Thuật ngữ vốn hóa thị trường là gì, ý nghĩa mục đích ra sao, có làm ảnh hưởng gì đến nhà đầu tư hay không. Nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường thì đây là những kiến thức bạn cần nên tìm hiểu trước khi bắt đầu tham gia vào thị trường tài chính, đặc biệt là đầu tư chứng khoán.
Bạn là người thích đầu tư, muốn đạt được những thành tựu lâu dài trong thị trường chứng khoán. Nên những kiến thức trong một doanh nghiệp về quy mô, lợi nhuận tiềm năng hay rủi ro đều rất quan trọng, vì những kiến thức đó sẽ giúp bạn hiểu được công ty để đầu tư tốt hơn.
Vậy vốn hóa thị trường là gì mà các bạn cần phải biết để phân tích một mã cổ phiếu. Hôm nay, hãy cùng với Nguontaichinh.com tìm hiểu ngay những kiến thức bên dưới để biết thêm những thông tin chi tiết nhất.
Mục lục
Vốn hóa thị trường là gì?
Trước khi tìm hiểu những khái niệm chính bạn phải hiểu vốn hóa là gì? Được hiểu một cách đơn giản là tổng giá trị của một doanh nghiệp bao gồm: cổ phiếu, nợ dài hạn,… Để hiểu sâu hơn, bạn hãy tìm hiểu những nội dung bên dưới.
Khái niệm
Vốn hóa thị trường là gì? Một tên gọi khác đó là Market Capitalization được hiểu là tổng giá trị của tất cả cổ phiếu tại một doanh nghiệp đang có trong thị trường. Hoặc bạn có thể hiểu một cách đơn giản đó là bạn bỏ ra một số tiền lớn để mua lại một doanh nghiệp theo giá trên thị trường được tính ở thời điểm hiện tại.
Market Capitalization phụ thuộc vào giá thị trường của một cổ phiếu và tổng số lượng các cổ phiếu đang lưu hành ở thời điểm hiện tại. Chịu rất nhiều yếu tố tác động từ thị trường như: lãi suất, cung cầu, lạm phát,… nên giá trị vốn hóa thị trường của một công ty có thể giảm hoặc có thể tăng tùy vào những lúc biến đổi khác nhau từ thị trường. Chứ không phải phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh hay giá trị của một doanh nghiệp.
Bạn có thể hình dung: Một thùng nước ngọt là một doanh nghiệp X và mỗi lon là một cổ phiếu. Ví dụ giá một lon nước ngọt là 12.000 đồng tương đương với một cổ phiếu thì giá trị của một doanh nghiệp tổ chức sẽ là 1 thùng nước ngọt 24 lon, được tính là 12.000 * 24 lon = 288.000 đồng
=> Vậy 288.000 đồng là vốn hóa thị trường của một doanh nghiệp X. Nhưng trên đây là một ví dụ chứ không phải doanh nghiệp chỉ có 20 cổ phiếu, có thể lên đến hàng triệu thậm chí hàng tỷ cổ phiếu.
Chỉ số vốn hóa thị trường bạn có thể tìm trên những trang website như cafef.vn, vietstock.vn và website của doanh nghiệp đó. Ngoài vốn hóa thị trường ra, bạn có thể nghe đến vốn hóa của cả thị trường chứng khoán. Vào 03/2018, VHTT của Việt Nam là: 70% chiếm toàn bộ GDP của nền kinh tế.
Tỷ lệ vốn hóa
Capitalization rate hay còn gọi là tỷ lệ vốn hóa, là một trong những thuật ngữ cũng rất quan trọng. Được hiểu là tỷ trọng của một loại vốn vay/ cổ phần với tổng giá trị VHTT của một công ty.
Trên thị trường hiện nay các doanh nghiệp lớn thường có nhiều loại vốn vay cổ phần. Capitalization rate là một chỉ số thể hiện sự quan trọng của mỗi loại cổ phần trong một cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
Phân loại doanh nghiệp theo vốn hóa thị trường
Hiện nay không có tiêu chí nào để phân loại vốn hóa thị trưởng của một doanh nghiệp. Nhưng trên thế giới được chia thành 6 nhóm:
- Mega Cap: Lớn hơn 200 tỷ USD
Ví dụ như: Amazon có số vốn lớn hơn 700 tỷ USD, Google >700 tỷ USD, Berkshire Hathaway của tỷ phú Warren buffett là 500 tỷ USD và nhiều công ty khác nữa)
- Big/Large Cap: 10 – 200 tỷ USD. Ví dụ: Vinamilk ở Việt Nam.
