Vốn lưu động là gì? Ý nghĩa và cách tính vốn lưu động

Phạm Thùy Phương 22/07/2022 221 Views

Bạn đã từng nghe qua khái niệm vốn lưu động nhưng không biết nhiều về loại vốn này? Rất nhiều trang mạng đã nói về chủ đề này. Hôm nay mình sẽ giải đáp các thắc mắc về loại vốn này. Cùng xem ngay nhé.

Khi doanh nghiệp đang trên đà phát triển không thể không có vốn đang lưu động vì nó đánh giá hiệu quả sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp trong giai đoạn ngắn hạn. Đây là chỉ số mà giúp cho các doanh nghiệp được hoạt động bình thường trong nền kinh tế.

Nói đến đây chắc bạn một phần nào hình dung ra được vốn lưu động nó hoạt động như thế nào. Để tìm hiểu sâu hơn về dòng vốn này cũng như ứng dụng ra sao trong một doanh nghiệp. Cùng Nguontaichinh.com xem ngay bài viết phía dưới để nắm được những kiến thức nhé.

Khái niệm vốn lưu động (Working Capital) là gì?

Khái niệm vốn lưu động (Working Capital) là gì?
Khái niệm vốn lưu động (Working Capital) là gì?

Vậy Working Capital là gì? hay còn gọi là tài sản lưu động bạn có thể gọi sao cũng được. Được các doanh nghiệp sử dụng cho trả các hoạt động được diễn ra hằng ngày như: tiền lương nhân viên, các khoản nợ ngắn hạn đến từ ngân hàng, các loại chi phí khác,…

Khi quản lý nguồn vốn này tốt bạn sẽ thấy các doanh nghiệp được phát triển mạnh mẽ và bền vững. Ngược lại, nếu không quản lý tốt hay dù lợi nhuận bạn cao đến đâu bạn sẽ thấy các doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm dịch vụ bị gián đoạn, thậm chí có thể dẫn đến phá sản.

Vốn điều lệ và vốn lưu động khác nhau như thế nào?

Vốn điều lệ và vốn lưu động khác nhau như thế nào?
Vốn điều lệ và vốn lưu động khác nhau như thế nào?

Như vậy bạn có thể hiểu được vốn lưu động là gì, vậy nó sẽ khác như thế nào so với vốn điều lệ. Vốn điều lệ các bạn có thể hiểu nó là tổng các giá trị tài sản do nhiều thành viên hay chủ sở hữu cam kết đóng góp vào khi bắt đầu thành lập doanh nghiệp. 

Bản chất của 2 dòng vốn này cũng hoàn toàn khác nhau. Nếu vốn lưu động thiên về những chi phí để mua các loại tài sản, hàng hóa hay phục vụ quản trị doanh nghiệp. Thì vốn điều lệ được hiểu là số vốn ban đầu được các thành viên đóng góp vào, nó có liên quan đến những quyền lợi và nghĩa vụ khi các thành viên góp vốn được ghi trên điều lệ. 

Việc doanh nghiệp ban đầu khi muốn thành lập thì hầu hết toàn bộ số vốn đều xuất phát tự có nhưng khi các doanh nghiệp hoạt động lâu dài thì vốn sẽ được chia thành nhiều nguồn khác nhau, nợ và lợi nhuận được giữ, vốn ban đầu. Nhưng vốn điều lệ vẫn không thay đổi trừ khi có một quyết định thay đổi.

Cách tính vốn lưu động

Cách tính vốn lưu động
Cách tính vốn lưu động

Cách tính rất đơn giản khi nhắc về tài sản lưu động được biết như là một tài sản ngắn hạn được tính như sau:

Vốn lưu động(Working Capital) = Tài sản ngắn hạn – Nợ phải trả ngắn hạn

Trong đó:

  • Tài sản ngắn hạn: là những loại tài sản mà các công ty có thể chuyển đổi thành tiền mặt (thời hạn là 1 năm). Ví dụ: các khoản phải thu, vàng bạc, hàng hóa,…
  • Nợ phải trả ngắn hạn: các khoản dưới 1 năm. Bao gồm các khoản vay nợ ngân hàng ngắn hạn,…

Ví dụ: Một công ty X có tài sản ngắn hạn là 5 tỷ và nợ ngắn hạn là 1 tỷ. Áp dụng công thức phía trên mà mình cung cấp thì bạn có thể tính ra được Working Capital của công ty X là 4 tỷ đồng. Đơn giản phải không nào.

