Định giá trái phiếu là việc làm rất cần thiết khi nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường chứng khoán. Định giá trái phiếu giúp nhà đầu tư xác định tốt việc mua/bán trái phiếu đúng thời điểm giúp thu lại lợi nhuận cao nhất.
Vậy công thức tính giá trái phiếu là gì? Cách định giá như thế nào? Nguontaichinh.com sẽ giải đáp chi tiết vấn đề định giá trái phiếu ở bài viết này. Cùng tham khảo nhé!
Mục lục
Giá trị của trái phiếu
Trước khi đi vào công thức tính giá trái phiếu, mời các bạn cùng tìm hiểu về một số giá trị của trái phiếu, cụ thể như sau:
- Giá trị sổ sách (giá trị kế toán): Là giá trị của tài sản được thể hiện trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp, thể hiện được chi phí của tài sản đó. Giá trị sổ sách của trái phiếu là giá của trái phiếu khi được phát hành bán ra công chúng lần đầu tiên, tức là mệnh giá trái phiếu.
- Giá trị thị trường (thị giá): Đây là giá của trái phiếu được mua/bán trên thị trường sau lần phát hành đầu tiên, thị giá được quyết định bởi quan hệ cung – cầu.
- Giá trị nội tại (giá trị thực, giá trị kinh tế): Đây là mức giá mà nhà đầu tư cho rằng hợp lý nhất đối với trái phiếu ở thời điểm hiện tại và dựa vào đó họ sẽ so sánh với giá thị trường và đưa ra quyết định mua/bán trái phiếu. Nếu giá trị thực > giá trị thị trường, nghĩa là trái phiếu đang bị định giá thấp, nó có thể tăng trong tương lai, lúc này nhà đầu tư sẽ mua trái phiếu vào. Nếu giá trị thực < giá trị thị trường, nghĩa là thị trường đang định giá trái phiếu cao hơn giá trị thực, giá trái phiếu có thể giảm trong tương lai, họ sẽ quyết định bán ra. Nếu giá trị thực = giá trị thị trường nghĩa là thị trường đang phản ánh đúng giá trị của trái phiếu, việc mua/bán trái phiếu phục thuộc vào nhu cầu và nhận định riêng của nhà đầu tư.
Định giá trái phiếu là việc nhà đầu tư đi tìm giá trị thực của trái phiếu. Giá trị thực của trái phiếu sẽ được đánh giá khách quan bởi người định giá, nhà đầu tư khi đặt trái phiếu trong những điều kiện cụ thể như mức độ rủi ro, sự phát triển của doanh nghiệp, quan điểm của người định giá,…
Định giá trái phiếu là gì?
Định giá trái phiếu là việc xác định giá trị kinh tế (giá trị thực) của trái phiếu. Giá trị thực trái phiếu sẽ bằng giá trị hiện tại của dòng tiền được kỳ vọng nhận được trong tương lai và được chiết khấu theo một lãi suất hợp lý.
Lãi suất chiết khấu khi định giá trái phiếu là mức lãi suất thị trường của trái phiếu đó, nó là lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư. Lãi suất chiết khấu thường tính theo lãi suất trái phiếu chính phủ cùng kỳ hạn và thời điểm đáo hạn cộng với phần đền bù rủi ro.
Công thức tính giá trái phiếu
Công thức tính giá trái phiếu như sau:
Trong đó:
- I: là trái tức định kỳ, I = i x MV
- i: Lãi suất trái phiếu
- MV: Mệnh giá của trái phiếu
- k: Lãi suất chiết khấu (lãi suất yêu cầu)
- n: Số năm từ thời điểm đang xét cho đến khi đáo hạn.
- Giá trị trái phiếu sẽ bằng tổng giá trị hiện tại của các dòng tiền nhận được trong tương lai.
Giải thích công thức
Giá trị trái phiếu bằng với giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai. Câu hỏi đặt ra cho nhà đầu tư là cách xác định giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai như thế nào?.