- Mid Cap: 2 – 10 tỷ USD
- Small Cap: 300 – 2 tỷ USD
- Micro Cap: 50 – 300 triệu USD
- Nano Cap: Dưới 50 triệu USD
Những số này sẽ tiếp tục thay đổi theo thời gian, bởi nhìn theo góc độ tương lai thì thị trường sẽ luôn tăng giá và vốn hóa của các doanh nghiệp sẽ được lớn hơn. Mặc dù không có thừa nhận chính thức nhưng ở Việt Nam được chia ra những loại như sau:
Nhóm | Tên tiếng anh | VHTT (Tỷ VND) |
Vốn hóa lớn | Big Cap / Large Cap | Lớn hơn 10.000 tỷ |
Vốn hóa vừa | Midcap | 1.000<Vốn hóa<= 10.000 tỷ |
Vốn hóa nhỏ | Smallcap | 100<Vốn hóa<=1.000 tỷ |
Vốn hóa siêu nhỏ | Microcap | Nhỏ hơn 100 tỷ |
Largecap – Vốn hóa lớn
Những doanh nghiệp có giá trị vốn hóa cao trên 10.000 tỷ VND tên tiếng anh là Large Cap. Nhiều danh tiếng trên thị trường với những dịch vụ và sản phẩm chất lượng cao, chi trả cổ tức đều đặn, và tăng trưởng đều qua các năm.
Những doanh nghiệp nằm trong nhóm này là những doanh nghiệp xuất sắc trong lĩnh vực của họ. Vì thế, khi bạn đầu tư vào những doanh nghiệp như thế này thường được xem là thận trọng hơn so với những doanh nghiệp khác có vốn hóa ít nhiều tiềm ẩn rủi ro khác nhau.
Một số doanh nghiệp có vốn hóa lớn ở Việt Nam như: VinGroup (VIC), Ngân hàng Vietcombank (VCB), Vinamilk (VNM) , Công ty cổ phần Masan (MSN),…
Midcap – Vốn hóa vừa
Những doanh nghiệp này có vốn hóa từ 1.000 tỷ VND – 10.000 tỷ VND. Thông thường, những doanh nghiệp này đang kỳ vọng ở mức tăng trưởng cao trong tương lai.
Những doanh nghiệp nằm ở nhóm này đang trong tình trạng mở rộng thị trường để phát triển. Đây được coi là một trong những giai đoạn quan trọng mang tính quyết định.
Đối với một doanh nghiệp có vốn hóa trung bình thì sẽ mang lại tiềm năng tăng trưởng cao hơn so với các công ty có vốn hóa lớn (Large Cap). Ít rủi ro hơn nên được nhiều người quan tâm trong những năm qua.
Smallcap – Vốn hóa nhỏ
Tên tiếng anh là Smallcap. Những công ty ở nhóm vốn hóa nhỏ thường có cổ phiếu thấp hoặc số lượng ít. Ngoài ra, những doanh nghiệp có giá cổ phiếu thấp là do nhiều yếu tố khác nhau như: môi trường cạnh tranh gay gắt, thị trường bỏ quên,… nên đã đánh giá cổ phiếu thấp.
Microcap – Vốn hóa siêu nhỏ
Tên tiếng anh là Microcap được hiểu là những doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường, cạnh tranh gay gắt khốc liệt nhưng vẫn rất giá trị đối với những ngành nghề mới. Với nguồn lực hạn chế chưa đủ mạnh nên khá nhạy cảm với các giai đoạn bất lợi từ thị trường.
Những doanh nghiệp trong nhóm này thường có cổ phiếu rất rẻ như ly trà đá. Mang tính rủi ro cao và có ít số liệu để bạn có thể phân tích.
Ở sàn HOSE cũng xây dựng danh mục các cổ phiếu dựa vào VHTT như:
- VN30: Nhóm 30 doanh nghiệp đang tăng trưởng có vốn hóa thị trường lớn nhất và thanh khoản lớn tại Việt Nam, nhóm này chiếm gần 70% trên toàn bộ thị trường.
