Hướng dẫn cách đọc và phân tích báo cáo tài chính chi tiết nhất

Phạm Thùy Phương 22/07/2022 405 Views

Bạn đang tìm hiểu về cách đọc báo cáo tài chính nhưng không biết bắt đầu từ đâu. Muốn tham gia thị trường chứng khoán, tìm hiểu các doanh nghiệp,… còn nhiều vấn đề khó khăn khác nhau mà bạn đang gặp phải. Bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đấy, mình sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc mà bạn đang gặp phải. 

Việc nhiều người đang quan tâm đến thị trường chứng khoán và bắt đầu tìm hiểu. Để có thể đầu tư thành công, chúng ta phải biết kỹ năng phân tích từ cơ bản đến nâng cao, để hạn chế những rủi ro về tài chính không đáng có.

Hôm nay, mình sẽ chỉ cách đọc báo cáo tài chính chi tiết nhất, kèm theo những ví dụ thực tế khi bạn đến với thị trường. Những điều này, đa số các bạn trong trường lớp đều đã học qua nhưng chưa chắc áp dụng được trong thực tế. Cùng Nguontaichinh.com xem ngay nhé.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là gì?

Khi bạn gia nhập vào thị trường chứng khoán đang đầy biến động như bây giờ, đa số mọi người thường chú ý đến chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp rất phức tạp, đòi hỏi nhiều kiến thức cao rộng lớn. Vậy việc bạn chắc chắn sẽ làm đó chính là học cách đọc báo cáo tài chính, đó là những điều cơ bản nhất bạn cần phải làm.

Như vậy, báo cáo tài chính là gì, nó như thế nào mà mình cần phải quan tâm. Nói đơn giản, báo cáo tài chính là báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp. Cho bạn biết thêm về tài sản, các khoản nợ của doanh nghiệp, vốn của chủ sở hữu, lợi nhuận như thế nào qua các kỳ, dòng tiền đi như thế nào,… Còn nhiều mục khác nhau nữa mà bạn có thể xem qua.

Những báo cáo như thế này sẽ giúp mình trong việc gì? Đó chính là giúp mình đánh giá được hoạt động của doanh nghiệp đó như thế nào trước khi mình tham gia mua cổ phiếu đó. Một doanh nghiệp mà có báo cáo tài chính trong sạch và vững mạnh sẽ giúp cho bạn có thêm lợi nhuận khi đầu tư.

Nói là thế nhưng trên thị trường hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp có hoạt động tài chính không mấy ổn định, sẽ có một số doanh nghiệp qua mắt bạn bằng các thủ thuật tài chính. Điều này đòi hỏi các nhà đầu tư khi tham gia thị trường đủ lâu mới có thể nhận ra, vì vậy việc phân tích báo cáo tài chính là vô cùng quan trọng.

Một số lưu ý mà bạn nên biết: Những loại báo cáo này sẽ được công bố vào cuối mỗi quý hoặc là của năm và được hợp thành nhiều văn bản khác nhau. 

Khi bạn phân tích báo cáo tài chính công ty sẽ cần có những hồ sơ như:

  • Bảng cân đối kế toán của công ty
  • Báo cáo của ban giám đốc
  • Báo cáo công ty kiểm toán khi đánh giá
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Báo cáo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
  • Thuyết minh báo cáo tài chính

Rất nhiều báo cáo phải không nào, chính vì vậy bạn nên có một lượng kiến thức cơ bản để có thể đọc những chỉ số và tư duy chính xác nhất. Để cho những quyết định của bạn sẽ có thêm phần chắc chắn. 

Chính vì thế mà hôm nay mình sẽ hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính để bạn có thể hình dung ra được những con số nó có ý nghĩa như thế nào. Cùng xem nhé.

Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Ý nghĩa của báo cáo tài chính
Ý nghĩa của báo cáo tài chính

Việc đọc hiểu báo cáo tài chính là một kỹ năng cần có của một nhà đầu tư nên sẽ có những câu chuyện được tạo dựng lên từ đây. Bạn cần phải có đầu óc tỉnh táo để nhận biết những vấn đề đang xảy ra. 

