Trong một sự kiện gần đây trang mạng xã hội Facebook đã chính thức đổi tên thành Meta. Việc này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt đối với khái niệm Metaverse. Có thể nói Metaverse đã và đang tạo ra bước ngoặt khi ứng dụng AI để tạo thế giới ảo nơi mà con người có thể giao tiếp và tương tác như thế giới thật.
Metaverse là gì? Metaverse có ứng dụng gì trong cuộc sống của chúng ta? Để hiểu rõ hơn hãy cùng Nguontaichinh.com tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
Mục lục
Metaverse là gì?
Định nghĩa Metaverse
Metaverse hay còn được gọi là vũ trụ ảo là một không gian kỹ thuật số được tạo ra bởi Internet và ứng dụng các công nghệ như thực tế tăng cường (AR), thực tế ảo (Virtual Reality – VR),…Nhờ vậy mà Metaverse cho phép người dùng có thể tương tác và có trải nghiệm thực thế như ngoài đời.
Khi Metaverse phát triển nó sẽ tạo ra một không gian trực tuyến tương tác trực tuyến đa chiều cho người dùng, điều mà chưa có công nghệ hiện đại làm được ở thời điểm này. Thay vì chỉ đơn giản là xem các nội dung kỹ thuật số, người dùng trong Metaverse có thể khám phá không gian đa chiều của thế giới kỹ thuật số ảo.
Sự kiện bùng nổ Metaverse
Có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua khái niệm trí tuệ nhân tạo – AI hay thực tế ảo (VR). Tuy nhiên đối với nhiều người thì công nghệ này nó vẫn còn khá xa lạ. Vào tháng 10 năm 2021, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra, trang mạng xã hội Facebook đã đưa ra thông báo về việc đổi tên và đưa chiến lược phát triển mới tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới.
Cụ thể trong hội nghị Connect 2021 của Facebook vào tháng 10, ông Mark Zuckerberg đã công bố là sẽ đổi tên thành Meta. Trang web mới này được đặt tên là “một công ty công nghệ xã hội”.
Facebook đã có phát ngôn cực kỳ chắc chắn rằng “Với Metaverse, chúng ta có thể hiện thực hóa mọi thứ mà có thể tưởng tượng từ gặp gỡ với bạn bè và gia đình, cũng như làm việc, học hỏi, vui chơi, mua sắm, sáng tạo – cùng với những trải nghiệm hoàn toàn mới không thực sự phù hợp với cách chúng ta nghĩ về máy tính hoặc điện thoại ngày nay,…
Trong tương lai này, bạn có thể dịch chuyển tức thời dưới dạng hình ảnh ba chiều để có mặt ngay tại văn phòng mà không cần đi làm, tham gia vào một buổi hòa nhạc với bạn bè hoặc trò chuyện trong phòng khách cùng bố mẹ.”
Chính điều này đã tạo nên một bước ngoặt đáng kể, nó làm cho các nhà đầu tư, các công ty và tập đoàn lớn dành sự quan tâm nhiều hơn vào việc thay đổi mô hình kinh doanh. Cùng với đó là tìm cách thích nghi với tốc độ tăng trưởng công nghệ,
Nguồn gốc và đặc điểm Metaverse
Nguồn gốc của cái tên Metaverse xuất phát từ nhà văn Neil Stephenson. Trong quyển tiểu thuyết có tên Snow Crash được xuất bản năm 1992. Tác giả đã sử dụng thuật ngữ Metaverse để mô tả thiết bị kế thừa thực tế ảo cho Internet. Trong nội dung cuốn tiểu thuyết này cũng mô tả thuật ngữ như một thế giới khác nơi mà bạn có thể viết lại hệ thống giá trị, chuẩn mực xã hội và không bị sự ràng buộc cứng nhắc về kinh tế và văn hóa.
Những đặc điểm nổi bật của Metaverse
Những đặc điểm của Metaverse:
- Immersion: Metaverse cho phép người dùng đắm mình vào một thế giới ảo với độ chân thực cao so với thế giới thực.
- Openness (Tính mở): Metaverse cho phép người dùng kết nối tham gia hay ngắt kết nối để rời khỏi bất cứ lúc nào.
