Chỉ số Ebit là gì? Công thức tính chỉ số Ebit

Phạm Thùy Phương 23/07/2022 239 Views

Một trong những thuật ngữ được sử dụng phổ biến rộng rãi trong kinh doanh chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe quá đó chính là Ebit. Khi hiểu được giá trị của Ebit thì nó sẽ giúp cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể đánh giá và nhìn nhận khách quan hơn tình hình tài chính. Như vậy, chỉ số Ebit là gì? bạn đã biết và có đang thắc mắc về nó?

Nguontaichinh.com, hôm nay sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về kiến thức này thông qua bài viết “Chỉ số Ebit là gì? Công thức tính chỉ số Ebit” nhé!

Ebit là gì?

Ebit là gì?
Ebit là gì?

Earnings Before Interest and Taxes được viết tắt là Ebit. Nó có nghĩa là lợi nhuận trước lãi vay và thuế. Hay còn được gọi là lợi nhuận ở trước thuế được thể hiện thông qua lợi nhuận kiếm được từ hoạt động kinh doanh. 

Ebit là tất cả những lợi nhuận mà trước khi tính vào các khoản thuế thu nhập + thanh toán tiền lãi.

Khái niệm

Ebit (Earnings Before Interest and Taxes) là lợi nhuận trước lãi vay và thuế và được thể hiện bằng lợi nhuận kiếm được từ việc hoạt động kinh doanh. 

Ebit có vai trò là loại bỏ sự khác nhau giữa cấu trúc vốn và tỷ suất thuế giữa các doanh nghiệp khác nhau.

Interest – I là lãi vay và liên quan trực tiếp đến nợ vay. Nó được hiểu là ảnh hưởng đến cấu trúc vốn.

Taxes – T liên quan tới thuế, hiểu là doanh nghiệp đó có nhận được ưu đãi về thuế hay không.

Cho nên, hệ số Ebit này loại bỏ đi được 2 yếu tố lãi vay và thuế. Từ đó sẽ giúp làm rõ được khả năng tạo lợi nhuận của công ty, sự so sánh giữa các công ty cùng lĩnh vực cũng trở nên dễ dàng hơn.

Cách tính chỉ số Ebit

Có 3 cách tính sau đây:

  • Ebit = Thu nhập – Chi phí hoạt động
  • Ebit = Thu nhập sau thuế + Lãi vay + Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • Ebit = Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay

Ví dụ thực tiễn

Ví dụ: Công ty B đang tính dự định vào một dự án nào đó. Thì báo cáo thu nhập của họ vào năm trước đó thể hiện như sau:

-Giá vốn hàng bán: 3 triệu USD

-Lợi nhuận gộp: 7 triệu USD

-Chi phí hoạt động gồm có: Chi phí bán hàng + quản lý + chung: 2 triệu USD

-Doanh thu: 10 triệu USD

Từ những số liệu trên ta có thể tính Ebit:

  • Giá trị Ebit =10 triệu USD – 3 triệu USD – 2 triệu USD = 5 triệu USD.

Ta có được lợi nhuận trước thuế của dự án này là 5 triệu USD. 

Ý nghĩa chỉ số Ebit

Ebit có ý nghĩa như sau:

  • Giúp cho nhà đầu tư có so sánh được 2 công ty cùng lĩnh vực có mức thuế khác nhau
  • Giúp ích cho các công ty trong quá trình phân tích sự thâm dụng vốn. Còn giúp cho các nhà đầu tư đánh giá về hiệu suất hoạt động cũng như là tiềm năng thu thập khi đã loại bỏ được nợ và lãi vay.
  • Ebit và thuế sẽ giúp cho các nhà đầu tư so sánh những tình huống khác nhau cùng lúc nhiều công ty. Ví dụ như muốn đầu tư cổ phiếu của công ty nào đó, họ sẽ xác định lợi nhuận mà công ty không phải đóng thuế. Sau đó sẽ phân tích theo trường hợp nếu đã được giảm thuế doanh nghiệp ở Mỹ thì thu nhập hay lợi nhuận ròng sẽ tăng theo.
  • Xác định được công ty có khả năng tạo ra thu nhập như thế nào, có đủ để xin lời không, đủ khả năng để trả nợ hay có thể tài trợ cho các hoạt động đang diễn ra.

Ebit Margin là gì?

Ebit Margin là gì?
Ebit Margin là gì?

Chỉ số Ebit margin thể hiện được hiệu quả quản lý đối với tất cả các chi phí hoạt động bao gồm cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý của doanh nghiệp hay giá vốn hàng hoá. 

Khái niệm

Ebit Margin là hệ số biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Nó thể hiện hiệu quả quản lý tất cả các chi phí hoạt động bao gồm có giá vốn, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Công thức tính Ebit Margin

  • Ebit margin = Ebit/Doanh thu thuần

Ví dụ

Ví dụ: Công ty A có: 

Ebit = 9.767 tỷ đồng

Lợi nhuận thuần của công ty đó là 46.161 tỷ đồng

Chỉ số Ebit Margin = 9.767 tỷ đồng/46.161 tỷ đồng = 0.21

Tỷ số khả năng trả lãi là gì?