  • Thứ nhất: Một doanh nghiệp mà bạn muốn biết nó đang đi lên hay đi xuống thì bạn cần phải biết đánh giá các đối tác làm ăn của họ, dòng tiền được đi như thế nào, có minh bạch với các nhà đầu tư hay không hay là có triển vọng bùng nổ trong tương lai. Những vấn đề đó sẽ giúp các đối tác của họ yên tâm và hợp tác với nhau.
  • Thứ hai: Bảng báo cáo tài chính của các công ty như thế nào. Làm ăn có ổn không, nếu ổn thì có thể chi trả cổ tức tăng đều theo thời gian, còn ngược lại thì đang bị thua lỗ. Tất cả nó đều phản ánh hoạt động kinh doanh của công ty.
  • Thứ ba: Các con số như thế nào, có thực hiện các nghĩa vụ của nhà nước hay không, kê khai đúng sự thật hay không, có cần thay đổi chiến lược gì không,… Tất cả phải được minh bạch công khai và quản lý chặt chẽ. 

Như vậy, việc bạn học cách đọc báo cáo tài chính cơ bản là có thể dễ dàng. Nhưng để hiểu vấn đề, hiểu được tại sao lại có con số đó, hiểu được những nội dung nào quan trọng thì chúng ta cần phải tiếp xúc nhiều. Nói tới đây bạn cũng đừng hoang mang quá, mình sẽ giúp bạn nhanh thôi.

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp
Cách đọc báo cáo tài chính doanh nghiệp

Rất nhiều văn bản khác nhau để hình thành lên một báo cáo tài chính nhưng chung quy lại nó đều thể hiện hoạt động kinh doanh của một công ty, một tập đoàn đó như thế nào. Dưới đây là những cách đọc báo cáo tài chính của mình mà mình đã đúc kết trong thời gian qua.

Đọc ý kiến kiểm toán viên

Bước đầu tiên mà nhiều người thường hay bỏ qua trong việc đọc một báo cáo tài chính đó là không xem bảng đánh giá của các kiểm toán viên chuyên nghiệp. Đây là một sai lầm mà nhiều người đang mắc phải, họ là những kiểm toán viên chuyên nghiệp đến từ các công ty kiểm toán uy tín và đã có chứng chỉ hành nghề. 

Ít nhiều gì họ cũng cho bạn cái nhìn tổng quan về một công ty mà bạn muốn đầu tư vào. Họ sẽ có 4 mức độ khác nhau để đánh giá một doanh nghiệp như: chấp nhận toàn phần, không chấp nhận hoặc từ chối và ngoại trừ. 

Bạn nghe thì có vẻ khó hiểu nhưng bạn chú ý việc không chấp nhận hoặc từ chối sẽ đánh giá một doanh nghiệp đang không trung thực về tài chính. Những nhận xét của kiểm toán viên về công ty đó.

Chỉ cần mức độ này thôi là đủ bạn có thể đánh giá một doanh nghiệp có làm ăn tốt không, có đặt chữ tín không. Ngay từ bước đầu mà doanh nghiệp đã không trung thực thì sau này các cổ đông như chúng ta sẽ gặp những bất lợi, tốt nhất là bạn không nên đầu tư vào. 

Nói tới đây thôi chắc các bạn cũng đủ hiểu tầm quan trọng của kiểm toán viên rồi chứ nên một lời khuyên là bạn đừng nên bỏ qua nhé. Nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường đều bỏ qua và cuối cùng nhận cái kết thất bại từ đầu, tiền mất đi mà khó thu hồi được nên bạn cần quan tâm nhé.

Phân tích bảng cân đối kế toán

Tiếp theo bảng cân đối kế toán là một báo cáo mà bạn nên đọc tiếp theo, nó phản ánh tình trạng của doanh nghiệp thu chi như thế nào. Những số liệu trong đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chắc chắn nhất.

Lưu ý nhỏ: Bạn phải quan tâm đến về các chỉ số về tài sản, vốn và các khoản nợ của doanh nghiệp nhé.

Một trong những kiến thức cơ bản mà bạn đã từng học qua đó là việc xác định phần vốn và tài sản của mỗi doanh nghiệp. Phần tài sản của doanh nghiệp sẽ được chia ra làm 2 phần:

Tài sản ngắn hạn: Bao gồm các khoản như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu hay những mặt hàng tồn kho như: nguyên vật liệu, hàng hóa,…
Tài sản dài hạn: Những tài sản cố định như: máy móc, nhà xưởng,… các phát minh, bằng sáng chế,… bạn có thể tìm hiểu thêm nhé.