Giá trị hiện tại là giá trị tại thời điểm hiện tại của dòng tiền. Giá trị tương lai sau n năm của số tiền A ở thời điểm hiện tại là A(1+r), r là lãi suất thị trường.
Ví dụ: Bạn đầu tư 50$ vào ngân hàng với lãi suất cố định là 10%/năm.
- Sau 1 năm, số tiền mà bạn nhận được sẽ bằng tiền gốc cộng tiền lãi = 50 + 50×0.1 = 50 (1+0.1) 55$.
- Sau 2 năm, số tiền bạn nhận được = 55 + 55×0.1 = 50(1+0.1) + 50(1+0.1)x0.1 = 50(1+0.1)(1+0.1)=50(1+0.1)2$
- Tương tự công thức trên, sau n năm, số tiền gửi bạn nhận được là 50(1+0.1)xn$.
Như vậy giá trị tương lai của 50$ bạn đã đầu tư sau 1 năm là 50(1+0.1)$ , sau 2 năm là 50(1+0.1)2$ và sau n năm là 50(1+0.1)n$. Hiện giá của 50(1+0.1)$ ở năm thứ nhất là 50$ = [50(1+0.1)]/(1+0.1), hiện giá của 50(1+0.1)n$ ở năm thứ n là 50$=[50(1+0.1)n]/(1+0.1)n.
Kết luận:
- Giá trị tương lai sau n năm của khoản tiền A ở thời điểm hiện tại là A(1+r)n.
- Hiện giá của A ở năm thứ n là A/(1+r)n hay A(1+r)-n
Như vậy dòng tiền của trái phiếu như sau:
- Hiện giá của dòng tiền năm thứ nhất là I/(1+k)
- Hiện giá dòng tiền năm thứ 2 là I/(1+k)2
- Hiện giá dòng tiền ở năm thứ n là I/(1+k)n + MV/(1+k)n
Từ đó có thể suy ra công thức tính giá trái phiếu như sau:
Cách định giá trái phiếu
Hiện nay có rất nhiều cách định giá trái phiếu, dưới đây Nguontaichinh.com sẽ giới thiệu định giá trái phiếu phổ biến nhất.
Định giá trái phiếu có kỳ hạn và lợi tức cố định
Công thức định giá trái phiếu có kỳ hạn và lợi tức cố định (trái phiếu coupon) được lấy theo công thức ở mục Công thức tính giá trái phiếu.
Ví dụ cụ thể như sau: Bạn mua trái phiếu có thời gian đáo hạn là 10 năm, mệnh giá là 100.000đ, lãi suất trái phiếu 10.5%, định giá trái phiếu tại thời điểm phát hành, lãi suất yêu cầu là 12%. Như vậy giá trái phiếu bằng:
Định giá trái phiếu có kỳ hạn và không hưởng lợi tức định kỳ
Trái phiếu có kỳ hạn và không hưởng lợi tức định kỳ là trái phiếu không được trả lợi tức định kỳ nhưng nhà đầu tư sẽ được mua trái phiếu với giá thấp hơn mệnh giá phát hành. Lãi suất trái phiếu bằng 0, các khoản lợi tức I = 0.
Như vậy giá trái phiếu
Tức là hiện giá của mệnh giá của trái phiếu khi đáo hạn
Ví dụ bạn sở hữu 1 trái phiếu zero-coupon, kỳ hạn 10 năm, mệnh giá là 100.000đ, định giá tại thời điểm phát hành trái phiếu với lãi suất 8% bằng: PV= 100.000(1+0.08)^10= 46,319đ
Định giá trái phiếu trả lãi theo định kỳ nửa năm
Trái phiếu trả lãi theo định kỳ nửa năm thì giá trị công thức sẽ có một số thay đổi như sau:
- Lãi tức nhận hàng kỳ = I/2
- Lãi suất yêu cầu = k/2
- Tổng số kỳ là 2n
Công thức định giá trái phiếu trả lãi định kỳ nửa năm như sau:
Định giá trái phiếu có lãi suất thả nổi
Trái phiếu lãi suất thả nổi là loại trái phiếu mà nhà đầu tư sẽ nhận khoản trái tức khác nhau ở các kỳ, trái tức phụ thuộc vào lãi suất thị trường.
