn tập đoàn. Mối quan hệ chi phối được hình thành thông qua những hoạt động cụ thể sau:

Quyền đầu tư

Phần vốn góp của công ty mẹ chiếm tỷ lệ trên vốn điều lệ của công ty con đủ để chi phối hoạt động của công ty con. 

Công ty mẹ về bản chất là cổ đông và thành viên của công ty con, nhưng cổ đông và thành viên có quyền kiểm soát công ty con. Công ty mẹ có thể kiểm soát toàn bộ hoặc một phần hoạt động của công ty con dựa trên phần vốn mà công ty mẹ nắm giữ.

Sự chi phối bằng cách kiểm soát các hoạt động của công ty

Chi phối kiểm soát hoạt động của công ty là hình thức công ty mẹ chỉ định đa số cho ban điều hành của công ty con để kiểm soát hoặc quyết định cách thức hoạt động của công ty con. Người quản lý có thể được bổ nhiệm trực tiếp hoặc gián tiếp từ công ty mẹ vào ban điều hành của công ty con:

-Trường hợp gián tiếp:

Công ty mẹ sẽ sở hữu cổ phần và phần vốn góp của công ty con nhưng mà chưa ở mức độ chi phối. Nhưng sau khi bầu ban điều hành, với số phần vốn góp, số cổ phần đang nắm giữ. Công ty mẹ vẫn cử được đa số các thành viên trong ban điều hành của công ty con.

-Trường hợp trực tiếp:

Công ty con sẽ chấp nhận những điều kiện để có thể trở thành thành viên của tập đoàn, cho phép công ty mẹ bổ nhiệm các chức danh quản lý quan trọng trong công ty. Công ty mẹ sẽ được quyền bổ sung và sửa đổi điều lệ công ty bị chi phối.

Cả công ty mẹ và công ty con đều là pháp nhân

Công ty mẹ và các công ty con là pháp nhân độc lập, bình đẳng trước pháp luật, có tài sản riêng, tự sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh của mình.

Trong trường hợp công ty mẹ hoặc công ty con bị phá sản, các công ty trong nhóm công ty không phải chịu bất kỳ hình thức trách nhiệm liên đới nào.

Về nguyên tắc, công ty mẹ có quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh của công ty con, nhưng không vượt quá phạm vi quyền hạn cho phép. Công ty con có thể tự kinh doanh nhưng phải tuân theo chiến lược kinh doanh chung của công ty tập đoàn. 

Khi công ty mẹ can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kinh doanh, công ty con có thể thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều cấp

Mô hình công ty mẹ – công ty con là mô hình có nhiều cấp. Cấp 1 bao gồm công ty chi phối ban đầu (công ty mẹ) và các công ty bị chi phối (công ty con cấp 1).

Cấp 2 gồm vó công ty chi phối (công ty con cấp 1) cùng với những công ty bị chi phối (công ty con cấp 2).

Số lượng mô hình trong công ty mẹ – công ty con có thể sẽ bị giới hạn để bảo đảm cho khả năng giám sát và quản lý của công ty mẹ.

Mối quan hệ pháp lý của công ty mẹ – công ty con

Mối quan hệ pháp lý của công ty mẹ - công ty con
Mối quan hệ pháp lý của công ty mẹ – công ty con

Cơ sở xác lập mối quan hệ

Mối quan hệ này được thiết lập thông qua sự chi phối của các yếu tố tài sản trên cơ sở nắm giữ vốn. Việc nắm giữ vốn sẽ mang lại cho công ty mẹ những quyền nhất định, nhưng việc nắm giữ này phải đạt một tỷ lệ nhất định mới có thể hình thành quyền chi phối. 

Nói chung, chiếm ưu thế thông qua đầu tư vốn là (1) đầu tư toàn bộ vốn điều lệ vào công ty con hoặc (2) sở hữu trên hoặc dưới 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đủ để ảnh hưởng đến việc ra quyết định quan trọng của công ty. Và các khoản góp vốn cũng ảnh hưởng lẫn nhau thông qua kiến ​​thức kỹ thuật, thương hiệu hoặc thị trường giữa các công ty.

Bản chất mối quan hệ

Bản chất của mối quan hệ công ty mẹ – con nằm ở quyền sở hữu vốn. Điều kiện để nắm giữ vốn là quyền sở hữu phải đạt một tỷ lệ nhất định đủ để tạo thế thống lĩnh. Thay đổi tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ dẫn đến thay đổi quyền sở hữu.