Phần vốn thì có vốn chủ sở hữu và các khoản nợ cần thanh toán.

Vốn chủ sở hữu: Vốn góp từ chủ sở hữu, lợi nhuận sau thuế hay các quỹ đầu tư,…
Nợ phải trả: Gồm có nợ ngắn hạn và dài hạn: Các khoản thuế cần nộp lại cho nhà nước, vay ngắn hạn hoặc dài hạn từ ngân hàng hay các khoản phải trả người bán,…

Một tuýp nhỏ bạn nên chú ý: Tổng tài sản luôn bằng với tổng vốn. Nếu sự chênh lệch không quá 10% thì bạn vẫn có thể đầu tư được.

Như vậy, thông qua bảng cân đối kế toán, bạn có thể hình dung ra được sự biến động của các nguồn thu chi của một doanh nghiệp. Nếu bạn là người mới bắt đầu tìm hiểu thì cũng thực sự khó khăn nhưng mình sẽ chỉ bạn những chỉ số quan trọng mà bạn nên lưu ý như: Tỷ lệ giữa các tài sản ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn,… giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về một doanh nghiệp.

Đọc và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Đọc và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh
Đọc và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh

Một trong những loại báo cáo mà được các doanh nghiệp thực hiện hằng năm hoặc theo quý đó là kết quả kinh doanh. Cho bạn biết được những thông tin cần thiết nhất.

  • Doanh thu: là một trong các chỉ số đến từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được thể hiện qua doanh thu thuần trong việc cung cấp các dịch vụ hay bán các hàng hóa trong doanh nghiệp.
  • Những thu nhập khác: Tiền phạt vi phạm trong hợp đồng, thanh lý các tài sản,…
  • Các chi phí phát sinh trong kỳ: Đây là khoản chi của các doanh nghiệp như khấu trừ hay nợ phát sinh. Nên được chia ra làm 2 loại đó là: Chi phí kinh doanh sản xuất( chi phí bán hàng, chi phí quản lý,…) và các chi phí khác. Nếu bạn muốn tính lợi nhuận thì bằng doanh thu trừ cho chi phí.

Thông thường trong mỗi doanh nghiệp thì báo cáo sẽ được chia ra làm 3 loại như: 

  • Hoạt động kinh doanh chính: Đến từ việc cung cấp các dịch vụ và các sản phẩm để bán hàng. Các chi phí phát sinh, giá vốn,…
  • Hoạt động tài chính: Bao gồm các lãi đầu tư, lãi tiền gửi,… và các chi phí khác.
  • Hoạt động khác: Những hoạt động này chiếm rất nhỏ trong kinh doanh như: Các chi phí lỗ do thanh lý hay bồi thường hợp đồng,…

Cần chú ý: Các phần lợi nhuận trước thuế sẽ đến từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (Doanh thu trừ chi phí). Còn lợi nhuận sau thuế (Lợi nhuận trước thuế trừ thuế). Nên các bạn cần quan tâm đến những chỉ số này nhé.

Do đó vào mỗi chu kỳ nền kinh tế khác nhau mà lợi nhuận có thể thay đổi. Nếu lợi nhuận cao thì chứng tỏ doanh nghiệp đang phát triển bền vững và các cổ phiếu có thể tăng trưởng hằng năm.

Nhưng bên cạnh đó cũng một số mưu mẹo lợi nhuận được che giấu đi. Nên nếu bạn coi bảng kết quả hoạt động kinh doanh là bảng chính thì cũng chưa chắc nhé, bạn nên đánh giá lại bảng cân đối kế toán cũng như các báo cáo về lưu chuyển tiền tệ.

Đọc và phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Một trong những bảng báo cáo mà bạn không nên bỏ qua đó là báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp bạn biết được doanh nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền và chi ra bao nhiêu. Được chia ra làm 3 dòng tiền chính như: 

  • Dòng tiền đến từ kinh doanh của mỗi doanh nghiệp: Đây là dòng tiền đến từ hoạt động kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Không phải vay nợ cũng không phải huy động vốn. Thực chất là tiền thanh toán cho khách hàng sử dụng các sản phẩm dịch vụ, các nhà cung cấp, nộp thuế hay người lao động,…
  • Dòng tiền đi đầu tư: Đầu tư các tài sản cố định hay tài sản dài hạn, mua sắm cho doanh nghiệp,…
  • Dòng tiền đến từ hoạt động tài chính: Đây là dòng tiền đến từ phát hành các cổ phiếu, chi trả cổ tức hoặc đi vay nợ,… Nên vốn chủ sở hữu có thể thay đổi tăng hoặc giảm.

