Net Profit Margin là gì? Ý nghĩa, cách tính biên lợi nhuận ròng

Phạm Thùy Phương 03/08/2022 211 Views

Đa số các nhà đầu tư khi muốn xác định doanh nghiệp có hoạt động tốt hay không đều dựa vào hai yếu tố chính là doanh thu và lợi nhuận. Nhưng bên cạnh đó thì Net Profit Margin cũng là yếu tố quan trọng không kém mà các nhà đầu tư tuyệt đối không thể bỏ qua. 

Vậy Net Profit Margin là gì? Yếu tố này có ý nghĩa gì đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp, cách tính biên lợi nhuận ròng theo công thức nào? Để giải đáp được hết các câu hỏi kia hãy cùng Nguontaichinh.com tìm hiểu thông qua bài viết này nhé. 

Biên lợi nhuận ròng (Net Profit Margin) là gì?

Biên lợi nhuận ròng là gì?
Biên lợi nhuận ròng là gì?

Biên lợi nhuận ròng hay còn được biết đến với tên gọi Net Profit Margin là thu nhập ròng hay lợi nhuận sau thuế được tính theo phần trăm doanh thu. Cụ thể nếu một công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì họ sẽ có được thu nhập ròng cao. Còn ngược lại, nếu lợi nhuận sau thuế thấp hơn mức tăng trưởng doanh thu sẽ làm chỉ số biên lợi nhuận ròng giảm đi, điều này chứng tỏ công ty kinh doanh không có hiệu quả. 

Xét về bản chất biên lợi nhuận ròng là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên doanh thu thuần của công ty hoặc bộ phận kinh doanh. Hiểu theo cách khác đây là chỉ số sẽ cho chúng ta biết nếu doanh nghiệp có một đồng doanh thu thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ số này sẽ được biểu diễn dưới dạng phần trăm hoặc biểu diễn dưới dạng thập phân. 

Ý nghĩa biên lợi nhuận ròng

Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng
Ý nghĩa của biên lợi nhuận ròng
  • Biên lợi nhuận ròng giúp các nhà đầu tư đánh giá, so sánh các công ty trong cùng ngành với tất cả quy mô để cho thấy hiệu quả kinh doanh của công ty có tốt không và xem mức độ cạnh tranh giữa các công ty với nhau. 
  • Giúp đo lường mức thu nhập ròng được tạo ra theo phần trăm doanh thu có được.
  • Giữ vai trò quan trọng trong việc nói lên tình trạng “sức khỏe tài chính”  và khả năng tạo lợi nhuận của công ty bằng cách theo dõi sự thay đổi của chỉ số biên lợi nhuận ròng. Từ đó công ty sẽ biết phương án kinh doanh hiện tại có đạt hiệu quả không và tiến hành dự đoán lợi nhuận trên doanh thu.
  • Được dùng thay thế cho lợi nhuận ròng để đánh giá tình hình tài chính, sự hiệu quả trong việc tiêu thụ và bán hàng hóa, dịch vụ của công ty. 

Công thức tính Net Profit Margin

Công thức tính biên lợi nhuận ròng
Công thức tính biên lợi nhuận ròng

Biên lợi nhuận ròng sẽ có công thức tính như sau:

Net Profit Margin = (Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần) x 100%

Trong đó:

  • Lợi nhuận sau thuế là số tiền còn lại sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh và thuế thu nhập của công ty.
  • Doanh thu thuần là số tiền mà công ty thu được từ việc bán hàng hóa, dịch vụ sau khi đã trừ các loại thuế và các loại giảm giá.

Những công thức liên quan: 

  • Lợi nhuận sau thuế = Tổng doanh thu – Giá vốn hàng hóa – Chi phí hoạt động và những chi phí khác – Thuế – Lãi suất
  • Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Chiết khấu bán hàng – Hàng trả lại – Hàng giảm giá – Thuế gián thu

Biên lợi nhuận ròng bao nhiêu là đủ?

Tùy theo mỗi ngành mà có đặc điểm kinh doanh, cơ cấu vốn khác nhau. Vì vậy để biết lợi nhuận ròng của doanh nghiệp có thể gọi là đủ hay chưa bạn nên so sánh với công ty đối thủ cùng ngành.

Chúng ta sẽ lấy ví dụ biên lợi nhuận ròng của HPG từ năm 2014 – 2019. Ta có thể thấy biên lợi nhuận ròng của HPG đến hết 9T – 2019 là 12.45 giảm đến 3% so với năm 2018. Đối với việc tỷ suất lợi nhuận ròng trung bình của cả ngành đang âm thì đây là một con số không hệ tệ. 

Từ ví dụ trên có thể thấy không có doanh nghiệp là tăng trưởng mãi. Sẽ có lúc chu kỳ ngành đi xuống và chúng ta sẽ thấy rõ lợi thế cạnh tranh sẽ giúp doanh nghiệp có biên lợi nhuận cao hơn so với trung bình của ngành. 

Yếu tố ảnh hưởng biên lợi nhuận ròng

Các yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng
Các yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những yếu tố làm ảnh hưởng đến biên lợi nhuận ròng.

Chi phí hoạt động

Với chi phí hoạt động càng cao thì tất nhiên lợi nhuận thu về sẽ càng thấp đây là lẽ đương nhiên. Vì vậy nếu doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản phí hoạt động lớn lúc này chỉ số biên lợi nhuận ròng sẽ càng nhỏ. Vì thế để chỉ số Net Profit Margin càng lớn thì công ty phải tìm cách tối ưu chi phí hoạt động. 

