WACC là gì? Cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân chuẩn xác

Phạm Thùy Phương 22/07/2022 204 Views

Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng nguồn vốn đầu tư đến từ các nguồn khác nhau vì vậy việc tính chi phí sử dụng là rất quan trọng. Một công cụ không thể thiếu chính là WACC giúp các nhà đầu tư đánh giá được chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp dựa trên tỷ trọng các loại vốn mà doanh nghiệp đang sở hữu.

Để hiểu rõ hơn về WACC và cách tính chi phí sử dụng vốn bình quân một cách chính xác nhất. Hãy tham khảo bài viết này do chính Nguontachinh.com đã soạn thảo dành cho bạn. Đọc hết bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cần thiết đấy.

WACC là gì?

WACC là gì?
WACC là gì?

WACC được viết tắt bởi cụm từ “Weighted Average Cost of Capital” được hiểu là chi phí sử dụng vốn bình quân. Là chi phí sử dụng vốn được doanh nghiệp tính toán dựa trên tất cả các loại vốn mà doanh nghiệp đã và đang sử dụng là cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, trái phiếu, nợ vay và các khoản nợ dài hạn khác.

Thực tế thì doanh nghiệp sẽ phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau để để đáp ứng được nhu cầu hoạt động phát triển kinh doanh. Tuy vậy với mỗi nguồn vốn được tài trợ sẽ có chi phí sử dụng vốn khác nhau nên việc xác định WACC sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra quyết định tài chính hợp lý.

Cách tính WACC

Chúng ta sẽ dựa theo công thức để tính WACC, cụ thể:

Trong đó:

  • E: là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu
  • D: là giá trị thị trường của các khoản nợ
  • V = E + D
  • Re: là chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu
  • Rd: là chi phí sử dụng nợ
  • Tc: Là thuế thu nhập của doanh nghiệp
  • E/V là đại diện cho tỷ trọng tài trợ dựa trên vốn chủ sở hữu
  • D/V là thể hiện tỷ trọng tài trợ dựa trên nợ 

Để hiểu rõ hơn ta cùng đi vào ví dụ có một công ty A thu được 2 tỷ đồng tiền tài trợ bằng nợ và thu 5 tỷ đồng tài trợ bằng vốn cổ phần. Chúng ta sẽ có:

Tổng vốn = 7 tỷ

E/V = 5 tỷ / 7 tỷ = 0.7

D/V = 2 tỷ / 7 tỷ = 0.2

Một công ty chỉ nhận tài trợ vốn qua một nguồn như cổ phiếu phổ thông chẳng hạn thì việc tính toán sẽ đơn giản hơn. Nếu nhà đầu tư kỳ vọng rằng tỷ suất sinh lợi là 10% thì chi phí vốn của công ty sẽ bằng chi phí vốn chủ sở hữu 10%.

Và điều này cũng đúng trong trường hợp công ty sử dụng vốn tài trợ bằng nợ, ví dụ nếu công ty trả lãi suất trung bình là 5% trên mỗi trái phiếu đang được lưu hành thì phí nợ của nó cũng tương ứng 5%. Đây cũng được xem là phí vốn của nó. 

Dù vậy đa số công ty hiện nay tạo ra nguồn vốn là sự kết hợp giữa vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Để biểu thị chi phí vốn bằng một con số người ta phải cân nhắc giữa tỷ lệ chi phí nợ và chi phí vốn chủ sở hữu dựa theo mức độ tài trợ được thông qua mỗi nguồn. 

Ý nghĩa của chi phí sử dụng vốn bình quân WACC

Ý nghĩa của việc sử dụng WACC
Ý nghĩa của việc sử dụng WACC

Có thể nói WACC có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Với doanh nghiệp:

  • Việc tính WACC sẽ giúp các doanh nghiệp tính được mỗi đồng vốn được tài trợ sẽ tốn bao nhiêu chi phí.
  • Giúp các doanh nghiệp tính được khoản lời mà người vay và chủ sở hữu vốn có thể nhận được.
  • Các ban lãnh đạo sử dụng WACC để đưa ra các quyết định lớn như việc sát nhập hay mua lại một doanh nghiệp nào đó.
  • Chỉ số WACC luôn gắn liền với tỉ lệ chiết khấu nên thường được dùng cho dòng tiền rủi ro. Nếu trong trường hợp tỉ lệ hoàn vốn nội bộ thấp hơn WACC thì lúc này doanh nghiệp không nên đầu tư mạnh vào dự án mà thay vào đó doanh nghiệp nên mua lại cổ phiếu của mình hoặc chi trả cổ tức.