- Sustainability: Metaverse có khả năng duy trì và liên tục 24/24 về dịch vụ hay hệ sinh thái.
- Economic System: Đây là điểm nổi bật nhất của Metaverse. Người dùng có thể di chuyển các tài sản giữa thế giới ảo và thế giới thực một cách dễ dàng. Đồng thời người dùng cũng có thể tích lũy và làm tăng tài sản của mình giống như ngoài đời.
Cách thức hoạt động của Metaverse
Với Metaverse nơi mà bạn sẽ được xuất hiện là tồn tại trong chính thế giới đó. Hệ thống sinh thái này giúp bạn tồn tại song song với thế giới thật. Bạn có thể nhìn thấy những vật thể trong thế giới ảo và trong thế giới thực thông qua các thiết bị thực tế ảo tăng cường như kính AR, VR,..
Tiềm năng của Metaverse
Metaverse được biết đến là hệ sinh thái khổng lồ được nhận định là có tiềm năng tăng trưởng trong tương lai. Chúng ta có thể chia hệ sinh thái Metaverse thành 2 nền công nghiệp chính gồm: Công nghiệp phần cứng và công nghiệp nội dung.
- Nền công nghiệp phần cứng
-
- Những ngành công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng như: Linh kiện điện tử, chip, những thiết bị thực tế ảo tăng cường AR-VR (Augmented Reality – Virtual Reality)
- Những ngành khoa học dành cho phát triển hạ tầng như: Blockchain, Big Data, hệ thống Internet 5G, công nghệ minh chứng xác thực của tài sản NFT (Non – fungible token).
- Nền công nghiệp phát triển nội dung
-
- Những nền tảng trải nghiệm ngoài thế giới thật, giúp bạn có thể trải nghiệm Metaverse như các trò chơi điện tử, những ứng dụng giải trí 3D.
- Những nền tảng mạng xã hội giúp tăng cảm xúc khi tương tác của người dùng dưới dạng 3D.
Mặc dù ở thời điểm hiện tại Metaverse vẫn chưa phát triển đúng với hình thái mà nó cần có nhưng với những thứ đang tồn tại đã có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ USD. Đó là chưa tính đến những sản phẩm về thực tế ảo tăng cường đang được phổ biến rộng rãi. Đây sẽ là nền móng vững chắc cho thị trường này phát triển bức phá hơn nữa, nhất là trong mảng gaming.
Ứng dụng của Metaverse trong cuộc sống
Với tầm ảnh hưởng lớn cũng như giá trị mà hệ sinh thái Metaverse mang lại. Hiện nay, đã có nhiều doanh nghiệp đã và đang ứng dụng nền tảng này để phục vụ cho nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng. Sau đây là một số ứng dụng của Metaverse trong cuộc sống:
- Trải nghiệm tương tác 3D
Người dùng có thể dùng Metaverse để tổ chức các cuộc họp, gặp gỡ trực tuyến qua các công cụ thực tế ảo tăng cường. Điều này không chỉ tăng hiệu quả về mặt cảm xúc mà khi tương tác nó còn đem lại khả năng diễn đạt rất trực quan giống như một buổi gặp mặt trực tiếp.
Việc trao đổi qua cuộc gọi hay tin nhắn như hiện nay có thể chưa đảm bảo truyền đạt hết nội dung, Chúng ta vẫn cần gặp mặt trực tiếp để thảo luận các vấn đề. Với Metaverse cho phép người dùng tương tác vật lý như thế giới thật.
Đặc biệt có những công cụ trực quan như bảng 3D, mô hình 3D giúp dễ dàng trong việc chỉnh sửa và phác thảo ý tưởng. Điều này có thể áp dụng vào trong giáo dục, đào tạo trực tuyến khi xuất hiện các rào cản về địa lý hay giãn cách do dịch bệnh.
- Nghệ thuật
Trong tương lai, những người nghệ sĩ, người truyền cảm hứng có thể sử dụng mạng xã hội Metaverse để tạo các buổi trình diễn hay trò chuyện trực tuyến để đem lại trải nghiệm giống như thực tế.
Các nghệ sĩ đường phố hay những người sáng tạo nội dung nghệ thuật như vẽ 3D, tác phẩm điêu khắc,..cũng hoàn toàn có thể triển khai trên nền tảng Metaverse vì có độ chân thực cao.
