Tự do tài chính là một từ khóa có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người và hầu như ai cũng có mục tiêu là được tự do về kinh tế. Tuy nhiên, để đạt được tự do tài chính là điều không hề dễ dàng và nhanh chóng có được. Nó đòi hỏi chúng ta phải có ý chí sự nỗ lực hết mình.
Có nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu tự do tài chính là gì. Và Nguontaichinh.com sẽ giải đáp và hướng dẫn mọi người cách để nhanh chóng đạt được mong muốn tự do tài chính.
Mục lục
Tự do tài chính là gì?
Tự do tài chính có thể hiểu đơn giản là được tự do nắm quyền làm chủ tài chính của bản thân. Cụ thể, tự do tài chính là trạng thái mà bạn có đủ số tiền để chi trả cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày hoặc đưa ra các quyết định mà không bị chi phối bởi tài chính.
Có thu nhập ổn định, sống một cuộc sống thoải mái không bị gò bó bởi những hóa đơn, khoản nợ,…Đây là dấu hiệu nhận biết của một người có được sự tự do tài chính.
Để tự do tài chính cần có bao nhiêu tiền?
Nhiều người sẽ suy nghĩ những người tự do tài chính đều là những người giàu có, có địa vị trong xã hội, có nhà, có xe,..Tuy nhiên điều đó không hằn là chính xác khi người có sự tự do tài chính có sự cân đối trong chi tiêu và thu nhập luôn ở trong ngưỡng an toàn. Khoản thu nhập lớn hơn chi tiêu.
Câu hỏi thường được nhiều người thắc mắc nhất đó là “Để tự do tài chính cần bao nhiêu tiền?”. Sẽ không có một câu trả lời cụ thể nào cho câu hỏi này bởi nhu cầu của mỗi người là khác nhau. Việc bạn cần làm là xác định được nhu cầu của bản thân và lên kế hoạch tài chính, tính toán các nguồn thu, khoản tiết kiệm đủ để có một cuộc sống thoải mái, dư giả.
Số tiền cần chuẩn bị để có được tự do tài chính cần đáp ứng cho các nhu cầu:
- Chi phí cần thiết cho hoạt động sinh sống như ăn, uống, nhà ở,..
- Số tiền chi cho việc giải trí, bạn bè, người thân hay các mối quan hệ. Ví dụ như tiền cưới hỏi, ma chay, cafe, sinh nhật, thăm người ốm,..
- Chi phí dự phòng cho bệnh tật, trường hợp bất ngờ xảy ra.
- Số tiền dùng cho sở thích cá nhân hay dùng để phát triển bản thân.
Có 1 quy tắc được nhiều người trên thế giới áp dụng đó là quy tắc 4%. Cụ thể
Số tiền cần cho tự do tài chính = Chi phí tiêu dùng trong 1 năm x 25 năm
Ví dụ: Chi phí chi tiêu 1 tháng của bạn là 15 triệu suy ra 1 năm bạn cần 15 x 12 = 180 triệu đồng. Vậy số tiền cần có để đạt tự do tài chính là 180 x 25 = 4 tỷ 5 trăm triệu.
Nếu tỷ lệ lạm phát trung bình mỗi năm dao động khoảng 4-5%/năm. Bạn gửi tiết kiệm với lãi suất 7-8%/năm và chi tiêu 4% của 4 tỷ 5 trăm triệu (180 triệu/năm) thì bạn không cần đi làm để kiếm tiền nữa. Với số tiền 180 triệu để chi tiêu mỗi năm cũng không ảnh hưởng đến số tiền gốc 4 tỷ 5 trăm triệu.
Tìm hiểu những cấp độ tự do tài chính
Chúng ta sẽ có 7 cấp độ của tự do tài chính. Cụ thể:
- Cấp độ 1: Rõ ràng
Sabatier đã từng nói: “Bạn không thể đến nơi bạn muốn nếu không biết mình bắt đầu từ đâu.” Ở cấp độ đầu tiên bạn cần nắm rõ tình hình tài chính của bản thân. Chính xác là biết bản thân có bao nhiêu tiền, bao nhiêu nợ và mục tiêu là gì?
