Với những con sóng lớn đầy biến động trên thị trường Crypto. Giá cổ phiếu trên thị trường thì luôn không ngừng biến đổi liên tục. Đi kèm theo những lợi nhuận khổng lồ là những rủi ro có thể ập tới bất cứ lúc nào đối với các nhà đầu tư. Có nhiều nhà đầu tư bị thua lỗ vì không kịp bán cổ phiếu khi giá giảm bất ngờ. Từ đó, stop loss đã ra đời với mục đích tránh trường hợp này xảy ra. Vậy thì Stop Loss là gì?
Hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về Stop Loss thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Mục lục
Stop Loss là gì?
Stop loss được hiểu là lệnh cắt lỗ, khi mà các nhà đầu tư đặt lệnh stop loss cho một mã cổ phiếu nào đó, lệnh mua/lệnh bán của cổ phiếu sẽ tự động được thực hiện khi mà cổ phiếu đó nằm ở mức giá nhất định và được gọi là giá giới hạn.
Lệnh này sẽ giúp cho các nhà đầu tư hạn chế được những thua lỗ ở trong giao dịch chứng khoán.
Ý nghĩa của Stop Loss
Ý nghĩa của Stop loss rất quan trọng trong đầu tư. Đối với một nhà đầu tư giỏi sẽ không bao giờ bỏ qua Stop loss trong mỗi lần giao dịch của mình.
Bởi vì nó có rất nhiều lợi ích, cụ thể như sau:
- Giảm thiểu được rủi ro khi thị trường đi ngược lại xu hướng mà nhà đầu tư đã dự đoán. Từ đó, có thể hạn chế được các tình trạng cháy tài khoản cho trader.
- Giúp cho những nhà đầu tư loại bỏ được hoàn toàn yếu tố tâm lý. Ở một số trường hợp khi giá đi ngược lại xu hướng mà các nhà đầu tư kỳ vọng rằng giá sẽ đi lên để gỡ lại phần thua lỗ. Nhưng giá lại đi xuống, điều đó khiến cho bạn càng thua lỗ nhiều hơn. Stop loss giúp bạn loại bỏ được những tâm lý này và tự động đóng lệnh khi giá cổ phiếu đã đạt đến điểm đã đặt.
- Stop loss sẽ tự động đóng lệnh khi giá đạt được đến điểm đặt trước. Và giúp cho nhà đầu tư quản lý những giao dịch, không phải mất nhiều thời gian để theo dõi thị trường bị cắt lỗ.
Phân loại lệnh Stop Loss
Có 2 loại lệnh stop loss cơ bản trong thị trường chứng khoán:
- Stop loss mua
- Stop loss bán
Dù có chiều hướng ngược nhau nhưng cả hai lệnh đều giúp cho nhà đầu tư tránh khỏi việc bị thua lỗ trên thị trường.
Stop Loss mua
Stop loss mua là nó thực hiện lệnh mua cổ phiếu khi mà nó đạt đến một mức giá nhất định được nhà đầu tư cài đặt trước đó.
Với mức giá mua thường sẽ được cài đặt cao hơn mức giá của thị trường hiện tại. Nếu như dự đoán cổ phiếu nào đó đang có dấu hiệu tăng thì các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh stop loss mua để có thể thu được lợi nhuận chênh lệch từ xu hướng tăng giá này đấy.
Stop Loss bán
Stop loss bán là lệnh tự động thực hiện các lệnh bán cổ phiếu khi mà nó đạt mức nhất định.
Trong trường hợp nếu giá cổ phiếu đang có xu hướng giảm dần thì hãy đặt lệnh stop loss bán giúp.
Nhà đầu tư sẽ không phải bỏ lỡ việc chốt lời hoặc là cắt lỗ ở một mức giá nhất định đã được cài đặt trước.
Cách tính Stop Loss trong Forex
Để có thể đầu tư giao dịch một cách hiệu quả và tìm kiếm được lợi nhuận thì nhà đầu tư cần biết tính toán điểm đặt cắt lỗ sao cho hợp lý nhất.