Lãi suất trái phiếu thả nổi = Lãi suất thị trường + mức chênh lệch lãi suất cố định
Lãi suất thả nổi không áp dụng công thức chung. Giá trái phiếu bằng hiện giá dòng tiền sẽ nhận được trong tương lai. Đối với trái phiếu lãi suất thả nổi, nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu ngay từ lúc phát hành đến thời gian đáo hạn sẽ nhận được 2 dòng tiền gồm:
- Dòng tiền lãi tức trả theo lãi suất thị trường và mệnh giá khi đáo hạn.. Là dòng tiền tương lai của trái phiếu và chúng được tính theo lãi suất thị trường. Đồng nghĩa với việc giá hiện tại của dòng tiền này là giá trị thị trường của trái phiếu tại thời điểm phát hành.
- Dòng tiền từ các khoản tiền phụ trội từ khoản chênh lệch lãi suất cố định.
Chúng ta định giá trái phiếu thả nổi bằng công thức sau:
PV = Mệnh giá + hiện giá dòng tiền phụ trội
Giả sử PT là phần phụ trội của trái phiếu thì PT = MV x lãi suất chênh lệch cố định
Mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lãi suất chiết khấu
Giá trái phiếu và lãi suất chiết khấu có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với nhau. Nghĩa là khi lãi suất chiết khấu tăng thì giá trái phiếu giảm. Ngược lại khi lãi suất chiết khấu giảm thì giá trái phiếu tăng. Trường hợp lãi suất chiết khấu bằng với lãi suất trái phiếu thì giá trái phiếu bằng với mệnh giá trái phiếu.
Ví dụ: Bạn sở hữu trái phiếu kỳ hạn đáo hạn là 10 năm, mệnh giá là 100.000đ, lãi suất là 10.5%, trả lãi định kỳ hằng năm. Giả sử định giá trái phiếu tại thời điểm phát hành với lãi suất yêu cầu là 12%, 10.5% và 10% thì:
- Áp dụng công thức định giá khi lãi suất 12% thì giá trái phiếu = 91.525đ.
- Lãi suất 10.5% thì giá trái phiếu = 100.000đ
- Lãi suất 10% thì giá trái phiếu = 103.072đ.
Giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đến ngày đáo hạn
Một đặc điểm nữa của trái phiếu mà nhà đầu tư nên quan tâm là giá trái phiếu phụ thuộc vào thời gian đến ngày đáo hạn. Thường thời gian đến ngày đáo hạn càng gần thì giá trái phiếu sẽ gần đến mệnh giá phát hành. Tại ngày đáo hạn trái phiếu thì giá trái phiếu sẽ bằng với mệnh giá.
Tiếp tục sử dụng ví dụ trên, với lãi suất chiết khấu là 12% và chúng ta sẽ cùng tiến hành định giá sau 2 năm, 5 năm và tại thời điểm trái phiếu đáo hạn. Áp dụng công thức định giá ở trên tai có
- Định giá trái phiếu sau 2 năm, thời gian đến ngày đáo hạn là còn 10 năm, n=8. Như vậy giá trái phiếu = 92.549đ
- Giá trái phiếu sau 5 năm, thời gian đến ngày đáo hạn là 5 năm, n = 5, vậy giá trái phiếu = 94.593đ.
- Trái phiếu đến ngày đáo hạn, n = 0, giá trái phiếu = mệnh giá = 100.000đ
Trên đây Nguontaichinh.com đã chia sẻ đến các bạn thông tin về cách định giá trái phiếu. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ tính giá trái phiếu chính xác, đưa ra quyết định mua/bán trái phiếu phù hợp, thu lợi nhuận cao nhất. Hãy liên hệ chúng tôi nếu bạn có thắc mắc cần hỗ trợ giải đáp nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.