Đây là một trong những bảng báo cáo sẽ kết quả âm hay dương sẽ tùy thuộc vào mỗi doanh nghiệp. Nói chung, nói cho bạn dễ hiểu khi bạn đến với một công ty tư nhân hay công ty cổ phần mà công ty đó trả cổ tức cho bạn đều đều thì đơn giản công ty đang làm ăn phát triển.

Ngược lại, nếu một doanh nghiệp không chi trả cổ tức thì đơn giản là đang làm ăn thua lỗ nhưng cũng nghĩ theo một cách khác như họ đang cần vốn để tăng trưởng trong tương lai.

Đọc và phân tích thuyết minh báo cáo tài chính

Cuối cùng, bạn sẽ được tìm hiểu về thuyết minh báo cáo tài chính. Bạn sẽ được diễn giải các thông tin khác nhau.

Đối với phần này, bạn sẽ gặp một số nội dung như: Các chính sách kế toán, những đơn vị tiền tệ được dùng trong báo cáo, chuẩn mực kế toán,… và một số đặc điểm của doanh nghiệp.

Khi bạn đọc một báo cáo tài chính mà sẽ xuất hiện những lưu ý thì bạn sẽ được giải đáp các thắc mắc đó. Những trình bày rõ ràng về các khoản mục như tăng hoặc giảm trong kỳ như thế nào được diễn tả bằng lời và các công thức chính xác để giúp bạn rõ hơn trong việc đọc báo cáo.

Lưu ý cần biết khi đọc và phân tích báo cáo tài chính

Lưu ý cần biết khi đọc và phân tích báo cáo tài chính
Lưu ý cần biết khi đọc và phân tích báo cáo tài chính

Cuối cùng, bạn đọc hãy tìm những loại báo cáo này ở đâu. Tất cả các báo cáo tài chính như thế này sẽ được công khai trên website của mỗi doanh nghiệp.

Nếu bạn đã bước chân vào đầu tư chứng khoán thì chắc chắn bạn sẽ không thể không bỏ qua các bảng báo cáo, các văn bản chứa nhiều thông tin bổ ích như thế này. Một số tuýp nho nhỏ mà mình có thể truyền lại cho bạn khi học cách đọc báo cáo tài chính như: 

  • Thứ nhất: Rất nhiều thông tin khác nhau được trình bày tại nhiều văn bản. Việc bạn cần làm đó là xác định đâu là nội dung chính, nội dung trọng tâm mà bạn quan tâm khi bắt đầu đi đầu tư. Bạn cần quan tâm các chỉ số có khả năng sinh lãi không. Ví dụ như: Nợ ngắn hạn, dài hạn của công ty như thế nào qua các năm. Doanh thu, lợi nhuận tăng hay giảm qua các quý hay năm,…
  • Thứ hai: Bạn nên siêng năng hơn trong việc đọc báo cáo tài chính. Không phải là bạn đọc tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp mà còn phải đọc các giai đoạn 3-5 năm sẽ giúp cho bạn có cái nhìn tổng quan về một doanh nghiệp đang phát triển như thế nào. Có như vậy, bạn mới đánh giá được hết tất cả tiềm năng tăng trưởng của một doanh nghiệp.
  • Thứ ba: Nếu bạn đang đầu tư một cổ phiếu cùng ngành thì việc đọc báo cáo tài chính của các công ty khác cùng lĩnh vực sẽ giúp bạn có cái nhìn về dòng tiền của bạn sẽ được sinh sôi nảy nở hơn, đảm bảo an toàn về mặt tài sản.

Cuối cùng, sau bài viết mà Nguontaichinh.com đã hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính một cách chi tiết nhất. Bên cạnh đó là những thủ thuật của các doanh nghiệp và một số mẹo hay mà mình muốn chỉ cho bạn, đừng chần chừ mà không tìm ngay một bảng báo cáo của một doanh nghiệp để đọc thử nhé, nếu trong quá trình đọc có nhiều câu hỏi mà bạn muốn hỏi thì hãy liên hệ với mình nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x