- Cấp độ 2: Tự túc
Ở cấp độ 2, bạn sẽ phải tự mình xoay sở về tài chính mà không cần nhờ đến người thân. Để đạt cấp độ này bạn phải kiếm đủ số tiền để trang trải cuộc sống mà không cần đến sự trợ giúp nào. Số tiền này có thể là lương hoặc những khoản vay khác.
- Cấp độ 3: Thoải mái
Sau khi vượt qua cấp độ 2 có nghĩa là bạn đã tích góp cho mình một khoản tiền kha khá được dùng trong các mục tiêu như lập quỹ khẩn cấp và đầu tư cho hưu trí.
- Cấp độ 4: Ổn định
Để đạt được cấp độ này bạn phải đảm bảo trả được nợ với lãi suất cao và tích lũy đủ 6 tháng sinh hoạt vào quỹ khẩn cấp. Việc tiết kiệm vào quỹ khẩn cấp sẽ đảm bảo tài chính của bạn không bị lung lay trước trường hợp bất ngờ.
- Cấp độ 5: Linh hoạt
Nếu 1 người có thể tiết kiệm được ít nhất 2 năm chi phí sinh hoạt thì họ chắc chắn đang ở cấp 5 của tự do tài chính. Ở đây không chỉ là tiền mặt mà có thể là tiền đến từ khoản tiết kiệm và đầu tư và bạn có thể sử dụng chúng khi cần. Đạt đến cấp độ này bạn có thể nghĩ đến chuyện nghỉ việc mà không cần đắn đo hay suy nghĩ.
- Cấp độ 6: Tự do về tài chính
Để đi được đến cấp độ này, đòi hỏi bạn phải thay đổi cách nghĩ để thoát khỏi khuôn mẫu cứng nhắc về tài chính cá nhân. Phần lớn nguồn thu nhập của bạn sẽ đến từ việc đầu tư hoặc có thể chuyển sang lối sống đơn giản hơn để tiết kiệm phí sinh hoạt.
- Cấp độ 7: Tài chính mạnh
Người thuộc cấp độ 6 vẫn còn phải theo dõi sự thay đổi trong danh mục đầu tư để đảm bảo kế hoạch tài chính thì những người ở cấp độ 7 không cần quan tâm đến những điều đó.
Tìm hiểu xu hướng nghỉ hưu sớm – Có nên nghỉ hưu sớm không?
Xã hội phát triển đồng thời cũng kéo theo sự phát triển của nhiều xu hướng và sự phát triển về tư duy của con người. Hiện tại, nghỉ hưu sớm đang là xu hướng khá phổ biến và thu hút nhiều người quan tâm trong đó có bao gồm không ít giới trẻ trên thế giới và Việt Nam.
Nghỉ hưu sớm là gì?
Nghỉ hưu sớm hay còn gọi là FIRE là viết ngắn gọn của Financial Independence – Retire Early. Có nghĩa là đạt đến sự độc lập tài chính và nghỉ hưu non, độ tuổi sớm hơn so với độ tuổi nghỉ hưu trung bình.
Việc nghỉ hưu sớm được xem là cách mà con người tận hưởng cuộc sống không bị ảnh hưởng bởi công việc hay các mối quan hệ liên quan. Một số quốc gia có văn hóa làm việc đến kiệt sức như Nhật Bản, Hàn Quốc, Văn hóa 996 ở Trung Quốc.,.. đã gây ra những áp lực về tinh thần và ảnh hưởng sức khỏe người lao động.
Người trẻ tuổi thường tư duy và lối sống khác, họ sẽ muốn thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của công việc, giảm đi áp lực. Đặc điểm của một người nghỉ hưu sớm:
Độ tuổi nghỉ hưu trung bình thường ở 55 – 60, nhưng với xu hướng nghỉ hưu non thì độ tuổi giảm xuống còn 40-45 tuổi hoặc có thể sớm hơn.
Những người nghỉ hưu non sẽ đạt được sự tự do về tài chính có một khoản tiền tiết kiệm hoặc nguồn thu nhập thụ động khác mà không phải đi làm. Nhu cầu sẽ được cắt giảm để thấp hơn các khoản thu và các quyết định không bị tiền bạc chi phối.
