Lạm phát là gì? Thông tin cần biết về lạm phát

Phạm Thùy Phương 19/07/2022 274 Views

Lạm phát là gì? Lạm phát được hiểu là sự gia tăng giá cả trong một nền kinh tế. Hiện nay, hiện tượng lạm phát là tăng mức giá chung một cách liên tục của tất cả các loại hàng hoá và dịch vụ theo một khoảng thời gian nhất định. Từ đó, dẫn đến việc đồng tiền bị mất giá trị hơn so với lúc trước đó. 

Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay còn hiểu là giảm sức mua của đồng tiền. Khi ta so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là một sự phá giá đồng tiền nội tệ so với các loại tiền tệ khác. 

Tuy vậy, lạm phát vẫn là một thuật ngữ chuyên ngành khiến cho nhiều người lúng túng. Như vậy để biết “Lạm phát là gì? Thông tin cần biết về lạm phát” thì bạn hãy cùng Nguontaichinh.com đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Lạm phát là gì?

Lạm phát là gì?
Lạm phát là gì?

Lạm phát trong tiếng Anh làInflation”. Để đưa ra được định nghĩa “Lạm phát là gì?” thì ta có rất nhiều góc độ nhìn, cụ thể như nhau:

  • Trong nền kinh tế vĩ mô: Lạm phát được hiểu là sự tăng mức giá chung của hàng hoá và dịch vụ một cách liên tục theo thời gian và một loại tiền tệ nào đó bị mất giá trị. Khi mức giá chung tăng cao thì một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hoá và dịch vụ so với trước đây. Từ đo, lạm phát phản ánh cho ta thấy sự giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

=>Cách điều này giúp chúng ta thấy được lạm phát của một loại tiền tệ sẽ tác động đến phạm vi của 1 nền kinh tế của một quốc gia.

  • So sánh cùng với những quốc gia khác: Được hiểu lạm phát là sự giảm giá trị tiền tệ của một quốc gia này so với các loại tiền tệ của các quốc gia khác.

=> Đối với cách hiểu này thì lạm phát là một loại tiền tệ tác động đến phạm vi nền kinh tế khi sử dụng loại tiền tệ đó.

Tóm lại, Lạm phát là gì?

Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hoá và dịch vụ theo thời gian và sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. 

Khái niệm

Khái niệm
Khái niệm

Lạm phát là một phạm trù vốn có của nền kinh tế thị trường, nó xuất hiện khi các quy luật về hàng hoá không được tôn trọng, nhất là các quy luật lưu thông tiền tệ. 

Ở đâu còn sản xuất hàng hoá, còn tồn tại những quan hệ hàng hoá tiền tệ thì ở đó sẽ còn ẩn náu khả năng lạm phát và lạm phát chỉ xuất hiện khi mà các quy luật của lưu thông tiền tệ bị vi phạm.

Ví dụ thực tế

Ví dụ thực tế
Ví dụ thực tế

Một vài ví dụ đơn giản mà dễ hiểu như sau:

Ví dụ 1: Năm 2018 1 tô phở bò chỉ có giá 25.000 đồng/tô nhưng đến năm 2022, người dân phải trả 40.000 đồng/tô để ăn được một tô phở bò.

Ví dụ 2: Năm 2019, 1kg gạo có giá là 18.000 đồng/kg. Đến năm 2022, cũng là loại gạo đó nhưng để mua thì bạn phải mua với giá 25.000 đồng/kg

Tình trạng lạm phát tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam có độ mở rất lớn với thế giới. Thế giới tăng giá thì ta phải chịu ngay giá cao. Người ta thường gọi đó là nhập khẩu lạm phát. 

Hiện giờ thì tình hình thế giới quá phức tạp với lạm phát cao. Có nhiều nước bơm tiền để mà kích thích kinh tế sau hậu COVID-19, đó là vì do đứt gãy chuỗi cung ứng và chiến tranh Ukraine – Nga.

