Niêm yết chứng khoán là gì? Các quy định về niêm yết chứng khoán

Phạm Thùy Phương 21/07/2022 351 Views

Trong thị trường chứng khoán có vô vàn các loại thuật ngữ, thuật ngữ phổ biến mà chúng ta thường nghe nhắc đến đó là niêm yết chứng khoán. Như vậy niêm yết chứng khoán là gì? Các quy định về niêm yết chứng khoán bạn đã biết chưa. 

Hôm nay, trong bài viết “Niêm yết chứng khoán là gì? Các quy định về niêm yết chứng khoán”, Nguontaichinh.com sẽ giúp quý độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé! Hãy cùng đọc và tham khảo bài viết của chúng tôi nhé!

Niêm yết chứng khoán là gì?

Niêm yết chứng khoán là gì?
Niêm yết chứng khoán là gì?

Niêm yết chứng khoán là công bố chứng khoán đủ tiêu chuẩn được tiền dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Có thể hiểu rằng niêm yết chứng khoán là quá trình định danh các chứng khoán đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. 

Cụ thể hơn đó là quá trình Sở giao dịch chứng khoán chấp thuận công ty phát hành có chứng khoán được phép niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán nếu như công ty đó đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về định lượng cũng như định tính mà Sở giao dịch chứng khoán đã đề ra.

Niêm yết chứng khoán thường bao gồm:

  • Niêm yết tên tổ chức phát hành 
  • Niêm yết giá chứng khoán

Phân loại niêm yết chứng khoán

Phân loại niêm yết chứng khoán
Phân loại niêm yết chứng khoán

-Niêm yết lần đầu (Initial Listing): Niêm yết lần đầu cho phép chứng khoán của tổ chức phát hành được đăng ký niêm yết giao dịch chứng khoán lần đầu tiên sau khi phát hành ra công chúng (IPO) khi tổ chức phát hành đó đáp ứng được các tiêu chuẩn về niêm yết.

-Niêm yết bổ sung (Additional Listing): Đây là quá trình chấp thuận của Sở giao dịch chứng khoán cho một công ty niêm yết được niêm yết các cổ phiếu mới được phát hành. Mục đích là để tăng vốn hoặc là vì các mục đích khác như chi trả cổ tức, sáp nhập, thực hiện các trái phiếu chuyển đổi,…

-Thay đổi niêm yết (Change Listing): Loại niêm yết này phát sinh khi công ty niêm yết thay đổi tên chứng khoán giao dịch, khối lượng, tổng giá trị chứng khoán được niêm yết của mình hay mệnh giá.

-Niêm yết lại (Relisting): Niêm yết lại có nghĩa là cho phép một công ty phát hành được tiếp tục niêm yết trở lại các chứng khoán trước đây đã bị huỷ bỏ niêm yết. Bởi vì các lý do là không đáp ứng được các tiêu chuẩn để duy trì niêm yết.

-Niêm yết toàn phần và niêm yết từng phần (Dual Listing & Partial Listing): 

+Niêm yết toàn phần là niêm yết tất cả các cổ phiếu, sau khi phát hành ra công chúng trên một Sở giao dịch chứng khoán trong nước hoặc nước ngoài.

+Niêm yết từng phần là việc niêm yết một phần trong tổng số chứng khoán đã phát hành ra công chúng của lần phát hành đó, phần còn lại không hoặc chưa được niêm yết. Niêm yết từng phần thường diễn ra ở các công ty lớn do Chính phủ kiểm soát, phần Chính phủ hoặc tổ chức đại diện cho Chính phủ nắm giữ sẽ không được niêm yết. Còn phần chứng khoán phát hành ra thị trường được niêm yết do các nhà đầu tư nắm giữ.

Tại sao cần niêm yết chứng khoán?