Với nhà đầu tư:

  • Các nhà đầu tư hoặc cho vay, chi phí vốn bình quân WACC được xem là chi phí cơ hội của họ khi chấp nhận rủi ro khi đã đầu tư vào doanh nghiệp.
  • Nếu muốn xác định giá trị của các khoản đầu tư các nhà đầu tư thường xem chỉ số WACC rồi mới ra quyết định rằng nên mua cổ phiếu nào để có lợi nhuận cao nhất.

Cách sử dụng WACC

Cách sử dụng WACC hiệu quả
Cách sử dụng WACC hiệu quả

Việc sử dụng WACC của các nhà đầu tư để đánh giá giá trị của các khoản đầu tư để đưa ra quyết định xem cổ phiếu nào đáng để mua. Hoặc có thể khi phân tích dòng tiền chiết khấu nhà đầu tư có thể sử dụng các chỉ số của WACC làm tỷ lệ chiết khấu cho các dòng tiền trong tương lai để xác định giá trị hiện tại của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó chỉ số WACC còn được sử dụng trong việc:

  • Đánh giá hiệu suất ROIC – Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của doanh nghiệp.
  • Dùng để tính giá trị kinh tế gia tăng EVA = NOPAT – (Vốn đầu tư * WACC).
  • Tỷ lệ chiết khấu trong tính toán giá trị hiện tại ròng (NPV): Giá trị hiện tại ròng (NPV) là phương pháp được sử dụng phổ biến trong việc xác định khả năng sinh lời của các khoản đầu tư. Trong đó WACC còn được sử dụng như một cách tính tỷ lệ vượt rào cho các tính toán NPV. Bên cạnh đó tất cả dòng tiền tự do và giá trị đầu, cuối cùng đều được chiết khấu bằng WACC.

Hạn chế của WACC

Những mặt hạn chế của WACC
Những mặt hạn chế của WACC

Một số mặt hạn chế mà bạn cần biết khi tính chỉ số WACC:

  • Cách tính WACC khó thực hiện: để tính được đòi hỏi các nhà đầu tư phải có nhiều kiến thức chuyên môn. Lý do là cách tính WACC có nhiều biến số như chi phí, vốn cổ phần và tính minh bạch trong việc tính toán giá trị của công ty.
  • Thiếu thông tin: Với công ty được niêm yết thì thông tin đã được công bố rộng rãi nhưng với các công ty tư nhân các thông tin lại thiếu đi thông tin cần thiết nên việc tính WACC gặp nhiều trở ngại. Và một điểm nữa là những công ty tư nhân thì báo cáo tài chính sẽ không được xem xét bởi các kiểm toán viên chuyên nghiệp.
  • Thay đổi cấu trúc vốn: Theo WACC giả định rằng cấu trúc vốn của công ty vẫn sẽ giữ nguyên theo thời gian. Dù vậy nhưng cơ cấu vốn sẽ thay đổi khi có một dự án mới được chấp nhận. Những dự án mới này sẽ được tài trợ nguồn vốn bằng nợ hoặc vốn chủ sở hữu vì thế cơ cấu vốn như WACC cũng sẽ bị thay đổi.
  • Có thể bị thao túng: Các công ty sẽ sử dụng thủ thuật tăng nợ để thao túng WACC. Với trường hợp này WACC sẽ giảm đi độ chính xác, các nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn khi đưa ra quyết định đầu tư.

Qua những gì mà Nguontaichinh.com đã chia sẻ về chỉ số WACC cùng với những ý nghĩa, công thức liên quan. Bên cạnh đó những hạn chế, điểm lợi cùng với cách sử dụng cũng đã được đề cập trong bài viết này. Bài viết này nằm trong số các bài viết phân tích cơ bản về cổ phiếu, bạn có thể theo dõi thêm để bổ sung kiến thức cho bản thân. Nếu gặp những khó khăn hay những câu hỏi mà bạn không thể tìm được câu trả lời hãy liên hệ với chúng mình để được hỗ trợ nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x