Vốn chủ sở hữu là gì? Công thức tính vốn chủ sở hữu

Phạm Thùy Phương 22/07/2022 351 Views

Vốn chủ sở hữu là một trong những loại vốn mà bạn cần phải quan tâm trong một doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Để một doanh nghiệp được thành lập và hoạt động hiệu quả thì vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp công ty có thể được tồn tại.

Bạn đã từng nghe qua các khái niệm cơ bản, ý nghĩa của dòng vốn,… nhưng bạn lại không phân biệt được các loại vốn khác nhau. Đó là những khó khăn mà nhiều người đang gặp phải khi bước chân vào thị trường tài chính, đặc biệt là đầu tư.

Nếu bạn vẫn không giải đáp được những thắc mắc liên quan về vốn chủ sở hữu hay gặp lỗ hổng về kiến thức thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đấy, hôm nay Nguontaichinh.com sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu rộng hơn về nguồn vốn này, cách tính cũng như nguồn gốc hình thành. Tìm hiểu cùng mình nhé.

Tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì?

Tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì?
Tìm hiểu vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu hay còn được nhiều người gọi cái tên là Owner’s Equity là một trong những nguồn vốn rất quan trọng trong một tổ chức doanh nghiệp hoặc các công ty liên doanh. Có thể hiểu theo một cách đơn giản như khi thành lập một doanh nghiệp thì các thành viên sẽ góp vốn lại với nhau để cùng xây dựng.

Những người như thế này khi đã góp vốn thành công thì sẽ được hưởng các lợi nhuận của công ty khi làm ra hoặc cùng nhau gánh lỗ trong việc kinh doanh các hoạt động sản xuất. Trong phân tích cơ bản về chứng khoán, mình đã nhắc rất nhiều về loại vốn này, giúp định giá được giá trị của một doanh nghiệp.

Vậy Owner’s Equity là gì? đó là một loại tài sản cố định thường xuyên sử dụng trong doanh nghiệp. Chỉ khi một doanh nghiệp bị phá sản thì mới thanh toán cho các chủ nợ, sau đó mới chia lại tỷ lệ cho các chủ sở hữu.

Khi một doanh nghiệp đi vào hoạt động vào những giai đoạn phát triển thì việc nguồn Owner’s Equity này sẽ được bổ sung đến từ nhiều nơi như: chênh lệch giá cổ phiếu hoặc tài sản, lợi nhuận kinh doanh, chủ sở hữu góp thêm,…

Nên vốn chủ sở hữu rất quan trọng, nên các nhà đầu tư cũng rất thường xem chỉ số này vì nó ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Nếu một doanh nghiệp biết tận dụng nguồn vốn này, quản lý tốt thì chắc chắn sẽ xây dựng nguồn lực một cách hiệu quả

Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Vốn chủ sở hữu gồm những gì?
Vốn chủ sở hữu gồm những gì?

Đây là một trong những dòng vốn mà ít người biết đến hơn. Bạn có thể bắt gặp nó trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh, được hình thành từ nhiều yếu tố như:

  • Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh: một phần lợi nhuận sau thuế đến từ hoạt động kinh doanh.
  • Vốn cổ đông: tiền của cổ đông đóng góp vào trong doanh nghiệp.
  • Thặng dư vốn cổ phần: đây là một khoảng chênh lệch giữa các cổ phiếu so với giá thực tế.

Ví dụ: Cổ phiếu của công ty A là 20.000 VND. Giá trị giá cổ phiếu công ty A là 30.000 VND. Công ty này phát hành 10.000 cổ ra ngoài thị trường. Vậy thặng dư vốn cổ phần = 10.000*30.000 – 10.000*15.000 = 150.000.000 VND. 

  • Các quỹ doanh nghiệp: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ đầu tư và phát triển,…được hình thành.
  • Chênh lệch đánh giá tài sản bao gồm: bất động sản của nhà đầu tư, các công cụ, dụng cụ, hàng hóa, sản phẩm,…
  • Các nguồn khác: cổ phiếu quỹ, các nguồn kinh phí khác,…

Các hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Các hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp
Các hình thức vốn chủ sở hữu doanh nghiệp

Tùy theo mô hình doanh nghiệp mà sẽ có các hình thức vốn khác nhau. Sau đây là một số hình thức của các công ty.

