Bạn chưa hiểu về mệnh giá trái phiếu như thế nào? Hay cách tính có dễ dàng không? Đó là tình hình chung của nhiều người khi mới bắt đầu tìm hiểu về kênh đầu tư trái phiếu. Nếu bạn đang gặp những khó khăn đó thì thật may bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đấy.
Một trong những kênh đầu tư an toàn mà được nhiều người quan tâm trong thời gian qua đó là trái phiếu. Vì đây là một trong những sản phẩm giúp các nhà đầu tư kiếm thêm lợi nhuận mà còn giúp các nhà phát hành có thêm vốn để hoạt động kinh doanh hiệu quả nên được coi là sản phẩm quan trọng trên thị trường.
Vậy mệnh giá trái phiếu là một trong những kiến thức cơ bản mà bạn cần phải biết. Cùng với Nguontaichinh.com tìm hiểu ngay những kiến thức bổ ích ở bài viết dưới, xem ngay nhé.
Mục lục
Thông tin về trái phiếu
Trái phiếu được hiểu là một trong những loại chứng nhận nợ của người đang phát hành cổ phiếu với các nhà đầu tư tham gia thị trường. Hoặc hiểu một cách khác là những ai có được trái phiếu sẽ có được một khoản tiền trong một thời gian và lợi tức nhất định.
Chủ thể phát hành và người mua trái phiếu
Các chủ thể phát hành có thể là những doanh nghiệp, chính quyền địa phương, chính phủ. Những người có thể sở hữu là những cá nhân tham gia đầu tư, tổ chức doanh nghiệp hoặc nhà nước.
Thời hạn trái phiếu
Thời gian của trái phiếu tùy vào từng loại, thông thường trái phiếu trung hạn có thời gian là 1-5 năm. Còn dài hạn là 5 năm trở lên.
Một tên khác của mệnh giá trái phiếu mà bạn có thể biết đó là trái phiếu danh nghĩa được hiểu là khi bạn tham gia vào thị trường là giá trị được ghi trên trái phiếu trực tiếp. Giá sẽ không được thay đổi trong thời gian lưu hành.
Lợi tức được xác định bằng số tiền vay trên mỗi trái phiếu mà nhà phát hành sẽ trả cho chủ sở hữu với số tiền được trả khi đến ngày đáo hạn.
Các loại mệnh giá trái phiếu
Sau đây là hai loại mệnh giá mà bạn bắt buộc phải nắm, cùng xem chi tiết bên dưới.
Mệnh giá trái phiếu chính phủ
Thủ tướng chính phủ ra quyết định khi phát hành TPDN về những mục đích như thủy lợi, công trình giao thông được thể hiện như sau:
- Đối tượng: Công dân, tổ chức tại Việt Nam. Những người sống và làm việc ở nước ngoài, đang cư trú ở Việt Nam là người nước ngoài, làm việc ở nước ngoài hoặc trong nước trên lãnh thổ VN.
- Đặc biệt lưu ý: Khi mua TPCP thì các tổ chức không được dùng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.
Mệnh giá trái phiếu được quyết định như sau:
- Trái phiếu khi được phát hành và thanh toán phải bằng tiền Việt Nam. Mệnh giá tối thiểu là 100.000 VND , giá khác cụ thể do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định là bội số của 100.000đ.
- Trái phiếu phát hành và thanh toán bằng ngoại tệ phải do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định theo từng đợt phát hành.
Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp
Những đối tượng sau đây được phép mua trái phiếu doanh nghiệp:
- Những cá nhân, tổ chức tại Việt Nam và cá nhân, tổ chức đang sinh sống và làm việc ở nước ngoài.
- Tổ chức Việt Nam khi mua trái phiếu không dùng kinh phí nhà nước.
Theo quy định TPDN thì mệnh giá tối thiểu là 100.000 VND, ngang bằng với TPCP.
Cách tính mệnh giá trái phiếu
- Thứ nhất: Mệnh giá trái phiếu của đợt phát hành được xác định theo cấp vốn của công ty. ( F: Giá trị mệnh giá )
- Thứ hai: Tính lãi suất coupon ( C: Ký hiệu lãi suất trái phiếu coupon )
- Thứ ba: Tính tổng số ngày cho đến khi đáo hạn
- Thứ tư: Lợi suất đáo hạn được dựa trên lợi nhuận của thị trường hiện tại là tỷ lệ chiết khấu từ khoản đầu tư. ( r: Lợi suất đáo hạn (YTM) )
- Thứ năm: Giá trị hiện tại của phiếu coupon có khoản thanh toán lần nhất, lần hai,… cùng với GTHT của mệnh giá sẽ đổi sau n giai đoạn.
- Thứ sáu: Cộng lại các khoản thanh toán và mệnh giá theo giá trị hiện tại sẽ ra mệnh giá trái phiếu.
Kết luận
Cuối cùng bạn đã hiểu được mệnh giá trái phiếu là gì, gồm mấy loại cũng như Nguontaichinh.com đã minh họa cách tính ra làm sao. Hy vọng qua bài viết này bạn có thể biết thêm về kiến thức mới, liên hệ mình nếu muốn có những thắc mắc dành riêng chi mình nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.