Ngoài công thức mà mình cung cấp, bạn có thể đánh giá bằng nhiều tiêu chí khác như: khả năng thanh toán nhanh hay khả năng thanh toán hiện thời,…

Ý nghĩa vốn lưu động

Ý nghĩa vốn lưu động
Ý nghĩa vốn lưu động

Ý nghĩa của nguồn vốn này rất quan trọng mà các nhà đầu tư nên chú ý. Có 3 trường hợp khác nhau có thể xảy ra sau đây:

Trường hợp 1: Tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả ngắn hạn
  • Nghĩa là nguồn tài sản lưu động này thường xuyên có giá trị dương.
  • Điều này các nhà đầu tư rất thích. Khi ấy, các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được diễn ra bình thường.
Trường hợp 2: Tài sản lưu động < Nợ phải trả ngắn hạn
  • Đây là dấu hiệu mà các doanh nghiệp nên chú ý. Đặc biệt là những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hay xây dựng.
  • Đặc biệt: Nếu <0 thì doanh nghiệp đang hình thành các loại tài sản bằng nguồn vốn ngắn hạn. Đây là một sai lầm của nhiều doanh nghiệp khi sử dụng sai dòng vốn, cán cân thanh toán đã mất cân bằng.
  • Nhưng đối với ngành thương mại thì điều này hợp lý vì tốc độ quay vòng vốn rất nhanh.
Trường hợp 3: Tài sản lưu động = Nợ phải trả ngắn hạn
  • Khi trường hợp này xảy ra, ta có thể hiểu là chỉ có tài sản cố định được các nhà đầu tư tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn. Ngược lại, tài sản lưu động thì được bảo trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn.
  • Đây là trường hợp cũng không có ý nghĩa gì với những doanh nghiệp có những ngành nghề có tốc độ quay vòng vốn chậm.

Tóm lại: 

  • Tùy vào mỗi thời điểm khác nhau mà các doanh nghiệp lớn nhỏ sẽ được tài trợ tài sản lưu động khác nhau. Tuy nhiên, thị trường thì luôn thay đổi từng ngày, có rất nhiều khoản tiền khác nhau mà công ty có thể vận dụng để tạo ra sự sai lệch.
  • Một số mẹo mà các doanh nghiệp thường sử dụng như: Công ty X có thể liệt kê các loại tài sản ngắn hạn có thể mất đến 1 năm thu lại nhưng lại không báo cáo chi tiết. Vì thế, bạn nên nghiên cứu cùng lúc các chỉ số nhé.
  • Qua đây, mình có thể biết được các nhà quản trị sẽ làm gì, điều chỉnh hay lựa chọn các chính sách tài trợ sao cho phù hợp nhất trong mỗi doanh nghiệp.

Một Case Study mà mình muốn giới thiệu cho bạn khi họ đã áp dụng thành công về việc quản trị vốn lưu động như: 

Thế Giới Di Động họ có phần mềm ERP, hệ thống này sẽ cho phép nhập hàng theo các đơn, cấu hình cho điện thoại,… Khi một chi nhánh nào ở thế giới di động mà hết hàng thì phần mềm sẽ nhận diện chi nhánh nào còn hàng để bán cho khách hàng. 

Tiện lợi phải không nào.Ngoài ra, còn nhiều ứng dụng khác nữa mà bạn có thể tìm hiểu.

Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?
Vốn lưu động bao nhiêu là đủ?

Đây là một câu hỏi chung chung mà nhiều người thường hay hỏi. Để trả lời cho một doanh nghiệp cần bao nhiêu là đủ thì thường người ta sử dụng thước đo “Working capital ratio” hay còn gọi là tỷ lệ vốn lưu động.

Công thức được tính bằng: Working capital ratio = Tài sản ngắn hạn / Nợ phải trả ngắn hạn

  • Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 nghĩa là tài sản ngắn hạn ít hơn nợ phải trả. Khi đấy có nghĩa là doanh nghiệp này có nguy cơ phá sản cao khi không thanh toán được các khoản nợ.
  • Nếu 1<Working capital ratio<2 tức là tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ phải trả. Đồng nghĩa việc doanh nghiệp dư sức chi trả các khoản nợ trong thời gian ngắn hạn.
  • Nếu lớn hơn 2 thì điều này nhiều nhà đầu tư rất thích. Có nghĩa là doanh nghiệp này đã quá mạnh, nguồn tài chính nội tại quá mạnh với các khoản vay nợ ít.

Nhưng thực tế thì tùy vào nhiều ngành nghề khác nhau mà có mức tỷ lệ phù hợp. Bạn chỉ cần quan tâm tỷ lệ này lớn hơn 1 hoặc bằng thì có thể được xem là an toàn.