Cách tính Stop Loss được tính như sau:
- Sử dụng những công cụ phân tích kỹ thuật như là chỉ báo kỹ thuật số, mô hình nến nhật, mô hình giá,… giúp cho nhà đầu tư có thể tìm ra được điểm chốt lời và dừng lỗ hợp lý.
- Nếu mà nhà đầu tư giao dịch theo các tin tức thì có thể dựa vào một trong 2 cách sau đây:
- Dựa vào tổng số vốn hiện có thì bạn có thể tính stop loss bằng 1 đến 2% tổng số vốn mà mình đang có. Đây sẽ là cách đặt cắt lỗ cơ bản nhất cho những trader chưa am hiểu về phân tích thị trường.
- Dựa vào những biến động của thị trường: Nếu như thị trường biến động mạnh thì hãy đặt kích thước stop loss lớn. Và ngược lại nếu như thị trường yên ả thì bạn đặt stop loss gần với điểm đặt lệnh. Để có thể xác định được biến động thì bạn có thể sử dụng chỉ báo Bollinger Bands.
Cách đặt lệnh Stop Loss chính xác
Nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ không bao giờ bỏ lệnh stop loss. Việc xác định đúng vị trí đặt stop loss đã thể hiện được đẳng cấp cũng như trình độ của nhà đầu tư.
Để có thể đặt lệnh stop loss đúng cách thì chúng ta hãy thực hiện theo 5 bước sau đây:
- Bước 1: Xác định vị thế của giao dịch
- Bước 2: Xác định điểm cắt lỗ và chốt lời trên giao dịch
- Bước 3: Xác định được tỷ lệ R:R có nằm ở trong phạm vi được cho phép hay không. Nếu như tỷ lệ R:R bị vượt quá mức cho phép thì hãy thực hiện một giao dịch khác.
- Bước 4: Xác định được khối lượng đặt lệnh
- Bước 5: Tiến hành đặt lệnh theo những chỉ tiêu đã đặt như ở trên
Ưu nhược điểm của Stop Loss
Đặt lệnh stop loss không tuỳ thuộc vào nhà đầu tư. Các nhà đầu tư hãy cùng tham khảo một số ưu và nhược điểm để có thể quyết định xem có nên đặt lệnh này hay không nhé!
Ưu điểm
- Giúp các nhà đầu tư giảm lỗ: Trong xu hướng giảm giá cổ phiếu thì lệnh cắt lỗ sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể bảo vệ được lợi nhuận của mình và giới hạn khoản lỗ ở trong khả năng có thể chấp nhận được. Có nhiều nhà đầu tư quá cố chấp và không đặt lệnh cắt lỗ trong xu hướng giảm vì họ hy vọng rằng giá cổ phiếu sẽ tăng lại và kết quả là giá giảm sâu hơn và họ đã chịu lỗ lớn hơn.
- Stop loss là lệnh tự động: Khi nhà đầu tư đặt lệnh này thì lệnh bán cổ phiếu sẽ được tự động thực hiện ngay khi giá giảm xuống bằng hoặc ở dưới mức giá mà nhà đầu tư đặt.
- Giúp duy trì được lợi nhuận và những rủi ro không mong muốn: Khi bắt đầu tham gia vào thị trường thì nhà đầu tư ai cũng sẽ kỳ vọng một mức lợi nhuận (5%, 10%, 50%,…) và đồng thời cũng sẵn sàng chấp nhận những khoản thua lỗ tương tự như vậy. Việc cài đặt lệnh stop loss giúp cho các nhà đầu tư có thể duy trì được mức độ kỳ vọng của mình.
- Đảm bảo được mọi việc được thực hiện theo đúng kế hoạch: Khi các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán sẽ dễ bị cảm xúc của mình chi phối như chờ đợi để xem giá tăng cao hơn nữa hay giá đang giảm nhưng biết đâu sẽ tăng trở lại. Cảm xúc này sẽ chi phối khiến cho những nhà đầu tư không kịp thời đặt lệnh mua/bán theo như kế hoạch.
Nhược điểm
- Hạn chế lợi nhuận: Nếu đặt giá giới hạn bán quá sớm trong một chu kỳ tăng thì nhà đầu tư sẽ bị bỏ lỡ những lợi nhuận khi mức giá tiếp tục tăng lên sau đó.