Tỷ số khả năng trả lãi là gì?
Tỷ số khả năng trả lãi là gì?

Tỷ số khả năng trả lãi được biết đến là một chỉ số sử dụng để đo lường khả năng sử dụng lợi nhuận thu được từ quá trình kinh doanh. Để mà trả lãi cho những khoản vay của một doanh nghiệp.

Công thức

  • Tỷ số khả năng trả lãi = Ebit/Chi phí lãi vay

Ví dụ

Ví dụ:

Chỉ số Ebit = 9.767 tỷ đồng

Chi phí lãi vay (I) = 479 tỷ đồng

=> Tỷ số khả năng trả lãi : Ebit/I = 9.767/479 = 20.4

Ý nghĩa

  • Nếu như tỷ số trả lãi trên > 1 thì đồng nghĩa với công ty hoàn toàn có khả năng trả lãi vay.
  • Nếu tỷ số khả năng trả lãi < 1 thì đồng nghĩa rằng công ty đó khi vay quá nhiều hay là việc kinh doanh không được hiệu quả.
  • Tỷ số khả năng trả lãi chỉ có thể cho biết được khả năng trả cả phần gốc lẫn phần lãi hay không thôi.
  • Bạn khỏi phải tính chỉ số về khả năng trả lãi đối với công ty không vay nợ ta. Chon nên là kết quả tính được sẽ vô cùng lớn luôn.

So sánh Ebit và Ebitda

So sánh Ebit và Ebitda
So sánh Ebit và Ebitda
Ebit Ebitda
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế Chỉ số lợi nhuận trước lãi vay, khấu hao và thuế
Bao gồm có doanh thu trừ đi chi phí, lãi vay và thuế thu nhập cá nhân, ngoại trừ chi phí khấu hao. Gồm có doanh thu trừ đi chi phí, ngoại trừ chi phí lãi vay, thuế thu nhập của doanh nghiệp. Chính vì điều đó, cho nên nó là thước đo cho lợi nhuận của công ty.
Có công thức tính:

  • Ebit = Lợi nhuận trước thuế + chi phí lãi vay
Có công thức tính: 

  • Ebitda = Lợi nhuận sau thuế + Thuế + Khấu hao + Lãi vay
  • Ebitda = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + lãi vay
  • Ebitda = Ebit + Khấu hao

Mối quan hệ giữa chỉ số Ebit và EPS

Mối quan hệ giữa chỉ số Ebit và EPS
Mối quan hệ giữa chỉ số Ebit và EPS

EPS= (Ebit – i) x (1 – t) x PD/NS

Trong đó: 

  • I là lãi phải trả hàng năm
  • t là thuế suất thuế thu nhập công ty
  • PD cổ tức phải trả cho cổ phần ưu đãi
  • NS là số lượng cổ phiếu thường

Ebit = (EPS x Số cổ phần phổ thông xuất sắc) + Cổ tức ưu đãi Cổ phần/(1 – thuế suất) + Lợi tức nợ nần

Để kiểm tra tác động của đòn bẩy tài chính thì chúng ta cần phải phân tích mối quan hệ giữa Ebit và EPS.

Ở trên thực tế thì điều này yêu cầu việc so sánh các phương pháp tài chính thay thế khác nhau theo các giả định khác nhau và liên quan đến Thu nhập trước lãi suất và thuế.

Đòn bẩy tài chính hay giao dịch trên vốn chủ sở hữu phát sinh khi tài sản cố định được tài trợ từ vốn nợ và bao gồm có cả cổ phiếu ưu đãi. Khi trả lại một khoản lãi lớn hơn chi phí của vốn nợ, phần vượt quá sẽ làm tăng EPS và tương tự cũng được áp dụng trong trường hợp vốn cổ phần ưu đãi.

Hiệu quả của đòn bẩy tài chính trong lúc lập kế hoạch cấu trúc vốn của một công ty thì EPS sẽ được xem xét thích hợp. 

Để tăng quỹ cổ đông thì một công ty có thể sử dụng mức Ebit hiệu quả cao của mình thay vì mức độ đòn bẩy tài chính cao.

Nguồn Tài Chính hy vọng đã đem đến cho các bạn những kiến thức bổ ích cũng như những thông tin mà bạn muốn biết. Ngoài ra, nếu bạn đang có ý muốn đầu tư trái phiếu,… thì có thể liên hệ cho chúng tôi nếu như bạn đang thắc mắc vấn đề gì đó. 

Cảm ơn bạn độc đã dành vài phút để đọc bài viết của chúng tôi. Chúc bạn một ngày tràn đầy năng lượng nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x