Thu nhập thặng dư là gì? Các loại thu nhập thặng dư

Phạm Thùy Phương 16/09/2022 400 Views

Đối với các nhà đầu tư chắc hẳn đã quá quen thuộc với các cụm từ, thuật ngữ mà chỉ có người trong ngành mới hiểu. Trong tài chính chúng ta hay được nghe nói đến một cụm từ “Thu nhập thặng dư”, được hiểu là thu nhập của một cá nhân sau khi trừ các khoản nợ và chi phí phải trả.

Vậy thực chất thu nhập thặng dư là gì? Cách tính thu nhập thặng dư như thế nào và có mấy loại thu nhập thặng dư. Ở chuyên mục phân tích cơ bản này, Nguontaichinh.com sẽ giải đáp các thắc mắc của mọi người về cụm từ này. 

Khái niệm thu nhập thặng dư

Tìm hiểu khái niệm của thu nhâp thặng dư
Tìm hiểu khái niệm của thu nhâp thặng dư

Thu nhập thặng dư với tên gọi tiếng Anh là Residual Income, nghĩa là thu nhập tao ra đã vượt quá tỷ suất lợi nhuận tối thiểu. Thu nhập thặng dư được xem là thước đo hiệu quả bên trong của một công ty. Từ đó, nhóm quản lý của công ty đánh giá thu nhập được tạo ra so với lợi nhuận tối thiểu mà công ty đưa ra.

Tuy nhiên, trong tài chính cá nhân thu nhập thặng dư lại mang ý nghĩa khác. Cụ thể thu nhập thặng dư trong tài chính cá nhân là mức thu nhập của một cá nhân sau khi trừ đi các khoản nợ và chi phí phải trả.

Đặc điểm của thu nhập thặng dư

Thu nhập thặng dư đo lường thu nhập ròng sau khi đã trừ đi tất cả các chi phí vốn cần thiết có liên quan đến việc tạo ra nguồn thu nhập đó.

Đồng thời thu nhập thặng dư cũng được hiểu như giá trị gia tăng kinh tế, lợi nhuận kinh tế hay thu nhập bất thường.

Công thức tính thu nhập thặng dư

Tìm hiểu cách tính thu nhập thặng dư
Tìm hiểu cách tính thu nhập thặng dư
  • Công thức tính thu nhập thặng dư:

Thu nhập thặng dư (RI) = NI – Chi phí vốn

  • Công thức khác:

Thu nhập thặng dư (RI) = Thu nhập thuần sau thuế từ hoạt động kinh doanh – Chi phí vốn chủ – Chi phí vốn vay

  • Tính theo phương pháp giá trị  kinh tế gia tăng:

EVA = EBIT x (1 – thuế suất) – WACC x Giá trị vốn

  • Tính theo phương pháp giá trị thị trường gia tăng:

MVA = Giá trị thị trường của công ty – Giá trị sổ sách của phần vốn góp

Mô hình định giá dựa trên thu nhập thặng dư

Chúng ta có thể dự đoán giá trị thu nhập thặng dư trong tương lai theo công thức:

Công thức tính giá trị thặng dư trong tương lai

Trong đó 

  • RIt là thu nhập thặng dư ở năm t
  • Et  là lợi nhuận kỳ vọng ở năm t
  • r là tỷ suất lợi nhuận yêu cầu
  • Bt-1 là giá trị sổ sách năm t-1

Từ đó chúng ta có công thức tính giá trị nội tại của cổ phiếu 

Công thức tính giá trị nội tại cổ phiếu

= giá trị sổ sách của phần góp vốn ở thời điểm định giá + giá hiện tại của thu nhập thặng dư kỳ vọng trong tương lai

Mô hình định giá dựa trên thu nhập thặng dư một/nhiều giai đoạn

Với mô hình định giá dựa trên thu nhập thặng dư một giai đoạn, trường hợp giả định công ty đạt mức tăng trưởng vốn và thu nhập theo một tỷ suất ổn định qua nhiều năm. Chúng ta có công thức tính mô hình định giá thu nhập thặng dư một giai đoạn là:

Công thức tính mô hình định giá thu nhập thặng dư 1 giai đoạn

Với mô hình định giá dựa trên thu nhập thặng dư nhiều giai đoạn, trường hợp giả định công ty sẽ tăng trưởng vốn và lợi nhuận tốt trong khoản thời gian cố định và từ đó trở đi sẽ tăng trưởng theo một kịch bản khác. Cách tính dựa trên thu nhập thặng dư nhiều giai đoạn gồm các bước:

  • Bước 1: Tính giá trị sổ sách trên mỗi cổ phiếu.
  • Bước 2: Tính giá trị hiện tại của mức tăng thu nhập thặng dư ở giai đoạn tăng trưởng mạnh (giai đoạn 1).
  • Bước 3: Tính giá trị hiện tại của mức tăng thu nhập thặng dư trong giai đoạn tiếp theo.

