Trên thị trường chứng khoán hiện nay ngày một phát triển. Cho nên các cá nhân, tổ chức đã lợi dụng điều đó để thực hiện những hành vi trái pháp luật. Thao túng thị trường là một trong những hành vi gian lận. Như vậy thì thao túng thị trường chứng khoán là gì? Thao túng thị trường sẽ bị xử lý như thế nào?
Trong Chuyên mục kiến thức kinh tế của bài viết hôm nay, hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về thao túng thị trường chứng khoán bạn nhé!
Mục lục
Thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Thao túng thị trường chứng khoán là một trong những hành vi gian lận nhằm làm tăng hoặc giảm giá cổ phiếu để có thể trục lợi trên cơ sở thua lỗ của những người khác tham gia trên thị trường.
Việc này đã gây ra cản trở cho việc xác định giá trị của doanh nghiệp, gây nhiễu những phân tích về những khoản đầu tư tốt do cung cầu ảo. Điều đó đã ảnh hưởng rất là tiêu cực đến tính bền vững, công khai và tính minh bạch của thị trường.
Lợi ích của việc trao đổi các nguồn lực kinh tế cũng sẽ bị đe doạ. Dẫn đến những hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp thông qua việc bán cổ phần trên sàn chứng khoán trở nên khó khăn, biến động và có tính rủi ro hơn.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 156/2020/NĐ-CP thì giao dịch thao túng thị trường chứng gồm có những hành vi sau đây:
- Sử dụng 1 hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác hay thông đồng liên tục mua, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung/cầu giả tạo.
- Đặt lệnh mua/bán cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch mua/bán chứng khoán mà không chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm để tạo giá chứng khoán, cung/cầu giả tạo.
- Liên tục mua/bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở cửa hoặc đóng cửa thị trường với mục đích nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho loại chứng khoán đó trên thị trường.
- Giao dịch chứng khoán bằng các hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt lệnh mua, lệnh bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung/cầu và giá chứng khoán nhằm thao túng giá chứng khoán.
- Đưa ra các ý kiến 1 cách trực tiếp, gián tiếp thông qua phương tiện thông tin đại chúng về 1 loại chứng khoán nào đó, về tổ chức phát hành chứng khoán mục đích tạo ảnh hưởng đến giá của loại chứng khoán đó để sau khi thực hiện giao dịch và nắm giữ được vị thế đối với loại chứng khoán đó.
- Sử dụng những phương thức hay thực hiện các hành vi giao dịch khác hoặc kết hợp tung tin đồn sai sự thật, cung cấp các thông tin sai lệch ra công chúng để tạo cung và cầu giả tạo để có thể thao túng giá chứng khoán.
Những dấu hiệu thao túng thị trường điển hình
Thao túng thị trường chứng khoán sẽ khiến cho thanh khoản và giá cổ phiếu biến động mạnh nhằm tạo ra cung cầu giả.
Cho nên dấu hiệu để nhận biết đầu tiên chính là giá và khối lượng giao dịch trở nên đột biến. Điều này thường sẽ xảy ra ở những doanh nghiệp niêm yết chứng khoán thỏa mãn những điều kiện như vốn hoá vừa và nhỏ, khối lượng giao dịch trung bình của mỗi phiên thấp, tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng hoặc còn gọi là cô đặc.
Những yếu tố đó giúp chi phí thao túng giá thấp và giảm thiểu được những rủi ro đáng kể, tránh được việc bị một khối lượng cổ phiếu giao dịch tự do bán ra với nền giá cao.
Khi đã đạt được mức giá đủ cao và có nhu cầu đủ lớn thì hoạt động phân phối sẽ bắt đầu được thực hiện và gây thiệt hại cho các nhà đầu tư đến sau.
Nói như vậy thì không có nghĩa là những công ty có vốn hoá lớn sẽ không bị thao túng. Mà ngược lại thì việc thao túng doanh nghiệp lớn đôi khi sẽ còn đem đến những ảnh hưởng nặng nề và khó kiểm soát hơn.
Những hoạt động này có thể diễn ra ở cả 2 chiều tăng và giảm của cổ phiếu. Sẽ có những luồng ý kiến cả trực tiếp và gián tiếp trên phương tiện truyền thông hay là những tin đồn không được kiểm chứng có thể là những công cụ hiệu quả.
Nó khiến cho tâm lý giao dịch của những nhà đầu tư bị ảnh hưởng, dẫn đến những quyết định sai lầm và đặc biệt là trong bối cảnh nhà đầu tư cá nhân thì chiếm khoảng hơn 80% thị trường Việt Nam.
Và yếu tố quan trọng cuối cùng chính là giao dịch nội gián hoặc là cấu kết của ban lãnh đạo với những tổ chức bên ngoài, lợi dụng những kẻ hở của luật chứng khoán.
Việc đó nhằm để thao túng, tạo ra các cung cầu ảo cũng như trục lợi cho bản thân. Đã có rất nhiều trường hợp chậm công bố thông tin giao dịch hoặc còn gọi là “bán chui”.
Nhưng mà các biện pháp xử lý những trường hợp này còn chưa mang tính răn đe lắm hoặc vấn đề kiểm soát thông tin nội gián vẫn chưa hiệu quả lắm.
Thao túng thị trường sẽ bị xử lý như thế nào?