- VNMidcap: Đây là nhóm cỡ vừa ở Việt Nam. Bao gồm 70 doanh nghiệp.
- VN100: Nhóm này là sự kết hợp ở VN30 – VNMidcap. Gồm 100 doanh nghiệp.
- VNSmallCap: Những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.
Ý nghĩa vốn hóa thị trường
Sau khi bạn hiểu được vốn hóa thị trường là gì cũng như có mấy loại tại Việt Nam thì sau đây là ý nghĩa mà bạn cần nên biết.
Thứ nhất, vốn hóa thị trường là chỉ số được rất nhiều người quan tâm bao gồm các nhà đầu tư, quỹ đầu tư,… Vì nó liên quan đến quy mô doanh nghiệp cũng như số lượng cổ phiếu mà các doanh nghiệp đó đang phát hành.
Chưa kể giá của những doanh nghiệp đó biểu hiện cho vị thế của ngành, khả năng tăng trưởng trong tương lai cũng như thị trường đang đánh giá như thế nào đối với một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, vốn hóa lớn sẽ giúp bạn phòng tránh được những rủi ro trong tương lai, giúp bạn có thể thoái vốn nhanh hơn.
Quan trọng nhất là những doanh nghiệp có vốn hóa lớn thì sẽ tin cậy hơn gặp những rủi ro ít hơn. Chính vì thế, trong danh mục đầu tư của bạn, bạn nên đa dạng các loại cổ phiếu hơn để thu được phần lợi nhuận tốt nhất.
Cách tính vốn hóa thị trường
Công thức tính vốn hóa thị trường rất đơn giản. Bạn chỉ cần một số thông tin như: số lượng cổ phiếu đang lưu hành và giá của mỗi cổ phiếu tại thời điểm hiện tại. Công thức như sau:
Vốn hóa thị trường (Market Capitalization) = Giá cổ phiếu hiện hành x Số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Một ví dụ thực tế: Một doanh nghiệp A có số lượng 1,45 tỷ cổ phiếu, giá cổ phiếu của doanh nghiệp A là 200.000 VND/ cổ phiếu. Vậy vốn hóa của công ty đó là: 200.000 đồng x 1,45 tỷ cổ phiếu = 290.000 tỷ đồng (gần 13 tỷ USD).
Thực tế vốn hóa thị trường tại Việt Nam
Như vậy vốn hóa thị trường là gì, cách tính ra sao đã được mình thể hiện chi tiết ở bài viết phía trên. Vậy ở Việt Nam thực tế ra sao cùng xem ngay bên dưới.
Vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam
Vào năm 2020 theo như nhà nước công bố, tổng vốn hóa thị trường chứng khoán tại Việt Nam đạt 5,5 triệu tỷ tương đương với 236 tỷ đô la. Đây là một trong những con số so với năm 2019 đã tăng gần 25%.
Để có được một con số đáng ấn tượng như vậy thì một phần là do đại dịch Covid -19 đã làm rất nhiều người quan tâm đến thị trường chứng khoán nên tiền đầu tư đổ vào đây rất nhiều. Cụ thể là: 36.451 tài khoản được mở, thanh khoản mỗi phiên lên đến 8 nghìn tỷ.
Lý do: Trong thời gian diễn ra dịch bệnh hầu hết mọi người đều không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình, thậm chí là đóng cửa. Khi đó lãi suất ngân hàng thì chỉ có 4,5% nên chỉ có một kênh đầu tư có giá trị đó là thị trường chứng khoán.
Bản đồ vốn hóa thị trường Việt Nam
Đây là một trong những bản đồ ở Việt Nam mà mình lấy làm ví dụ. Nhìn chung bạn có thấy rất nhiều cổ phiếu có xu hướng giảm rất nhiều, những cổ phiếu Bluechip đã giảm nhiều như các cổ: VIC,GAS, BID, VHM,… đã đóng cửa ở giá sàn. Đây là biểu đồ vào năm 2018 đã làm thất thoát đến 8,22 tỷ đô.
Ở Việt Nam có 3 sàn là HNX, HOSE, UPCOM. Nhưng các nhà đầu tư quốc tế chỉ lấy chỉ số VN – Index để đại diện chung cho thị trường ở Việt Nam.