Người nghỉ hưu sớm dành thời gian nhiều hơn cho bản thân, làm điều mình thích mà không phải lo nghĩ KPI hay chạy Deadline. Không vướng bận từ công việc, bạn thoải mái tận hưởng cuộc sống theo cách riêng.
Xét về bản chất FIRE là chuyển nguồn thu nhập chủ động sang thụ động. Nếu bạn đang phải phụ thuộc và công việc bán thời gian thì vẫn chưa được xem là nghỉ hưu sớm.
Có nên nghỉ hưu sớm? Lúc nào nên nghỉ hưu sớm
Để quyết định có nên nghỉ hưu sớm hay không có lẽ quyết định sẽ tùy thuộc vào mỗi người. Bạn cần phải hiểu mình muốn gì và có kế hoạch rõ ràng nếu quyết định nghỉ hưu. Sau đây là một số lợi ích rõ ràng khi nghỉ hưu:
- Khi nghỉ hưu sớm bạn không còn phải chịu áp lực từ công việc, những mối quan tâm xã hội không cần thiết.
- Nghỉ hưu sớm bạn có nhiều thời gian cho bản thân, gia đình, có sở thích riêng và chăm sóc sức khỏe.
- Nghỉ hưu sớm để thực hiện những ấp ủ, hoài bão của bản thân. Bạn có thể làm những công việc mà bạn yêu thích hay đi đến nơi mà bạn muốn.
Với lợi ích là vậy nhưng việc nghỉ hưu sớm sẽ mang lại những bất lợi như:
- Xã hội mất đi nguồn lao động chất lượng
- Bạn phải cắt giảm bớt đi những nhu cầu.
- Hạn chế bớt những mối quan hệ,..
Vậy khi nào nên nghỉ hưu sớm?
Bạn chỉ nên nghỉ hưu sớm khi đã tiết kiệm được 1 khoản tiền nhất định, đủ nhiều để chi tiêu thoải mái trong thời gian dài.
Chỉ nên nghỉ hưu khi có kế hoạch cụ thể cho tương lai. Thời gian tự do là của mỗi người nhưng nếu lãng phí thời gian mà không làm gì sẽ khiến bạn stress hơn.
Chỉ nghỉ hưu sớm khi có một nguồn thu nhập thụ động, đảm bảo tài chính của bạn luôn được làm đầy. Bạn có thể gửi tiền tiết kiệm để lấy lãi sinh hoạt, đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản,..từ đó có nguồn thu nhập thụ động ổn định.
Nên nghỉ hưu sớm khi tâm lý vững vàng, biết mình cần gì và thích gì chứ không chạy theo xu hướng của người khác.
Những nguyên tắc để đạt tự do tài chính
Bạn cần lưu ý những nguyên tắc để đạt tự do tài chính như sau:
Tăng nguồn thu
Xét về cơ bản, tự do tài chính là khi thu nhập lớn hơn chi tiêu. Vì vậy, bạn cần tăng nguồn thu nhập để làm giàu quỹ tài chính. Điều này giúp bạn có thể thoải mái chi tiêu và mức sống được đảm bảo.
Trước khi suy nghĩ đến việc tự do tài chính bạn cần tăng nguồn thu nhập chủ động và thụ động của bản thân. Nguồn thu nhập càng lớn thì khoảng cách bạn đạt đến tự do tài chính càng rút ngắn lại. Bạn nên tập trung nâng cao hiệu suất công việc, tăng lương.
Đồng thời bạn cũng cần phải đa dạng nguồn thu thu thay vì chỉ có 1 nguồn thu duy nhất.
Tích lũy tiền
Tích góp tiền bạc là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong việc đạt tự do tài chính. Bạn nên lập một quỹ dự phòng cho bản thân trong trường hợp cấp bách, đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu trong thời gian không làm việc.
Việc tiết kiệm và tích lũy là nền móng để làm chủ tài chính. Nếu không tiết kiệm có thể bạn sẽ mãi không bao giờ có được sự tự do về tiệc bạc.
Giảm nhu cầu về vật chất
Đối với mỗi người thì nhu cầu về vật chất là không thể thiếu. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người gia tăng chi tiêu, lạm phát thu nhập và không thể tiết kiệm tiền. Có người vì chi tiêu quá tay dẫn đến lâm vào cảnh nợ nần.
