Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin Profit) là gì?

Phạm Thùy Phương 20/07/2022 267 Views

Biên lợi nhuận gộp là một trong số các chỉ tiêu được dùng để đánh giá doanh nghiệp đó có đang hoạt động hiệu quả hay có khả năng sinh lời không. Bên cạnh đó nó cũng giúp đánh giá cổ phiếu dựa trên yếu tố định lượng. Thông qua các chỉ số này có thể giúp chúng ta theo dõi được tình hình của doanh nghiệp một cách chặt chẽ hơn. 

Vậy biên lợi nhuận là gì, nó có ý nghĩa ra sao với doanh nghiệp và dùng công thức gì để tính biên lợi nhuận gộp. Hãy tham khảo ngay bài viết này của Nguontaichinh.com để biết thêm nhé.

Biên lợi nhuận gộp (Gross Margin Profit) là gì?

Biên lợi nhuận gộp là gì?
Biên lợi nhuận gộp là gì?

Biên lợi nhuận gộp theo tên gọi tiếng Anh là Gross Margin Profit hay còn được biết đến với tên gọi là tỷ suất lợi nhuận gộp. Đây được xem là một chỉ tiêu quan trọng dùng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Biên lợi nhuận gộp sẽ cho chúng ta biết số tiền lãi mà doanh nghiệp kiếm được trong một khoản thời gian nhất định là bao nhiêu.

Đặc biệt nếu xét về giá trị tuyệt đối thì chỉ số này sẽ đo lường sự chênh lệch giữa giá bán và chi phí tạo nên sản phẩm, dịch vụ hay còn được gọi là giá vốn. Ngoài ra biên lợi nhuận gộp còn là yếu tố đại diện cho khả năng sinh lời và độ cạnh tranh của công ty, chỉ số này còn được dùng để tính tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Với tỷ lệ này sẽ giúp chúng ta theo dõi được sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty hay đem so sánh nó với tỷ lệ với thuận của đối thủ hoặc so với trung bình ngành. 

Vai trò của Gross Margin Profit

Vai trò của biên lợi nhuận gộp
Vai trò của biên lợi nhuận gộp

Nếu giá trị của biên độ lợi nhuận cao thì đó chính là dấu hiệu chứng minh doanh nghiệp đang có tiềm năng sinh lời tốt. Việc áp dụng chỉ số này vào với từng sản phẩm sẽ là cơ sở để đưa ra các chính sách về giá. Bên cạnh đó bạn có thể sử dụng chỉ số này dùng để đàm phán về chi phí khi mua nguyên vật liệu với nhà phân phối. 

Áp dụng việc tính tỷ lệ biên lợi nhuận gộp vào từng sản phẩm sẽ giúp so sánh sự đóng góp của chúng vào hoạt động kinh doanh. Với tỷ suất này được thể hiện dưới dạng phần trăm (%) tương đương với tỷ suất biên. 

Cách tính biên lợi nhuận gộp

Cách tính biên lợi nhuận gộp
Cách tính biên lợi nhuận gộp

Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về công thức để tính biên lợi nhuận gộp và tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên. Và tất nhiên sẽ có ví dụ để các bạn có thể hình dung rõ hơn.

 Công thức

  • Công thức tính biên lợi nhuận gộp: Biên lợi nhuận gộp = Doanh thu – Chi phí vật liệu 

Trong đó doanh thu và chi phí nguyên vật liệu đã trừ thuế, đối với chi phí nguyên vật liệu được tính từ tiền mua hàng và thay đổi hàng tồn kho.

  • Công thức tính lợi nhuận gộp cận biên (%): Tỷ lệ lợi nhuận gộp biên = (Lợi nhuận gộp / Doanh thu bán hàng) * 100%

Ví dụ

Trong một khoảng thời gian nào đó có một nhà buôn đã mua 1000 sản phẩm đều là phụ kiện thời trang và tất cả đều chưa tính thuế. 

  • 200 đôi giày giá 25 €/đôi đã được bán với giá 120 €/đôi
  • 200 chiếc mũ giá 25 €/chiếc đã được bán với giá 120 €/chiếc
  • 200 thắt lưng giá 7 €/chiếc đã bán với giá 110 €/chiếc
  • 400 chiếc quần giá 35 €/chiếc đã bán với giá 120 €/chiếc

Từ đó ta có:

  • Biên độ lợi nhuận của 1 đôi giày 120 – 25 = 95 € và tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên là (95 / 120) * 100% = 79,2%
  • Biên độ lợi nhuận của 1 chiếc mũ 120 – 25 = 95 € và tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên là (95 / 120) * 100% = 79,2%
  • Biên độ lợi nhuận của 1 chiếc thắt lưng 110 – 7 = 103 € và tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên là (103 / 110) * 100% = 93,6%
  • Biên độ lợi nhuận của 1 chiếc quần 120 – 35 = 85 € và tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên là (85 / 120) * 100% =70,8 %

Từ ví dụ trên có thể thấy thắt lưng sẽ đem lại nguồn lợi nhuận cao nhất cho nhà buôn này với tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên cao nhất.