Bên cạnh đó mảng dịch vụ quảng cáo cũng sẽ tăng trưởng mạnh nhờ có sự hỗ trợ của Metaverse. Các nhãn hàng có thể xây dựng và quảng bá thương hiệu dưới định dạng 3D. Đặc biệt nó cho phép người dùng được trải nghiệm sản phẩm một cách chân thực nhất mà không nhất thiết phải đến của hàng.
- Giải trí điện tử
Khi nhắc đến Metaverse thì không thể không nhắc đến mảng giải trí điện tử. Với các tựa game hiện nay, người dùng có thể tương tác với thế giới ảo như thế giới thật, cùng với những thiết bị hỗ trợ như AR, VR.
Nền tảng này cũng giúp chiếu những môn thể thao chuyên nghiệp ở chế độ 3D trong thời gian thực. Trong đó máy ảnh sẽ chụp ảnh những vận động viên đang thi đấu và những dữ liệu này được sử dụng với mục đích tạo ra các cặp song sinh trên nền tảng kỹ thuật số. Việc này giúp người dùng có thể xem trực tuyến các buổi phát sóng 3D ghi hình những trận thi đấu thể thao.
- Khám phá vũ trụ và cuộc sống tương lai
Nghe có vẻ xa xôi nhưng đâu không phải là điều bất khả thi đối với ứng dụng này. Với những dự đoán và quan sát của khoa học về vũ trụ, với các hạn chế trong công nghệ di chuyển. Con người có thể tạo nên môi trường sống hiện đại hơn trong ở lai ở Metaverse.
Điều này không chỉ mở rộng thêm trải nghiệm mà còn giúp những nghiên cứu chuyên sâu về khoa học dựa trên mô phỏng sẽ có những bước tiến xa hơn.
- Chăm sóc sức khỏe
Trước đây các bác sĩ là những người đầu tiên dùng công nghệ AR để hợp tác. Ví dụ điển hình là tai nghe thực tế hỗn hợp của Microsoft cho phép các bác sĩ phẫu thuật trên toàn thế giới cộng tác và hỗ trợ trong các quy trình tiến hành phẫu thuật cho những ca bệnh khó cần chuyên môn cao.
Những dự án của Metaverse
Một hệ sinh thái được đánh giá là rộng lớn sẽ đi cùng theo là các dự án có tiền năng về mặt lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. Dựa theo những ứng dụng hiện tại và trong tương lai của Metaverse có thể thấy các dự án tiềm năng sẽ bảo gồm các mảng:
- Phát triển các ứng dụng giải trí và game 3D có độ chân thực cao (immersive entertainment). Nhất là những game dựa trên NFT và Blockchain.
- Những dự án nâng cao, cải thiện chất lượng giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo có mô phỏng trực quan.
- Những dự án không gian ảo được dùng cho quảng bá, giới thiệu sản phẩm, IoT, Big Data, tiếp thị ứng dụng AI.
Đối với các dự án Metaverse hiện nay sẽ phụ thuộc phần lớn và tình hình phát triển của các công nghệ đi kèm. Đối với những dự án Blockchain thì Metaverse được biết như một nền kinh tế trong thế giới ảo, nơi mọi người có thể dùng để làm việc, kiếm tiền và quy đổi tài sản sang thế giới thực.
Tuy Metaverse chỉ mới nhận được sự chú ý của thế giới trong những năm gần đây. Nhưng ở Việt Nam đã có nhiều doanh nghiệp là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này.
Những dự án của Metaverse tại Việt Nam chủ yếu đang nằm ở mảng trò chơi trực tuyến và một phần của quảng cáo – tiếp thị dựa trên nền tảng được cung cấp từ Meta (Facebook).
Vậy là ở bài viết này các bạn có thể hiểu được Metaverse là gì và những ứng dụng của nền tảng này trong cuộc sống. Nguontaichinh.com hy vọng rằng những kiến thức này sẽ hữu ích cho các bạn. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm nhiều thông tin, kiến thức bổ ích khác có thể tìm đến mục kiến thức kinh tế. Mọi thắc mắc mọi người hãy liên hệ với chúng mình để được giải đáp nhé.!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.