Để có được sự thành công trong đầu tư đòi hỏi các nhà đầu tư phải có sự tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ lưỡng. Bên cạnh kế hoạch đã đề ra sẵn để áp dụng khi đầu tư thì các nhà đầu tư cũng cần phải có chiến lược rút lui (Exit Strategy) để sử dụng khi cần.
Vậy Exit Strategy là gì và tại sao lại cần xây dựng chiến lược rút lui khi đầu tư? Để trả lời thật chính xác những câu hỏi các bạn hãy cùng Nguontaichinh.com đi vào tìm hiểu từ đó áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả nhất.
Mục lục
Exit Strategy là gì?
Exit Strategy hay còn được hiểu là chiến lược rút lui hay kế hoạch dự phòng mà nhà đầu tư, người giao dịch, các quỹ đầu tư đã lập sẵn từ trước để ứng phó khi việc đầu tư gặp thất bại. Việc áp dụng chiến lược rút lui để các nhà đầu tư thoát khỏi một khoản đầu tư không sinh lời hay khép lại một thương vụ kinh doanh không tốt. Mục đích chính của chiến lược này chính là hạn chế các khoản lỗ càng ít càng tốt.
Bên cạnh đó chiến lược rút lui còn được áp dụng với một thương vụ kinh doanh hay đầu tư mạo hiểm đã đạt đến khoản lợi nhuận như mong muốn. Những nguyên nhân khác để sử dụng chiến lược rút lui là khi thị trường có sự thay đổi lớn hoặc những việc ngoài ý muốn, các lý do liên quan đến pháp lý như quy hoạch đô thị, kiện tụng hoặc ly hôn hay chỉ đơn giản là người sở hữu hoặc chủ đầu tư không muốn tiếp tục nữa và rút tiền ra.
Tại sao cần xây dựng chiến lược Exit Strategy?
Có rất nhiều nguyên nhân để bạn thiết lập chiến lược rút lui, sau đây là một số lý do phổ biến nhất:
- Nghỉ hưu
- Sức khỏe có vấn đề
- Cải thiện sở thích
- Nhận được một lời đề nghị khác
- Dự án mới
- Cần thêm tiền
- Muốn dành nhiều thời gian cho công việc khác.
Các bước xây dựng chiến lược rút lui
Việc có một kế hoạch dự phòng đối với một nhà đầu tư là việc không thể không có. Dưới đây chúng mình sẽ hướng dẫn mọi người các bước cơ bản để xây dựng chiến lược rút lui.
Bước 1 Đặt mục đích
Chắc chắn việc đầu tiên phải là đặt mục đích cho chính bạn và doanh nghiệp của bạn. Thông thường các chiến lược sẽ khác nhau và chúng sẽ có những ưu và nhược điểm riêng.
Một số kế hoạch sẽ giúp bạn giữ lại cổ phần tài chính hoặc mức độ tham gia khác nhau trong doanh nghiệp, đó có thể là trong vai trò cố vấn hoặc thường ngày. Và vai trò đó có thể giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại lâu hơn so với lúc ban đầu, trong khi những vai trò khác đủ sức để làm cho doanh nghiệp bị sụp đổ.
- Chính vì vậy bạn phải tự hỏi điều gì là cần thiết với bản thân.
- Bạn có thật sự muốn tiếp tục công việc hay nghỉ ngơi?
- Bạn có muốn tiếp tục nắm quyền làm chủ, chỉ định phương hướng, tương lai hay muốn chuyển cho chủ sở hữu mới quyền tự do hành động.
- Đối với bạn điều gì là cần thiết để tối đa hóa quyền lợi tài chính của bạn hay rút lui khỏi công ty với một phương án hiệu quả.
Với những câu hỏi như vậy bạn cần phải dành thời gian suy nghĩ về câu trả lời, đây không phải là điều mà bạn có thể quyết định một sớm một chiều. Chính quyết định của bạn cũng sẽ tác động đến mọi người, vì vậy hãy hỏi các thành viên trong gia đình, đối tác kinh doanh hoặc nhân sự của bạn trước khi đưa ra quyết định.
Nếu bàn bạc với các nhân sự bạn cần phải chú ý đến việc dẫn dắt chủ đề, để họ không bị lo lắng, hoảng sợ và đảm bảo hoàn thành công việc. Sau khi đã dẫn dắt họ vào đúng chủ đề cần bàn thì việc đó sẽ giúp bạn có ý tưởng và để họ tham gia vào những quyết định quan trọng trong tương lai của công ty thay vì giữ kín chúng.
Bước 2 Chọn lựa chọn tốt nhất
Những lựa chọn được xem là tốt nhất mà bạn có thể tham khảo:
- Chuyển nhượng đến các thành viên của gia đình.
- Bán cho một doanh nghiệp khác ngành
- Đội ngũ quản lý của bạn mua lại công ty.
- Cho nhân viên tập trung nguồn vốn và mua lại công ty.
- Bán cổ phần của bạn cho một cộng sự kinh doanh hay một nhà đầu tư khác.
- Mời gọi đầu tư từ một doanh nghiệp có cổ phần tư nhân.
- Giữ cổ phiếu IPO.
- Không có khó khăn chỉ cần phá sản và bán tài sản.