Yếu tố ảnh hưởng đến vốn hóa thị trường
Đây là một trong những chỉ số ảnh hưởng đến tình hình chung của một doanh nghiệp. Chịu rất nhiều yếu tố trong nền kinh tế, nên rất biến động và không cố định. Nhìn chung sẽ có 2 yếu tố cơ bản để ảnh hưởng đến thị trường.
- Giá cổ phiếu hay số lượng cổ phiếu: Khi các nhà đầu tư giao dịch mua bán cổ phiếu thì số lượng cổ phiếu trong doanh nghiệp sẽ được tăng lên, nên sẽ ảnh hưởng một phần giá trị của cổ phiếu. Nên khi thực hiện quyền có thể ảnh hưởng một phần lên giá trị vốn hóa trong doanh nghiệp.
- Thu mua các cổ phiếu của doanh nghiệp hay mua vào các cổ phiếu quỹ.
Nhưng giá trị vốn hóa sẽ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động sau đây:
- Trường hợp 1: Chia nhỏ cổ phiếu.
- Trường hợp 2: Chia cổ tức bằng hình thức cổ phiếu.
Đối với trường hợp 1 giá cổ phiếu sẽ giảm nhưng số lượng cổ phiếu sẽ được tăng lên, nên tổng giá trị cổ phiếu không đổi. Còn đối với trường hợp 2 khi chia cổ tức bằng cổ phiếu thì tổng số cổ phiếu sẽ được tăng lên bởi các nhà đầu tư sẽ được chia thêm cổ tức dưới dạng cổ phiếu nhưng lúc đó giá sẽ giảm.
Bạn có thể nguyên cứu giá trị vốn hóa của một doanh nghiệp sâu hơn bằng cách đọc nhiều tài liệu, điển hình là lý thuyết MM theo tên của hai nhà nghiên cứu là Modigliani và Miller họ là những người được trao thưởng giải Nobel kinh tế.
Khác biệt giữa giá trị thị trường và vốn hóa
Các khái niệm về vốn hóa là gì, khác biệt như thế nào so với giá trị thị trường. Về tên thì vốn hóa thị trường (Market Capitalization) và Market Value là giá trị thị trường, tất cả đều được sử dụng để đánh giá một tài sản của doanh nghiệp.
Tuy nhiên sẽ có một số điểm khác nhau mà bạn cần lưu ý:
Để bạn có thể mua lại toàn bộ một doanh nghiệp thì có thể được coi là giá trị vốn hóa thị trường( Công thức bạn có thể xem lại ở phía trên). Nhưng một mức giá như thế có hợp lý hay không thì chúng ta phải dựa vào chỉ số “giá trị thị trường”, vì nhiều khi giá trị của một doanh nghiệp đó đang được định giá cao hơn nhiều hoặc thấp so với vốn hóa của nó.
Đây là sự khác biệt rõ nhất và cũng là cơ bản nhất. Bạn có thể tìm hiểu sâu hơn tại Nguontaichinh.com nhé, chắc chắn bạn sẽ không hề thất vọng.
Chiến lược đầu tư dựa vào vốn hóa
Khi bạn đã đọc đến đây chắc hẳn rằng những kiến thức mà Nguontaichinh.com chia sẻ về vốn hóa thị trường là gì, cách tính và ý nghĩa ra sao bạn đã nắm chắc. Vậy đầu tư như thế nào là hợp lý để chiến thắng thị trường.
Bạn có thể hiểu một cách đơn giản như các cổ phiếu đang xuất hiện trên thị trường thường sẽ bị ảnh hưởng đến biến động giá và từng thời kỳ khác nhau. Nên chắc chắn rằng, không có phương pháp đầu tư nào dành cho cổ phiếu vốn hóa lớn hay cổ phiếu vốn hóa nhỏ.
Nên mình khuyên các nhà đầu tư hãy tập trung vào chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư. Tìm hiểu nhiều doanh nghiệp có vốn hóa khác nhau trên thị trường và các ngành nghề khác nhau để thu được phần lợi nhuận như mong muốn.
Vậy tại sao lại làm như vậy?