Nội dung mối quan hệ

Quyền sở hữu mang lại cho công ty mẹ quyền chi phối đối với các công ty con và nội dung của ảnh hưởng này thể hiện ở quyền quyết định của công ty mẹ đối với các quyết định quan trọng như cơ cấu tổ chức, quản lý nhân sự chủ chốt, các vấn đề thị trường và chiến lược kinh doanh. 

Mức độ sở hữu vốn của công ty mẹ đối với công ty con quyết định nội dung và mức độ chặt chẽ của mối quan hệ. Nếu công ty mẹ nắm giữ 100% vốn góp của công ty con thì mối quan hệ giữa hai công ty là vô cùng khăng khít, công ty mẹ có quyền quyết định tuyệt đối và cao nhất đối với những vấn đề quan trọng, then chốt của công ty con. 

Đối với các công ty con mà công ty mẹ chỉ nắm cổ phần chi phối trở lên nhưng không đạt đến mức tuyệt đối thì mối quan hệ giữa hai công ty sẽ ít khăng khít hơn, nhưng công ty mẹ vẫn có thể chi phối, kiểm soát và chỉ đạo hoạt động điều hành của mình và công ty con để phát triển theo hướng có lợi cho họ.

Ưu và nhược điểm công ty mẹ công ty con

Ưu và nhược điểm công ty mẹ công ty con
Ưu và nhược điểm công ty mẹ công ty con

Ưu điểm

Một số ưu điểm về công ty con công ty mẹ cụ thể như sau:

  • Là một tổ chức kinh tế năng động: hiệp hội có thể mở rộng từ tổ chức ban đầu sang quy mô đa sở hữu ngày càng lớn hơn, cùng với sự hoạt động đa phương, đa ngành và thậm chí là đa quốc gia.
  • Địa vị pháp lý của công ty mẹ và công ty con là độc lập nên công ty con có thể phát huy tính sáng tạo, tự chủ và tự do quyết định để giải quyết các vấn đề trong công ty nhanh hơn.
  • Nhờ sức mạnh của tập đoàn công ty mẹ, địa vị của công ty con thường được nâng cao khi tham gia vào các quan hệ kinh tế.
  • Mô hình này cho phép các công ty chủ động hơn trong việc thu xếp và cơ cấu lại các khoản đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau bằng cách mua hoặc bán cổ phần của mình tại các công ty con theo chiến lược phát triển của công ty.
  • Chiếm lĩnh, mở rộng và củng cố thị trường để có thêm lợi nhuận.
  • Thông qua mô hình này, doanh nghiệp có thể liên kết với các doanh nghiệp khác để nâng cao năng lực cạnh tranh, gia tăng độc quyền thiểu số, đa dạng hóa rủi ro, phối hợp hoặc chia sẻ nguồn lực, phát huy hết lợi thế của các cổ đông.

Nhược điểm

Mô hình công ty mẹ – công ty con có nhiều ưu điểm như trên. Việc phát triển mô hình này cũng có những hạn chế nhất định như sau:

  • Tập đoàn có thể trở thành nhà đầu tư duy nhất, dễ dẫn đến lũng đoạn thị trường và ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh chung.
  • Do tính độc lập, tự chủ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên các công ty con cạnh tranh lẫn nhau và ảnh hưởng đến lợi ích chung của toàn công ty.
  • Coi trọng hơn nữa hiệu quả sản xuất, vận hành, nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học công nghệ có thể dẫn đến nguy cơ thất nghiệp của công nhân.
  • Các công ty con có thể phụ thuộc vào công ty mẹ và phải vật lộn để đạt được các mục tiêu khác của công ty
  • Do tập trung nhiều vốn và nguồn lực nên dễ dẫn đến tình trạng độc quyền, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Công ty mẹ nắm giữ phần lớn cổ phần của Công ty con nên nếu xảy ra sự cố sẽ khiến Công ty con phá sản, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế.

Qua bài viết trên, Nguồn Tài Chính hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu hơn về mô hình công ty mẹ – công ty con. Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo thêm về các bài viết liên quan đến phân tích kỹ thuật như: Đường neckline, Roi là gì?, Lướt sóng chứng khoán,…Và nếu còn điều gì thắc mắc thì hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp kịp thời bạn nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x