Về hình sự
Đối với cá nhân, pháp nhân thương mại nào nếu có hành vi thao túng thị trường chứng khoán có thể bị truy cứu TNHS về tội thao túng thị trường chứng khoán được quy định tại Điều 211 Bộ luật Hình sự, cụ thể như sau:
Cá nhân phạm tội:
- Người nào thực hiện một trong những hành vi tại mục (1) để thu lợi bất chính từ 5 tỷ đồng đến dưới 1 tỷ 500 triệu đồng hoặc gây thiệt hại cho các nhà đầu tư từ 1 tỷ đồng – dưới 3 tỷ đồng thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng – 2 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng – 4 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 02 năm – 07 năm như:
- Có tổ chức
- Thu lợi bất chính 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên
- Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 3 tỷ đồng trở lên
- Tái phạm nguy hiểm.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50 triệu đồng – 250 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ và cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm.
Pháp nhân thương mại phạm tội bị phạt như sau:
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 211 Bộ luật Hình sự (BLHS) thì bị phạt tiền từ 2 tỷ đồng – 5 tỷ đồng.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 211 BLHS thì bị phạt tiền từ 5 tỷ đồng – 10 tỷ đồng.
- Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
- Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 500 triệu đồng – 2 tỷ đồng, cấm kinh doanh và cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 1 năm – 3 năm hoặc cấm huy động vốn từ 1 năm – 3 năm.
Về hành chính
Đối với hanh vi vi phạm thao túng thị trường chứng khoán thì mức xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Điều 36 Nghị định 156/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 30 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền:
-Phạt tiền 10 lần khoản thu trái pháp luật nhưng không thấp hơn 3 triệu đồng đối với tổ chức và 1 triệu 500 nghìn đồng đối với cá nhân.
-Trường hợp nếu không có khoản thu trái pháp luật hoặc mức phạt tính theo khoản thu trái pháp luật thấp hơn 3 triệu đồng đối với tổ chức, thấp hơn 1 triệu 500 nghìn đồng đối với cá nhân thì sẽ áp dụng mức phạt tiền là 3 triệu đồng đối với tổ chức, 1 triệu 500 nghìn đồng đối với cá nhân.
Hình thức xử phạt bổ sung:
-Đình chỉ các hoạt động kinh doanh, dịch vụ chứng khoán trong thời hạn từ 01 tháng – 03 tháng đối với công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam có hành vi vi phạm.
-Tước đi quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề chứng khoán trong thời gian từ 18 tháng – 24 tháng đối với người hành nghề chứng khoán có hành vi vi phạm.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
-Bắt buộc nộp lại khoản thu trái pháp luật có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Điều kiện thành lập văn phòng đại diện nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán
Các điều kiện để thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài của tổ chức kinh doanh chứng khoán được quy định cụ thể ở điều 195 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Theo đó thì các tổ chức kinh doanh chứng khoán muốn thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài thì cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây:
- Thứ nhất cần đáp ứng được điều kiện quy định tại các điểm a,b,c tại khoản 2 Điều 190 Nghị định này.
- Có những phương án thành lập chi nhánh, công ty con và văn phòng đại diện ở nước ngoài được Đại hội đồng cổ đông, Chủ sở hữu công ty hay Hội đồng thành viên chấp thuận.
- Đảm bảo được những quy định về an toàn tài chính sau khi trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, công ty con và những chi phí thành lập văn phòng đại diện ở nước ngoài.
- Bảo đảm duy trì được vốn chủ sở hữu sau khi đã trừ đi vốn cấp cho chi nhánh, công ty và chi phí thành lập văn phòng đại diện tại nước ngoài phải lớn hơn vốn điều lệ tối thiểu theo đúng quy định tại Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Thủ tục giải thể chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam
Thủ tục giải thể chi nhánh công ty nước ngoài tại Việt Nam được quy định tài Điều 209 của Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng Khoán cụ thể như sau:
“Thủ tục chấp thuận tạm ngừng hoạt động công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam.”
- Hồ sơ đề nghị chấp thuận tạm ngừng hoạt động gồm có:
-Giấy đề nghị theo Mẫu số 83 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP
-Quyết định của cấp có thẩm quyền về việc tạm ngừng hoạt động
-Phương án xử lý các hợp đồng đã ký với khách hàng còn hiệu lực theo Mẫu số 84 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Biên bản thanh lý các hợp đồng sẽ còn hiệu lực ký với các khách hàng ủy thác hoặc các tài liệu hợp lệ xác nhận của công ty quản lý quỹ đã hoàn thành việc bàn giao quyền và trách nhiệm quản lý tài sản ủy thác cho công ty quản lý quỹ thay thế.
- Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ theo đúng quy định tại khoản 1 Điều này, phòng giao dịch của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định chấp thuận tạm ngừng hoạt động cho trụ sở chính, chi nhánh, chi nhánh công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam. Trong trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cụ thể.
- Công ty chứng khoán, chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam phải có trách nhiệm báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trong thời gian 24 giờ kể từ khi trụ sở chính, chi nhánh và phòng giao dịch hoạt động trở lại.
- Các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, các chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam phải có trách nhiệm báo cáo và gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước các tài liệu có liên quan đảm bảo đáp ứng được quy định theo khoản 1 Điều 85 Luật Chứng khoán trước khi khôi phục hoạt động.
Nguồn Tài Chính hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết được thao túng thị trường chứng khoán là gì?
Bạn có thể tham khảo về đầu tư cổ phiếu, trái phiếu nếu có hứng thú. Và hãy liên hệ cho chúng tôi để được giải đáp nếu bạn có điều gì thắc mắc nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.