Chính 3 nguyên nhân này đã dẫn đến đẩy giá hàng hoá vào chỗ nguy hiểm, không dừng ở xăng dầu, khí đốt mà ngày nay đã lan sang cả lúa mì, gạo, phân bón,… 

Phân loại lạm phát

Phân loại lạm phát
Phân loại lạm phát

Đối với các quốc gia dùng tiền mặt để làm đơn vị trung gian thanh toán thì yếu tố lạm phát là một hiện tượng kinh tế tự nhiên, được tính theo đơn vị % và được chia theo 3 mức độ như sau:

  • 1. Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10% 

-Tình trạng này xảy ra khi nền kinh tes vẫn hoạt động bình thường, có ít rủi ro và đời sống của người dân vẫn ổn định.

  • 2. Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000%

-Tình trạng này xảy ra khi nền kinh tế bị biến động trầm trọng.

  • 3. Siêu lạm phát: trên 1000%

-Tình trạng này có hậu quả vô cùng lớn, nó làm cho quốc gia đó sẽ khó khắc phục nền kinh tế trở lại tình trạng như lúc ban đầu. 

Nguyên nhân gây lạm phát

Nguyên nhân gây lạm phát
Nguyên nhân gây lạm phát

Những nguyên nhân gây nên tình trạng lạm phát cụ thể như sau:

Lạm phát do cầu kéo

Lạm phát do cầu kéo được hiểu là khi nhu cầu thị trường về một mặt hàng nào đó tăng lên thì giá của nó cũng sẽ tăng lên theo. Đồn thời dẫn đến giá của các loại hàng hoá khác cũng như “leo thang”. Bỏi vậy, giá trị của đồng tiền cũng bị mất giá, người tiêu dùng phải chi tiêu nhiều hơn để mua hàng hóa hoặc sử dụng một dịch vụ nào đó. 

Ví dụ: Khi nhu cầu sử dụng thịt lợn tăng lên, từ đó nguồn hạn trở nên khan hiếm hơn,gia mua thịt từ từ tăng lên. Và từ đó kéo theo các món làm từ thịt heo tăng và các loại nông thực phẩm khác cũng tăng theo nhanh chóng.

Lạm phát do chi phí đẩy

Được liệt kê với giá cả nguyên liệu mua vào cùng, thuế, tiền máy móc, tiền lương công nhân,…của một doanh nghiệp. Khi mà những chi phí này tăng lên thì bắt buộc doanh nghiệp phải tăng giá sản phẩm để đảm bảo thu được lợi nhuận. Điều này dẫn đến tình trạng mức giá chung cả toàn thể kinh tế cũng tăng theo nhanh chóng. 

Lạm phát do cơ cấu

Khi một doanh nghiệp đi vào kinh doanh hiệu quả và thu được một số lợi nhuận đáng kể, lúc đó sẽ thúc đẩy nhân công bằng việc tăng lương. Nhưng ở một số doanh nghiệp lại không đạt được mục tiêu kinh doanh hiệu quả nhưng họ vẫn phải tăng lương cho công nhân để giữ chân họ.

Lạm phát do cầu thay đổi

Thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ sử dụng một mặt hàng nào đó, nhưng bởi vì là mặt hàng được cung cấp độc quyền nên bên cung ứng không thể giảm giá. Nhưng trong khi đó thì lượng cầu về một mặt hàng khác thi lại tăng lên và đồng thời giá cũng tăng theo.

Lạm phát do xuất khẩu

Là do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. Tổng cầu từ trong nước lần nước ngoài khiên cho tổng cung không đủ để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Lúc đó, giá cả của các sản phẩm thiếu hụt sẽ bắt đầu tăng lên.

Lạm phát do nhập khẩu

Khi hàng hoá nhập khẩu tăng do giá cả hoặc thuế thì khiến cho giá bán ra trong nước cũng tăng theo. Nếu như mức giá chung bị giá cả của hàng hoá nhập khẩu tăng lên sẽ khiến cho tình trạng lạm phát xảy ra.

Lạm phát tiền tệ

Đây chính là nguyên nhân từ các ngân hàng khiến cho lượng tiền trong nước tăng lên, phát sinh lạm phát. Khi ngân hàng tiến hành mua ngoại tệ vào để giữ đồng tiền trong nước thì không mất giá. 

Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế

Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế
Ảnh hưởng của lạm phát đến kinh tế

Lạm phát như một căn bệnh mà nền kinh tế nào cũng có, nó vừa thúc đẩy, vừa kìm hãm sự phát triển kinh tế thông qua các tác động của mình. 

-Tác động tiêu cực

  • Lạm phát tác động trực tiếp lên lãi suất: Việc tác động trực tiếp lên lãi suất sẽ dẫn đến các yếu tố khác của nền kinh tế bị ảnh hưởng. Nhằm duy trì các hoạt động ổn định, ngân hàng cần có ổn định lãi suất thực. 

Lãi suất thực bằng hiệu của lãi suất danh nghĩa trừ đi tỷ lệ lạm phát. Khi mà tỷ lệ lạm phát cao, nếu muốn cho lãi suất ổn định và thực dương thì lãi suất danh nghĩa phải tăng lên theo tỷ lệ lạm phát. 

Việc tăng lãi suất danh nghĩa sẽ gây ra hậu quả suy thoái kinh tế thất nghiệp gia tăng mà nền kinh tế phải gánh chịu.

  • Lạm phát ảnh hưởng đến thu nhập thực tế: Khi mà lạm phát tăng lên thì thu nhập danh nghĩa không thay đổi sẽ làm cho thu nhập thực tế của người lao động bị giảm xuống. Lạm phát làm giảm thu nhập từ các khoản lợi tức, các khoản lãi.
  • Lạm phát làm cho phân phối thu nhập không bình đẳng: Khi mà lạm phát tăng lên, giá trị của đồng tiền sẽ giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn. Nên từ đó sẽ làm tăng thêm nhu cầu tiền vay trong nền kinh tế và đẩy lãi suất lên cao.
  • Lạm phát ảnh hưởng đến các khoản nợ quốc gia: Khi mà lạm phát tăng lên thì giá trị đồng tiền sẽ giảm xuống, người đi vay sẽ có lợi trong việc vay vốn. Và từ đó nhu cầu vay tiền trong nền kinh tế tăng thêm, đẩy cho lãi suất lên cao. 

-Tác động tích cực

Ngoài ra, lạm phát còn đem lại một số lợi ích cho nền kinh tế như sau:

  • Cho phép chính phủ thêm khả năng lựa chọn các công cụ kích thích đầu tư vào những lĩnh vực kém ưu tiên thông qua việc mở rộng tín dụng giúp phân phối lại thu nhập và các nguồn lực trong xã hội theo các định hướng có mục tiêu và trong khoảng thời gian chọn lọc nhất định. 
  • Kích thích người tiêu dùng, đầu tư, vay nợ và giảm bớt thất nghiệp trong xã hội. 

Cách đo lường lạm phát

Cách đo lường lạm phát
Cách đo lường lạm phát

Lạm phát sẽ đo lường bằng cách theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng hàng hoá dịch vụ trong nền kinh tế. Thông thường sẽ được dựa trên một dữ liệu đã được thu nhập bởi các tổ chức, cơ quan Nhà nước, các liên đoàn lao động,…

Lạm phát được đo lường trên chỉ số CPI hay chỉ số tiêu dùng. Và theo đó, lạm phát được tính theo bình quân gia quyền của một nhóm hàng thiết yếu.

Giá cả của các loại hàng hoá và dịch vụ được tổ hợp với nhau để đưa ra một chỉ số giá cả đo ở mức giá cả trung bình, là mức giá trung bình của 1 tập hợp các sản phẩm. Và tỷ lệ lạm phát sẽ là tỷ lệ phần trăm mức tăng của chỉ số này đó.

Thông qua bài viết trên, mong rằng chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin bổ ích. Giúp cho bạn đọc hiểu “Lạm phát là gì?” Có thể nhận thấy rằng, lạm phát vừa tác động tiêu cực vừa tác động tích cực lên nền kinh tế. Cho nên đòi hỏi cần phải có một chính sách điều tiết hợp lý để thúc đẩy đực sự phát triển của nền kinh tế. 

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x