  • Công ty TNHH: các thành viên trong công ty có thể góp vốn để hình thành doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh: công ty có ít nhất 2 thành viên tham gia và góp vốn lại với nhau.
  • Công ty tư nhân: cá nhân hoặc tổ chức sẽ chịu toàn bộ tài sản. Thông thường vốn đến từ các chủ doanh nghiệp.

Công thức tính vốn chủ sở hữu

Công thức tính vốn chủ sở hữu
Công thức tính vốn chủ sở hữu

Công thức tính vốn chủ sở hữu cũng vô cùng đơn giản. Bạn chỉ cần biết nợ phải trả và tổng tài sản của doanh nghiệp là có thể tính được, công thức được tính như sau:

VCSH(Owner’s Equity) = Tổng tài sản – Nợ phải trả

Trong đó:

Tổng tài sản bao gồm: tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn

  • Tài sản dài hạn: các khoản phải thu hay các khoản đầu tư dài hạn, bất động sản, các loại tài sản cố định,…
  • Tài sản ngắn hạn: các khoản tiền gửi trong ngân hàng, tiền mặt, vàng bạc, kim cương,…

Nợ phải trả: các khoản nợ phải trả lại cho nhà nước, trả cho các người lao động, người bán hay người mua ứng tiền hàng trước,…

Một ví dụ cụ thể mà bạn có thể hiểu rõ hơn:

Anh B đang kinh doanh thời trang của mình và muốn biết VCSH của mình là bao nhiêu:

Doanh nghiệp anh B đang đầu tư chứng khoán là 10 tỷ đồng. Các thiết bị nhà máy sản xuất quần áo là 5 tỷ đồng. Hàng tồn kho của doanh nghiệp trị giá là 2 tỷ đồng. Ngoài ra, các khoản phải thu tại công ty này là 3 tỷ đồng.

Tính đến nay doanh nghiệp anh B nợ 3 tỷ đồng từ việc mua các thiết bị nhà máy, lương nhân viên khoảng 300 triệu, nợ nhà cung cấp vải khoảng 2 tỷ đồng. Vậy để tính được VCSH, anh B đã áp dụng công thức như sau:

VCSH Doanh nghiệp B = (Tổng tài sản) – (Tổng nợ) = (10+5+2+3) – (3+300+2) = 20 – 5,3 = 14,7 tỷ đồng.

Có thể thấy, doanh nghiệp B có Owner’s Equity là 14,7 tỷ đồng.

Khi bạn tính VCSH không phải lúc nào cũng dương, nó có thể mang giá trị âm nếu tổng tài sản của doanh nghiệp này ít hơn tổng nợ. Bạn nên nhớ rằng, Owner’s Equity có thể thay đổi do nhiều tác động khác nhau nhưng thường thay đổi trong tài sản và nợ của doanh nghiệp.

Khi bạn hạch toán VCSH, doanh nghiệp của bạn cũng cần tuân thủ theo các nguyên tắc như:

  • Theo dõi chi tiết vốn góp thực tế theo đợt.
  • Theo dõi các cá nhân hay các tổ chức khi góp vốn, cần phải hạch toán chi tiết.
  • Lưu ý: Nếu giảm vốn trong kinh doanh thì phải trả lại vốn cho ngân hàng, điều động từ các công ty trong nội bộ, trả lại vốn cho các cổ đông,…
  • Khi góp vốn phải đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ lệ giá thực tế.
  • Với doanh nghiệp cổ phần, giá trị góp vốn sẽ được phản ánh theo 2 chi tiết: vốn đầu tư của chủ sở hữu theo mệnh giá cổ phiếu và thặng dư theo vốn của cổ phần phản ánh chênh lệch giữa giá phát hành lần đầu so với giá cổ phiếu.