Bước 3 Lập chiến lược rút lui hoàn hảo
Sau khi đã có mục đích và những sự lựa chọn phù hợp bạn cần thực hiện một kế hoạch chi tiết nhất.
Lưu ý khi lập chiến lược rút lui
Thẩm định giá công ty
Đầu tiên bạn cần phải thẩm định giá công ty. Việc này hết sức quan trọng trong kinh doanh và nó cũng có liên quan đến những trường hợp khác. Kể cả khi bạn chuyển nó cho người khác có thể là thành viên trong gia đình, cộng sự kinh doanh thì bạn cũng cần phải biết giá trị của công ty là bao nhiêu để tính toán thuế, cổ phần của bạn có giá trị là bao nhiêu,..
Lập plan các bước sơ bộ
Sau đó bạn cần phải lập kế hoạch từ các bước sơ bộ, việc này sẽ giúp bạn đoán trước được việc gì sắp sửa xảy ra. Nếu bạn chưa biết các bước này như thế nào thì hãy tham khảo cách bố trí các sổ sách kế toán của công ty theo tứ tự. Ngoài ra bạn cũng nên chuẩn bị một số công việc để chuyển quyền sở hữu chẳng hạn như:
- Tối giản hóa quy trình
- Bán cho các doanh nghiệp không phải là cốt lõi.
- Thu các khoản cần phải thu.
- Chi trả nợ
- Loại bỏ những vướng mắc liên quan đến tài chính của bạn và công ty.
- Thuê các chuyên gia để xử lý việc rời khỏi doanh nghiệp.
Lập kế hoạch kế nhiệm
Điều tiếp theo mà bạn cần làm đó là lập kế hoạch kế nhiệm, điều này sẽ lý giải việc gì sẽ xảy ra trong trường hợp thay đổi quyền sở hữu. Có thể hiểu là nếu bạn rời công ty ai sẽ tiếp nhận công việc đang dang dở của bạn. Hoặc nếu bạn có kế hoạch tham gia vào công ty thì mối liên kết này sẽ như thế nào và công việc việc đó sẽ ra sao.
Thành lập đội ngũ
Chắc chắn việc rút lui khỏi công ty là một sự kiện lớn và sẽ đặc biệt hơn nữa nếu công ty đang gặp khó khăn bởi quá trình này khá phức tạp. Sẽ có những ảnh hưởng về thuế với bạn và công ty.
Nếu bạn muốn cho một doanh nghiệp không cùng ngành, bạn cần sự hỗ trợ trong việc tìm khách hàng, sử dụng sổ kế toán, tìm kiếm người để kiểm tra những sổ sách quan trọng, thông báo cho cơ quan chức năng,..
Tóm lại ở mức tối thiểu bạn cần sử dụng các dịch vụ kế toán hay mời luật sư. Hoặc bạn muốn làm một thứ gì đó chẳng hạn như mua cổ phần tư nhân hoặc bán trong ngành thì bạn có thể thuê nhà môi giới hoặc liên hệ với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm để sắp xếp những việc này.
Nếu bạn đang lên cho mình một kế hoạch dài hơi thì bạn không cần phải thuê những người này ngay. Tuy nhiên việc này lại giúp bạn sử dụng một số kiến thức và tìm những ứng viên có đủ khả năng vì vậy không cần phải làm ngay từ đầu chỉ tiến hành làm khi bạn áp dụng chiến lược rút lui vào thực tế.
Cân nhắc tài chính một mình
Có một chiến lược rút lui có thể là quyết định của doanh nghiệp nhưng đó cũng là quyết định của một cá nhân. Việc cân nhắc tài chính một mình sẽ giúp bạn đến một chương mới trong cuộc đời dù là nghỉ hưu hay là công việc kinh doanh mới. Vì vậy bạn cần phải tự lập kế hoạch tài chính cá nhân để đảm bảo mọi thứ đã sẵn sàng.
Trường hợp bạn nghỉ hưu việc cắt giảm bao nhiêu là đủ? Số liệu từ một cuộc khảo sát có gần 70% số người cho rằng không tiết kiệm cho việc nghỉ hưu. Nếu doanh nghiệp đang trên đà phát triển bạn có thể dùng số tiền thu được từ việc bán chứng khoán để dành cho việc nghỉ hưu.
Tuy nhiên trường hợp tệ nhất là những năm xấu có ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế và giá trị của doanh nghiệp bắt đầu tuột dốc hoặc gặp khó khăn trong việc tìm khách hàng. Lúc này bạn nên lên một kế hoạch dự phòng cụ thể.
Áp dụng tương tự chiến lược rút lui với các dự án mới đòi hỏi nhiều về tiền bạc. Thực hiện một số công việc được yêu cầu, bạn nên chuyển một phần doanh thu mỗi tháng vào một tài khoản tiết kiệm để đạt được mục đích của bản thân.
Sau đã tìm hiểu Exit Strategy là gì cùng với những lý do mà các nhà đầu tư xây dựng chiến lược rút lui. Hy vọng với những kiến thức, các bước để xây dựng kế hoạch dự phòng sẽ giúp các bạn có được an toàn hơn khi đầu tư. Để tìm hiểu thêm những kiến thức về kinh tế các bạn có thể ghé đọc những bài viết trên Nguontaichinh.com. Nếu các bạn có thắc mắc gì hay cần được tư vấn hãy liên hệ với chúng mình nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.