Giá thành đầu vào

Giá thành đầu vào của hàng hóa, dịch vụ cũng có ảnh hưởng đến chi phí hoạt động của công ty. Nếu chi phí này được tối ưu tốt thì lãi ròng của công ty sẽ càng lớn. Đó là lý do tại sao các công ty kinh doanh luôn tìm kiếm nhiều nhà cung cấp khác nhau, để làm sao tối ưu các khoản chi phí, giá đầu vào xuống mức thấp nhất có thể. 

Thuế doanh nghiệp

Theo Pháp luật quy định thuế doanh nghiệp là trách nhiệm và nghĩa vụ phải thực hiện của mỗi công ty. Vì vậy đây là chi phí cố định không thể tối ưu.

Hạn chế khi sử dụng Net Profit Margin

Hạn chế của biên lợi nhuận ròng
Hạn chế của biên lợi nhuận ròng

Tuy là có những lợi ích đối với nhà đầu tư và doanh nghiệp là vậy nhưng chỉ số Net Profit Margin vẫn tồn tại những hạn chế nhất định.

  • Chỉ hiệu quả khi so sánh với các đối thủ trong cùng ngành: Thực tế đã chứng minh chỉ số biên lợi nhuận ròng chỉ thích hợp để so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành. Nguyên do là bởi vì tùy theo mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những đặc điểm khác nhau từ đó sẽ tạo nên sự chênh lệch rõ ràng trong cả doanh thu và lợi nhuận. Để sử dụng hiệu quả nên sử dụng số liệu tài chính để phân tích, ngoài ra chỉ số này thường được dùng để sử dụng phân tích tài chính cùng với biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận hoạt động.
  • Không sử dụng đánh giá độc lập: Việc chỉ số biên lợi nhuận ròng thấp không có nghĩa là công ty làm việc kém hiệu quả, ngược lại chỉ số biên lợi nhuận cao không có nghĩa là công ty có dòng tiền cao. Net Profit Margin không căn cứ vào doanh số bán hàng hay tăng trưởng doanh thu cũng không cung cấp những số liệu chi tiết về việc ban lãnh đạo có đang quản lý hiệu quả quy trình sản xuất hay không. Vì vậy chỉ dựa vào chỉ số biên lợi nhuận ròng để đánh giá tình hình hoạt động của một công ty là không đủ. Các nhà đầu tư nên áp dụng thêm nhiều chỉ số tài chính khác để đảm bảo hiệu quả.

Cách cải thiện biên lợi nhuận ròng

Cách cải thiện biên lợi nhuận ròng
Cách cải thiện biên lợi nhuận ròng

Tuy có những hạn chế nhưng vẫn có cách cải thiện biên lợi nhuận ròng.

Tăng biên lợi nhuận gộp

Cách cải thiện thông qua việc tăng doanh thu là lựa chọn khá phổ biến. Các doanh nghiệp có thể tăng thêm nguồn thu từ việc bán hàng bằng cách nâng giá các loại hàng hóa hay bán nhiều loại và số lượng hàng hóa lớn hơn. 

Tuy nhiên các doanh nghiệp cũng phải cân nhắc với việc nâng giá sản phẩm sẽ làm mất lòng khách hàng. Nếu nhu cầu sử dụng hàng hóa đó không đủ cao việc tăng sản lượng hay giá thành không đúng thời điểm có thể khiến hàng hóa có giá trị bị tồn kho và mất giá tăng lên đáng kể.

Giảm chi phí liên quan

Mỗi ngày trôi qua các doanh nghiệp phải gồng gánh các khoản chi phí lớn để duy trì hoạt động như chi phí thuê mặt bằng, thuê nhân công, thuế doanh nghiệp,.. Vì vậy để giảm chi phí làm tăng biên lợi nhuận ròng có thể thực hiện việc chuyển trụ sở đến một nơi giá rẻ hơn hoặc giảm số lượng lao động không cần thiết. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo chất lượng hàng hóa và tiến độ công việc.

Ngoài ra cách để giảm chi phí mà các doanh nghiệp vẫn thường xuyên áp dụng đó là tìm nguồn nguyên liệu sản xuất với giá rẻ. Tuy vậy việc này có thể làm giảm đi chất lượng của sản phẩm. Nếu các doanh nghiệp áp dụng cách này cần cân nhắc kỹ hơn về vấn đề này.

Để giảm chi phí sản xuất mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm, vẫn có một cách đó là mở rộng quy mô sản xuất. Có thể xem đây là một chiến lược dài hạn mà các doanh nghiệp nên hướng đến để cải thiện chỉ số biên lợi nhuận ròng. Điều này sẽ làm tăng số lượng bán hàng nhiều hơn, giảm thiểu chi phí trung bình cho mỗi sản phẩm khi sản xuất.

Trong bài viết này Nguontaichinh.com vừa giải đáp câu hỏi Net Profit Margin là gì? Ý nghĩa cách tính biên lợi nhuận ròng. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng những kiến thức này thật tốt trong công việc của mình. Các bạn có thể xem thêm những bài viết liên quan tại chuyên mục cơ bản về cổ phiếu. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi nào mà bạn chưa thể tìm ra đáp án hãy liên hệ với chúng mình để được hỗ trợ.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x