Nếu bạn không cắt giảm đi những nhu cầu vật chất không cần thiết sẽ làm ngân sách nhanh chóng thâm hụt, xài hết khoản tiền tiết kiệm. Việc làm như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kế hoạch tự do tài chính và nghỉ hưu sớm.
Quy tắc 4%
Quy tắc 4% là nguyên tắc cơ bản mà những người có ý định nghỉ hưu sớm cần tuân thủ. Hiểu đơn giản là mỗi năm bạn sẽ dành ra 4% số tiền mình có trong quá trình tích lũy hay thu nhập thu nhập thụ động sau lạm phát dùng để chi tiêu. Tuy nhiên với tình trạng lạm phát và khủng hoảng kinh tế bạn có thể điều chỉnh mức rút ra còn 3% tổng tài sản để đảm bảo an toàn.
Cách tạo nguồn thu nhập thụ động để nhanh đạt tự do tài chính
Bạn muốn nhanh chóng thực hiện được ước mơ tự do tài chính hay nghỉ hưu sớm? Để nhanh chóng thực hiện được mục tiêu này bạn cần đảm bảo nguồn thu thụ động trong tương lai.
Thu nhập thụ động là yếu tố hết sức quan trọng để quỹ tài chính của bạn luôn được lấp đầy, nhanh đạt được tự do tài chính và không bị thâm hụt theo thời gian. Sau đây là những cách đầu tư tạo nguồn thu nhập thụ động phổ biến và hiệu quả.
Đầu tư chứng khoán, cổ phiếu
Thị trường cổ phiếu là thị trường đầy hấp dẫn mà ai cũng muốn đầu tư vào. Bạn có thể dành số tiền tích lũy để đầu tư cổ phiếu doanh nghiệp để sinh lời. Lợi nhuận từ việc đầu tư cổ phiếu là rất lớn nhưng bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức để lựa chọn mã chứng khoán tiềm năng, an toàn trong đầu tư và sinh lời bền vững.
Bên cạnh lợi nhuận khổng lồ, đầu tư cổ phiếu cũng tồn tại những rủi ro. Bạn sẽ thua lỗ vì không cập nhập biến động thị trường và không có kiến thức về chứng khoán.
Đầu tư quỹ đầu tư mở
Xét về độ an toàn thì đầu tư quỹ đầu tư mở an toàn hơn so với đầu tư cổ phiếu. Hình thức đầu tư này mang lại nguồn thu ổn định và an toàn. Người chơi mua chứng chỉ quỹ cũng giống như hình thức góp vốn và quỹ sẽ mang số tiền đó đi đầu tư và mang về lợi nhuận cho người tham gia.
Tuy lợi nhuận mà đầu tư chứng chỉ quỹ mang lại không cao nhưng nó an toàn và ổn định hơn. Hình thức đầu tư này phù hợp với những người mới tập đầu tư chứng khoán chưa có nhiều kinh nghiệm.
Đầu tư kinh doanh
Tự kinh doanh là lựa chọn của không ít người có ý tưởng và yêu thích việc kinh doanh. Để bắt đầu kinh doanh bạn cần phải hình dung được mô hình kinh doanh và có kế hoạch cụ thể. Việc kinh doanh mạng lại nguồn thu lớn giúp bạn nhanh chóng làm chủ tài chính.
Tuy nhiên việc kinh doanh không hề dễ dàng với nhiều đối thủ cạnh tranh, khó khăn trong tìm kiếm khách hàng, rủi ro từ những yếu tố bên ngoài như dịch bệnh có thể ảnh hưởng đến việc làm ăn và lợi nhuận. Không phải ai kinh doanh cũng thành công , bạn cần lựa chọn hợp tác đầu tư kinh doanh vào các mô hình để giảm rủi ro và đảm bảo phát triển ổn định.
Đầu tư vàng
Đầu tư vàng là hình thức được số đông người sử dụng. Vàng là hình thức đầu tư cần thời gian dài để sinh lời. Vàng cũng là công cụ chống lạm phát hiệu quả, bạn không cần lo và sẽ mất giá như tiền mặt.