Tại sao cần niêm yết chứng khoán?
Tại sao cần niêm yết chứng khoán?
  • Những thông tin về các tổ chức phát hành sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư.
  • Nhằm mục đích là hỗ trợ thị trường hoạt động ổn định hơn, xây dựng được lòng tin của công chúng đối với thị trường chứng khoán bằng cách là lựa chọn các chứng khoán có chất lượng cao để giao dịch.
  • Giúp cho giá chứng khoán được xác định công bằng trên thị trường đấu giá vì thông qua việc niêm yết công khai, giá chứng khoán dựa trên sự tiếp xúc hiệu quả giữa cung và cầu chứng khoán để hình thành.
  • Kết nối và thiết lập được mối quan hệ giữa Sở giao dịch chứng khoán cùng với tổ chức phát hành có chứng khoán niêm yết. Từ đó, sẽ quy định được nghĩa vụ và trách nhiệm của tổ chức phát hành trong việc công bố thông tin, công khai, công bằng và đảm bảo được tính trung thực. 

Quy trình niêm yết chứng khoán

Quy trình niêm yết chứng khoán
Quy trình niêm yết chứng khoán

Quy trình niêm yết chứng khoán gồm 6 bước:

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký niêm yết lên Sở giao dịch chứng khoán

Tổ chức đăng ký niêm yết chứng khoán phải nộp hồ sơ đăng ký niêm yết cho Sở giao dịch chứng khoán

Bước 2: Sở giao dịch chứng khoán tiến hành thẩm định sơ bộ hồ sơ

Bước kiểm tra ban đầu này không dựa trên thực tế mà dựa các cơ sở tài liệu ở trong tập hồ sơ đăng ký niêm yết do bên tổ chức đăng ký niêm yết cung cấp.

Việc thẩm định sơ bộ nhằm mục đích rút ngắn bớt thời gian thẩm định chính thức. Dù cho việc thẩm định này không được chính thức nhưng nó có tác dụng trong việc chấp thuận hay từ chối việc niêm yết.

Khi thẩm định sơ bộ, sở giao dịch thường sẽ chú trọng đến các vấn đề sau đây:

-Các điều khoản khi thành lập công ty, công ty con và các chi nhánh khác (nếu có). Tổ chức nội bộ, chi tiết nhân sự về hội đồng quản trị, ban giám đốc, lực lượng lao động và kiểm soát.

-Các vấn đề về nợ (phải thu và phải trả), các việc kiện tụng chưa hoàn thành và những ảnh hưởng của nó đến công ty (nếu có).

-Khả năng đầu tư của công ty và các tác động chính sách thu nhập, khả năng sản xuất kinh doanh, phân phối thu nhập trong tương lai. Thường xuyên tổ chức công bố thông tin về mọi mặt hoạt động của công ty đặc biệt là các thông tin về tài chính như khả năng sinh lời, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng sinh lời, cơ cấu nắm giữ khối lượng chứng khoán trong những năm qua của công ty, mức độ thanh khoản của chứng khoán.

Bước 3: Nộp đơn xin niêm yết chính thức lên Sở giao dịch chứng khoán

Nhận được thông báo kết quả thẩm định hồ sơ xin niêm yết của Sở giao dịch chứng khoán với quyết định chấp thuận hồ sơ. Công ty đăng ký niêm yết cần phải có nộp đơn kèm theo hồ sơ xin niêm yết chính thức lên cho Sở giao dịch chứng khoán.

Bước 4: Sở giao dịch tiến hành kiểm tra niêm yết

Sau khi đã nhận được đơn xin niêm yết và ký hợp đồng niêm yết với công ty đăng ký niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán sẽ tiến hành kiểm tra tính pháp lý. 

Tính chính xác của thông tin và kiểm tra, sẽ được đối chiếu với các điều kiện về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán dựa trên cơ sở các tài liệu báo cáo và đánh giá, thực tế và so sánh.

Bước 5: Sở giao dịch chứng khoán chuẩn niêm yết

Khi đã xét thấy công ty đăng ký niêm yết đáp ứng đầy đủ các điều kiện về niêm yết chứng khoán, chứng khoán đó sẽ được chính thức niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán vì Hội đồng quản trị Sở giao dịch đã phê chuẩn.