Khi bạn gặp những mã đang giảm giá thì rất có thể những mã nằm trong nhóm Midcap, Smallcap sẽ được tăng lên, giúp bạn bù đắp được những rủi ro. Từ đó, danh mục đầu tư của bạn sẽ ít biến động hơn khi thị trường thay đổi.
Muốn có một danh mục đầu tư tốt, bạn thực hiện chiến lược cụ thể như sau:
- Tài sản bạn như thế nào
- Lợi nhuận bạn muốn bao nhiêu
- Đầu tư với thời gian bao lâu
- Bạn có chịu được rủi ro hay không
- Kiến thức bạn đã vững chưa
Chính vì thế khi danh mục đầu tư của bạn phân bổ đều cho các mã, bạn sẽ tối ưu được phần lợi nhuận.
Về khoản tiền ban đầu khi tham gia thị trường là khác nhau. Có người mới bắt đầu đã 100 triệu/ tháng hoặc sinh viên mới ra trường 5 triệu/ tháng nên bạn không thể tham khảo chiến lược của người ta như thế nào.
Nhưng đối với những khoản tiền lớn từ 1 tỷ – 2 tỷ, bạn có thể tham gia bất cứ mã cổ phiếu nào nhưng sẽ có một số lưu ý bạn nên biết như:
- Chiến lược lâu dài: Nếu bạn thích những doanh nghiệp nhỏ thì hãy tìm hiểu thật kỹ trong tương lai có triển vọng gì không. Chắc chắn nếu bạn đã nguyên cứu thành công thì những công ty này sẽ có lợi nhuận cao hơn so với một số công ty có tiếng trên thị trường.
- Kiến thức chưa đủ sâu: Nếu bạn không giỏi tìm kiếm những cổ phiếu tốt thì mình khuyên bạn nên tập vào những mã nằm ở VN30 là sẽ tốt hơn.
- Tìm hiểu những mã UPCOM: các cổ phiếu như MLS, ORS,… Đặc biệt hãy chú ý đến thanh khoản của những mã này nhé.
Top 10 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất tại Việt Nam
Sau đây là một ví dụ của nhóm cổ phiếu được người mua nhiều nhất trên thị trường. Những mã này có sức hút lớn, ổn định cao giúp bạn có nguồn thu nhập lâu dài. Cùng với Nguồn Tài Chính xem ngay 10 công ty uy tín trên thị trường Việt Nam.
STT | Mã CK | Tên doanh nghiệp | Lĩnh vực hoạt động | Giá trị vốn hoá (Tỷ đồng) |
1 | VIC | Tập đoàn Vingroup | Thương mại, công nghiệp, bất động sản… | 309.692 |
2 | BID | Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam | Dịch vụ tài chính | 220.046 |
3 | VCB | Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam | Dịch vụ tài chính | 385.450 |
4 | VHM | Công ty cổ phần Vinhomes | Bất động sản | 330.601 |
5 | MSN | Công ty cổ phần tập đoàn Masan | Sản xuất kinh doanh hàng tiêu dùng, đồ uống, nước tương, nước mắm, … | 167.872 |
6 | TCB | Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam | Dịch vụ tài chính | 173.966 |
7 | VPB | Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng | Dịch vụ tài chính | 165.372 |
8 | VNM | Công ty cổ phần sữa Việt Nam | Sản xuất dầu khí, bán lẻ sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí | 169.077 |
9 | GAS | Tổng công ty khí Việt Nam | Sản xuất dầu khí, bán lẻ sản phẩm dầu khí, dịch vụ dầu khí | 207.281 |
10 | HPG | Tập đoàn Hòa Phát | Sản xuất ống, tôn, các thiết bị điện lạnh, nội thất,… | 201.729 |
Ngoài những doanh nghiệp này ra, bạn có thể xem nhiều doanh nghiệp khác ở VN30, rất nhiều ngành nghề khác nhau có tiềm năng trưởng ổn định trong dài hạn. Bạn hãy nguyên cứu kỹ trước khi đầu tư bạn nhé.
Cuối cùng, sau bài viết về vốn hóa thị trường là gì, cũng như phân loại, cách tính và được Nguontaichinh.com giới thiệu top những công ty uy tín sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích. Chúc bạn sớm gặt hái thành công trên thị trường tài chính, hãy liên hệ mình nếu có những câu hỏi thắc mắc riêng nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.