Đầu tư bất động sản
Bất động sản là kênh đầu tư sinh lời đầy hấp dẫn mà ai cũng muốn tham gia. Tuy nhiên bạn cần phải có nguồn tiền lớn để bắt đầu đầu tư bất động sản. Bạn có thể đầu cơ đất, chuyển nhượng hay lướt sóng để thu lợi nhuận.
Hiện nay nhu cầu về nhà ở, mặt bằng kinh doanh là rất lớn. Với số vốn lớn bạn có thể đầu tư nhà cho thuê, homestay,… để tạo nguồn thu lớn và bền vững.
Hướng dẫn các bước giúp đạt tự do tài chính hiệu quả
- Bước 1: Hiểu được kinh tế của bản thân
Người tự do tài chính là người biết mình đang ở đâu trên bản đồ kinh tế. Bạn cần phải nắm rõ những khoản vay, chi tiêu mà bản thân đang phải trả.
- Bước 2: Lập mục tiêu
Để chinh phục đích đến cuối cùng là tự do tài chính bạn cần phải có mục tiêu rõ ràng. Mục tiêu này đo lường được, có tính thực tế và cố thời hạn theo tiêu chí Smart.
- Bước 3: Theo dõi việc chi tiêu
Trở thành người tự do tài chính đồng nghĩa bạn phải có trách nhiệm hơn với bản thân. Để làm được điều đó bạn cần theo dõi chi tiêu rõ ràng.
- Bước 4: Trả tiền cho bản thân mình đầu tiên
Trả tiền cho bản thân là cách bạn đảm bảo trong tương lai bạn luôn trong tư thế sẵn sàng để ứng phó với khó khăn. Điều này có nghĩa là trước khi chi tiêu một thứ gì đó bạn nên chuyển một khoản tiền nhất định và tài khoản tiết kiệm hoặc đầu tư để phòng thân.
- Bước 5: Chi tiêu ít một cách hợp lý
Nhiều người hay nhầm lẫn việc tiêu ít đi nghĩa là hà tiện, sống khắc khổ. Thực đế đã chứng minh tiền tiết kiệm mới chính là số tiền bạn đang sở hữu.
- Bước 6: Chi trả các khoản nợ
Trả nợ không chỉ giúp dòng tiền trở nên dồi dào trong tương lai mà còn làm cho tín dụng bạn tốt hơn. Có 2 phương thức trả nợ là trả nợ từ khoản nợ nhỏ nhất và trả những khoản nợ có lãi cao nhất đầu tiên.
- Bước 7: Suy nghĩ cầu tiến trong công việc
Suy nghĩ cầu tiến sẽ là kim chỉ nam đưa bạn đến những công việc có mức thu nhập hấp dẫn. Nỗ lực trong công việc sẽ giúp bạn nâng cao thu nhập tiến gần hơn đến tự do tài chính.
- Bước 8: Tại thêm thu nhập
Theo lời khuyên bởi các chuyên gia tài chính bạn nên có từ 5 nguồn thu nhập trở lên nếu muốn tự do tài chính. Có 2 loại nguồn thu nhập mà bạn có thể tham khảo là thu nhập thụ động và thu nhập chủ động.
Thu nhập chủ động là công việc bạn bỏ công sức ra ở thời gian thực. Hình thức này bị giới hạn bởi thời gian. Bạn có thể nhận thể những công việc ngoài giờ để làm như viết lách hay làm tài xế,..
Thu nhập thụ động là công việc bạn chỉ cần làm một lần và số tiền thu được sẽ liên tục chảy vào túi của bạn. Ví dụ nhu sản xuất video Youtube, sản xuất Podcast, bán khóa học,..
Có lẽ các bạn sau khi đọc hết bài viết này có thể hiểu tự do tài chính là gì và những nguyên tắc để đạt tự do tài chính. Nguontaichinh.com luôn cập nhập những bài viết về đầu tư chứng khoán, kiến thức kinh tế mỗi ngày. Các bạn gặp khó khăn trong quá trình đầu tư để tạo thêm nguồn thu có thể liên hệ với chúng mình để được tư vấn nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.