Nếu một doanh nghiệp quản lý không tốt dẫn đến phá sản thì VCSH sẽ là vốn cuối cùng để thanh toán các khoản nợ. 

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ
Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Để bạn có thể phân biệt hai khái niệm này thì mình sẽ làm một bảng so sánh giúp bạn có thể dễ dàng hình dung ra được. Cùng xem nhé.

Vốn điều lệ Vốn chủ sở hữu
Bản chất Bản chất là giá trị tài sản do chủ sở hữu hay các thành viên đóng góp khi thành lập công ty.  Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp không cần phải thanh toán.
Về chủ sở hữu Bản chất là tổng tài sản do nhiều thành viên hoặc chủ sở hữu đóng góp vào doanh nghiệp khi thành lập. VCSH là vốn mà do nhà nước, các tổ chức hoặc cá nhân góp vốn. Các cổ đông mua cổ phiếu để góp vốn.
Đặc điểm Khi một công ty hoạt động không tốt dẫn đến phá sản thì vốn điều lệ được xem là một khoản nợ của doanh nghiệp. Ngược lại VCSH không phải là một khoản nợ. Vì vốn này  được hình thành từ chủ doanh nghiệp hay các nhà đầu tư góp vốn.
Về cấu thành Được hình thành từ số vốn do các thành viên, cổ đông góp trong một thời gian nhất định. Doanh nghiệp góp vốn, nhà nước, các cổ đông cá nhân,…hoặc bổ sung từ lợi nhuận để lại.
Ý nghĩa Đối với vốn điều lệ là sự cam kết từ các nhà đầu tư, cá nhân,… góp vốn. 

Đây là nguồn vốn rất quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Ngoài ra là cơ sở để phân chia được lợi nhuận, rủi ro khi đầu tư.

Các số liệu từ VCSH sẽ được phản ánh tăng hay giảm phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp và các thành viên đang đóng góp.

Vốn chủ sở hữu tăng, giảm khi nào?

Vốn chủ sở hữu tăng, giảm khi nào?
Vốn chủ sở hữu tăng, giảm khi nào?

Theo thông tin từ Bộ tài chính thì các doanh nghiệp muốn VCSH tăng hay giảm theo các trường hợp sau:

Vốn chủ sở hữu tăng

Dưới đây là các trường hợp doanh nghiệp đang có Owner’s Equity tăng. 

  • Thứ nhất: Khi cổ phiếu phát hành ra thì phải cao hơn mệnh giá.
  • Thứ hai: Những người sở hữu doanh nghiệp phải tăng thêm vốn.
  • Thứ ba: Lấy nguồn vốn từ lợi nhuận trong kinh doanh hoặc các quỹ của chủ sở hữu để bổ sung thêm cho doanh nghiệp.
  • Thứ tư: Quà biếu, các khoản tài trợ trừ đi các khoản thuế đồng thời cấp thẩm quyền cho phép ghi tăng VCSH.

Vốn chủ sở hữu giảm

 Owner’s Equity giảm trong doanh nghiệp gặp các trường hợp như:

  • Thứ nhất: Giá cổ phiếu phát hành ra phải thấp hơn mệnh giá.
  • Thứ hai: Hoàn trả lại vốn góp cho chủ sở hữu.
  • Thứ ba: Nên chấm dứt các hoạt động giải thể trong doanh nghiệp.
  • Thứ tư: Bù lỗ theo quy định các cấp thẩm quyền trong hoạt động kinh doanh.
  • Thứ năm: Khi nhiều doanh nghiệp cổ phần hủy bỏ cổ phiếu quỹ.

Như vậy, mình đã tổng hợp những kiến thức về vốn chủ sở hữu là gì, cũng như giúp bạn phân biệt được sự khác nhau so với vốn điều lệ, các công thức tính ra làm sao và ví dụ minh họa. Hy vọng rằng qua bài viết của Nguontaichinh.com, bạn có thể nắm thêm được những kiến thức bổ ích và trở thành một nhà đầu tư thông minh, hãy liên hệ mình nếu có những thắc mắc cần thiết.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x