Để bạn có thể hình dung rõ hơn về cách tính. Mình sẽ ví dụ một công ty X như sau:

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN CÔNG TY X
TÀI SẢN NGẮN HẠN NỢ PHẢI TRẢ NGẮN HẠN 870
Tiền và tương đương tiền 400 Vay ngắn hạn 300
Các khoản đầu tư ngắn hạn 200 Phải trả người bán ngắn hạn 540
Các khoản phải thu 600 Phải trả khác 30
Hàng tồn kho 950
Tài sản ngắn hạn khác 6

Như vậy, vốn lưu động công ty X sẽ được tính như sau:

2,156 – 870 = 1,286 ( tỷ đồng)

Điều này có thể chứng tỏ công ty này đang hoạt động tốt. Vậy nếu ta tính Working capital ratio sẽ như sau:

2,156 / 870 = 2,47

Với con số này được biểu hiện ra thì cho thấy công ty X này được coi là có dòng tiền kinh doanh lớn, có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Như vậy, mình đã minh họa có thể giúp bạn hiểu được các kiến thức kinh tế một cách chi tiết nhất.

Thay đổi vốn lưu động

Thay đổi vốn lưu động
Thay đổi vốn lưu động

Một doanh nghiệp hoạt động lâu năm không phải doanh thu cao, lợi nhuận tốt mà cách họ quản lý dòng tiền đó mới là then chốt để giúp các doanh nghiệp trụ mãi đến bây giờ.

Bởi vậy mình khuyên với các bạn rằng đằng sau những chỉ số tài chính mà bạn hay đọc đó là cả một câu chuyện của một doanh nghiệp. Nếu bạn quan tâm, bạn sẽ thấy được các thông tin vô cùng thú vị. 

Chu kỳ của doanh nghiệp

Trong giai đoạn khó khăn của bệnh dịch thì các công ty muốn bán được hàng nên phải tăng chiết khấu cho các cửa hàng, đại lý nếu muốn doanh số của mình được tăng lên. Nên hàng tồn kho phải tăng lên, điều này cũng một phần làm thay đổi tài sản lưu động. 

Khi bạn đọc một báo cáo mà thấy các chỉ số đều tăng trưởng đẹp thì bạn phải tự đặt một câu hỏi cho riêng mình. Nắm được điều này sẽ giúp các doanh nghiệp tồn tại lâu hơn trong nền kinh tế biến động.

Lợi thế của doanh nghiệp khi cạnh tranh trên thị trường

Những doanh nghiệp lớn như Vingroup, Vinamilk,… họ luôn có quy mô lớn và các công nghệ sản xuất hiện đại nên sẽ nắm cán trong việc đàm phán các bản hợp đồng. 

Bạn có thể để ý một số doanh nghiệp như Coteccons trong ngành xây dựng. Khi là một trong những công ty được niêm yết mà không vay một đồng nào từ ngân hàng. Quá ấn tượng phải không nào.

Tính minh bạch số liệu

Việc số liệu của mỗi doanh nghiệp luôn luôn là một ẩn số, đặc biệt quan tâm về những dòng tiền âm. Mình không phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp hay là kiểm toán viên xuất sắc nên việc tài sản lưu động âm là điều bình thường trong mỗi doanh nghiệp.

Nên nếu bạn không thực sự hiểu rõ về doanh nghiệp thì chúng ta không nên mạo hiểm phải không nào.

Câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp
Câu hỏi thường gặp

Sau đây là một số câu hỏi mà nhiều anh em khi mới bắt đầu tìm hiểu về Working Capital đang gặp những khó khăn. Mình sẽ tổng hợp 2 câu hỏi quan trọng nhất được nhiều người hỏi nhiều nhất.

Cách tính thay đổi Working Capital

Mình sẽ chia bạn làm 2 cách:

  • Cách 1: Working Capital năm nay – Working Capital năm trước
  • Cách 2: Thay đổi khoản phải thu ngắn hạn + thay đổi các hàng tồn kho – thay đổi phải trả người bán ngắn hạn = (Các khoản phải thu + tồn kho – phải trả người bán) năm nay – (Các khoản phải thu + tồn kho – phải trả người bán) năm trước

Trên đây là 2 cách tính mà mình đã tổng hợp được. Bạn có thể tham khảo nhé.

Tại sao dòng vốn lưu động lại không tính phần tiền mặt?

Thật ra, tiền mặt là một phần tài sản có thanh khoản cao nhất. Nên khi chủ sở hữu sử dụng phần tiền mặt này để khấu trừ các nghĩa vụ liên quan.

Từ đó, khi doanh nghiệp chiết khấu dòng tiền sẽ loại bỏ phần tiền mặt. Tuy nhiên, giá trị vẫn được tính cả phần tiền mặt vào để biết được giá trị cuối cùng của một doanh nghiệp.

Trên đây là bài viết về vốn lưu động cũng như cách tính và ý nghĩa được Nguontaichinh.com trình bày hết sức cụ thể nên chắc chắn bạn sẽ hiểu được, hãy liên hệ mình nếu có những thắc mắc nhé. Chúc bạn trở thành một nhà đầu tư thông minh và gặt hái quả ngọt của mình nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x