- Rủi ro trong biến động ngắn hạn: Khi chu kỳ biến động giá cổ phiếu không được xác định, có khi sẽ vài ngày, vài tháng và thậm chí có thể là vài năm. Ở trong một chu kỳ ngắn hạn thì nếu như nhà đầu tư đặt lệnh stop loss bán thì lệnh bán sẽ tự động được thực hiện trước khi mà giá tăng trở lại. Điều đó gây thua lỗ cho nhà đầu tư.
- Khó khăn khi xác định giá giới hạn: Khi chúng ta đặt lệnh stop loss thì nhà đầu tư phải cần xác định được mức giá bán và giá mua giới hạn. Xác định mức giá phù hợp sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư.
Vì sao nhà đầu tư nên đặt Stop Loss?
Nguyên nhân chính để các nhà đầu tư nên đặt lệnh stop loss để chốt lợi nhuận và cắt lỗ đúng lúc.
Khi nhận thấy xu hướng thị trường thì nên sử dụng lệnh này để có thể kịp thời mua và bán cổ phiếu trước khi thị trường biến đổi theo hướng bất lợi hơn cho nhà đầu tư.
Đặt lệnh stop loss sẽ giúp cho các nhà đầu tư có thể yên tâm hơn và không cần phải suốt ngày theo dõi diễn biến thị trường để kịp thời đặt lệnh thích hợp.
Có rất nhiều trường hợp nhà đầu tư mất ăn mất ngủ vì thức để canh những diễn biến thị trường mà đặt lệnh mua/bán cổ phiếu kịp thời.
Những sai lầm cần tránh khi đặt lệnh Stop Loss
Dù là những công cụ hiệu quả có thể tránh được những rủi ro. Nhưng nếu như mắc phải thì những sai lầm khi chúng ta đặt lệnh này sẽ khiến cho các nhà đầu tư có thể rơi vào tình trạng tồi tệ hơn. Cụ thể như:
- Không đặt stop loss
Nếu không đặt stop loss thường sẽ xảy ra hai loại đối với nhà đầu tư. Thứ nhất là không muốn đặt hoặc có thể không thèm quan tâm và để cho thị trường tự quét. Nếu đã thấy thua lỗ đủ thì tiến hành kết thúc bằng lệnh tay.
Thứ hai là nhà đầu tư quá tự tin vào phán đoán của mình và có thể thực hiện được cắt lệnh bất kỳ ở thời điểm nào đó.
Tuy vậy, rủi ro cao trong giao dịch không thể nào mà lường trước được, nếu như không đặt lệnh stop loss hợp lý thì tình trạng thua lỗ, cháy tài khoản sẽ xảy ra.
- Đặt lệnh stop loss quá gần
Giúp cho các nhà đầu tư hạn chế được những rủi ro. Tuy nhiên thì tình trạng dính stop loss cũng vì thế mà có thể xảy ra thường xuyên hơn.
Có nhiều trường hợp giá vừa đóng do stop loss thì lại quay đầu chuyển hướng ngược lại. Điều đó đã làm cho nhà đầu tư mất đi một khoảng lợi nhuận đáng kể.
- Đặt lệnh stop loss quá xa
Trong trường hợp này thì sẽ khó dinh stop loss nhưng nếu dính thì cũng là thời điểm tài khoản đã bị thua lỗ quá là nhiều.
- Dời, thả stop loss
Có nhiều nhà đầu tư mặc dù đã tính toán được nhưng lại cảm thấy chưa thỏa mãn và muốn tìm lợi nhuận khi mà thị trường xuống sâu hơn mà dời stop loss và thả luôn.
Nhưng mà mấu chốt của thị trường forex chính là nhà đầu tư muốn thành công thì phải biết điểm dừng hợp lý.
Thông qua bài viết trên, Chuyên mục Cơ bản về cổ phiếu – Nguồn Tài Chính mong rằng các bạn đã biết Stop Loss là gì? Các nhà đầu tư hiểu được tầm quan trọng của việc đặt cắt lỗ trong những giao dịch.
Và nếu như bạn đọc có điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp cho bạn nhanh nhất có thể nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.