Ưu điểm và hạn chế của mô hình định giá dựa trên thu nhập thặng dư

Ưu điểm và hạn chế của mô hình định giá trên thu nhập thặng dư
Ưu điểm và hạn chế của mô hình định giá trên thu nhập thặng dư
Ưu điểm Hạn chế
  • Giá cuối sẽ không ảnh hưởng nhiều đến giá trị nội tại của cổ phiếu.
  • Dựa theo các dữ liệu về kế toán
  • Có thể áp dụng với những công ty không chi trả cổ tức đều đặn và có dòng tiền thuần dự kiến âm.
  • Có thể sử dụng bất chấp mức độ bất ổn của dòng tiền
  • Vì dựa trên dữ liệu kế toán nên dễ bị thao túng bởi ban quản trị. 
  • Phần lớn phụ thuộc vào các giả định và chính sách kế toán.

Mô hình định giá trên cổ phiếu được áp dụng với những công ty không hoặc ít trả cổ tức, những công ty có dòng tiền thuần âm và giá trị cuối cùng dự kiến có thể biến động mạnh.

Các loại thu nhập thặng dư

Tìm hiểu các dạng thu nhập thặng dư
Tìm hiểu các dạng thu nhập thặng dư

Có 3 dạng thu nhập thặng dư mà bạn có thể gặp trong định giá vốn chủ sở hữu, tài chính doanh nghiệp và tài chính cá nhân.

  • Định giá vốn chủ sở hữu

Trong định giá vốn chủ sở hữu, thu nhập thặng dư là đại điện của dòng thu nhập kinh tế và việc định giá để ước tính giá trị nội tại cổ phiếu của công ty. Mô hình định giá thu nhập thặng dư định giá công ty bằng tổng giá trị sổ sách và giá trị hiện tại của thu nhập thặng dư trong tương lai. Thu nhập thặng dư là thức đo đo lường lợi nhuận kinh tế, có nghĩa là phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ đi chi phí cơ hội của tất cả nguồn vốn.

  • Tài chính doanh nghiệp

Ở môi trường doanh nghiệp, thu nhập thặng dư được hiểu là số tiền lãi hoạt động còn lại sau khi đã trừ đi chi phí vốn được sử dụng để tạo ra doanh thu. Đồng thời, thu nhập thặng dư cũng được dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư vốn của doanh nghiệp.

Công thức tính thu nhập thặng dư trong tài chính doanh nghiệp

Thu nhập thặng dư = Thu nhập từ hoạt động – (Lợi nhuận yêu cầu tối thiểu x tài sản lưu động)

  • Tài chính cá nhân

Đối với tài chính cá nhân, thu nhập thặng dư được gọi là thu nhập khả dụng.Thu nhập thặng dư sẽ tồn tại ngay khi cá nhân trả hết tất cả khoản nợ hằng tháng. Cũng vì vậy mà thu nhập thặng dư trở thành cơ sở để đảm bảo khoản vay.

Một tổ chức cho vay sẽ đánh giá số tiền thu nhập sau khi đã chi trả các khoản nợ hằng tháng. Nếu số tiền thu nhập thặng dư càng lớn, tổ chức cho vay sẽ có cơ sở để phê duyệt khoản vay này.

Nguontaichinh.com đã giải nghĩa “Thu nhập thặng dư là gì?” trong bài viết này. Với những kiến thức mà chúng mình mang đến hy vọng các bạn có thể áp dụng thật tốt. Tìm hiểu thêm những kiến thức khác như hệ số alpha, xu hướng Uptrend, chỉ số Ebit,… Các bạn có thắc mắc nào trong quá trình tìm hiểu, đầu tư chứng khoán hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x