Với những yếu tố trên nhà buôn có thể tính tổng biên lợi nhuận gộp tại thời điểm này:

  • Doanh thu bán hàng = (200*120) + (200*120) + (200*110) + (400*120) = 118.000 €
  • Giá mua hàng = (200*25) + (200*25) + (200*7) + (400*35) = 25.400 € (để đơn giản ta giả định không có gì thay đổi trong kho)
  • Giá trị tuyệt đối của biên lợi nhuận gộp = 118.000 € –  25.400 € = 92.600 €
  • Tỷ lệ lợi nhuận gộp cận biên =  (92.600 € / 118.000 €) * 100% = 78,5%

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp
Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp

Ý nghĩa của biên lợi nhuận gộp sẽ được tóm gọn qua các ý sau:

  • Tỷ lệ lợi nhuận được xem là kết quả tính toán để đánh giá doanh nghiệp đang có lợi nhuận hay không hay được dùng để so sánh trong nội bộ đơn vị. Ngoài ra còn dùng để đánh giá doanh nghiệp có tiềm năng phát triển hay không, lợi nhuận có đủ để thuyết phục yêu cầu kinh doanh đó là những ý nghĩa mà kết quả biên lợi nhuận mang lại. 
  • Với các chỉ số giúp so sánh các doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành từ đó xác định chỗ đứng của doanh nghiệp trên thị trường. Sau khi đã xác định điều đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn thì ngân hàng sẽ đưa ra mức tỷ suất lợi nhuận mong muốn theo loại hình hay quy mô của doanh nghiệp.
  • Cuối cùng chỉ số này giúp đánh giá được tỷ lệ lợi nhuận biên trong vòng 3 năm gần nhất của doanh nghiệp

Biên lợi nhuận gộp như thế nào là tốt?

Như chúng mình đã giới thiệu đến các bạn ngay từ đầu thì việc đánh giá biên lợi nhuận gộp sẽ mang lại những thông tin và các góc nhìn toàn diện hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản là biên độ lợi nhuận càng cao thì doanh nghiệp đó làm ăn càng có lời và hiệu quả. Nhưng cũng không có nghĩa là biên lợi nhuận thấp thì doanh nghiệp sẽ làm ăn kém hiệu quả. 

Chính vì vậy để đánh giá được chỉ tiêu này như thế nào là tốt thì bạn cũng cần phải đặt mình trong bối cảnh của mỗi doanh nghiệp và mỗi ngành.

Yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp

Những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp
Những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp

Nếu dựa theo công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp chúng ta sẽ thấy là doanh thu, chi phí sản xuất là những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số GPM. Sau đâu chúng ta hãy xem những yếu tố ảnh hưởng đến biên lợi nhuận gộp.

  • Hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp: Tỷ suất lợi nhuận gộp được xem là thước đo đánh giá sự hiệu quả của hoạt động, sản xuất của doanh nghiệp. Nếu tỷ suất lợi nhuận gộp tốt cho thấy dấu hiệu doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả, có nhiều lợi thế. Bên cạnh đó các nhà đầu tư có thể so sánh biên lợi nhuận gộp với công ty cùng ngành hoặc giữa thời kỳ cho cùng một công ty. Nếu doanh nghiệp cho thấy biên lợi nhuận thấp có nghĩa là công ty đang hoạt động kém hiệu quả.
  • Doanh thu bán hàng: Tất nhiên doanh thu bán hàng chính là yếu tố có ảnh hưởng lớn đến tỷ suất biên lợi nhuận gộp. Ở trường hợp doanh thu thấp không có nghĩa là biên độ lợi nhuận gộp sẽ thấp nếu doanh nghiệp biết cách tối ưu được giá bán hàng. Tuy vậy nếu doanh thu không đủ để chi trả cho các chi phí đầu vào thì chỉ số lợi nhuận gộp cũng không còn ý nghĩa nữa.
  • Chiến lược định giá sản phẩm: Nếu doanh nghiệp tối ưu được phần vốn, hàng vẫn bán được nhưng chiến lược định giá kém sẽ kéo theo biên lợi nhuận thấp. Nguyên nhân chính là do doanh thu không có sự chênh lệch nhiều so với chi phí sản xuất dẫn đến lợi nhuận gộp thấp. Chính vì vậy doanh nghiệp cần có một chiến lược định giá sản phẩm tối ưu nhất, phù hợp với thị trường.

Bài viết này đã giới thiệu đến các bạn về biên lợi nhuận gộp là gì cùng với những công thức dùng để tính. Nếu các bạn muốn tìm hiểu chuyên sâu hơn có thể tìm được bài viết lợi nhuận gộp được Nguontaichinh.com soạn thảo. Mọi câu hỏi hay thắc mắc liên quan đến lĩnh vực tài chính hãy liên hệ với chúng mình để được giải đáp nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x