Bước 6: Khai trương niêm yết

Khi đã được phê chuẩn niêm yết, Sở giao dịch chứng khoán sẽ quy định cụ thể thời gian sẽ niêm yết và mời chủ tịch Hội đồng quản trị, tổng giám đốc và hội đồng thành viên, giám đốc điều hành của công ty niêm yết để định ngày giao dịch đầu tiên trên Sở giao dịch chứng khoán.

Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán

Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán
Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán

Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán sẽ bao gồm:

-Giấy đăng ký niêm yết chứng khoán đúng theo mẫu quy định của Sở giao dịch

-Sổ đăng ký chủ sở hữu chứng khoán của tổ chức đăng ký niêm yết đã được lập trong một thời hạn nhất định theo quy định trước thời điểm nộp hồ sơ đăng ký niêm yết

-Quyết định thông qua việc niêm yết chứng khoán của cấp có thẩm quyền cao nhất trong công ty. Tuỳ theo loại chứng khoán niêm yết theo quy định của pháp luật và tuỳ theo loại hình công ty.

-Bản cáo bạch của tổ chức niêm yết theo mẫu quy định

-Hợp đồng tư vấn niêm yết (nếu có)

-Giấy chứng nhận của tổ chức lưu ký chứng khoán về việc chứng của tổ chức đăng ký đã niêm yết đăng ký lưu ký tập trung.

-Đối với việc niêm yết cổ phiếu của công ty cổ phần buộc cần phải có cam kết của cổ đông là thành viên của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hay Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng nắm giữ một tỷ lệ do mình sở hữu trong thời gian quy định kể từ ngày niêm yết.

Và tùy theo tính chất của quy định của Sở giao dịch và từng loại chứng khoán mà hồ sơ đăng ký giao dịch có thể nhiều hay ít hơn các tài liệu đã nêu trên.

Thủ tục đăng ký niêm yết chứng khoán

Thủ tục đăng ký niêm yết chứng khoán
Thủ tục đăng ký niêm yết chứng khoán

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở giao dịch chứng khoán sẽ có trách nhiệm chấp thuận hoặc từ chối đăng ký niêm yết. 

Nếu trong trường hợp từ chối đăng ký niêm yết thì Sở giao dịch chứng khoán phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Ưu điểm của chứng khoán niêm yết

Ưu điểm của chứng khoán niêm yết
Ưu điểm của chứng khoán niêm yết

Niêm yết chứng khoán gồm có 3 ưu điểm chính sau đây:

  • Tăng tính thanh khoản: Là loại cổ phiếu có khả năng giao dịch mua bán dễ dàng trên thị trường. Các nhà đầu tư không cần lo lắng về việc khó thu hồi vốn. Cổ phiếu đã được niêm yết thì sẽ có tính thanh khoản cao hơn cổ phiếu chưa niêm yết.
  • Có khả năng tăng và phát triển tốt trong tương lai: Giá trị cổ phiếu còn ảnh hưởng nhiều bởi biến động thị trường nhưng mà đối với cổ phiếu niêm yết thì cơ hội tăng trưởng dài hạn sẽ cao hơn đó. Cho nên các công ty niêm yết đều có nền tảng tốt và khả năng hoạt động kinh doanh ổn định hơn.
  • Đảm bảo uy tín, an toàn cho nhà đầu tư: Các tiêu chuẩn về tài chính, hiệu quả kinh doanh, cơ cấu nhân sự,… là điều mà các công ty phát hành cổ phiếu niêm yết phải đạt đủ. Vậy cho nên việc chọn đầu tư vào cổ phiếu niêm yết sẽ giúp cho gia tăng khả năng sinh lời và hạn chế được rủi ro.

Thông qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng rằng đã đem đến những thông tin bổ ích dành cho bạn. Ngoài ra, nếu như bạn đang có ý muốn đầu tư chứng chỉ quỹ, đầu tư trái phiếu,… thì hãy tham khảo những bài viết của chúng tôi tại đây. Chúc bạn thành công trên con đường mình chọn nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x