ROIC là gì? Ý nghĩa, cách tính chỉ số ROIC

Phạm Thùy Phương 04/08/2022 238 Views

Việc đầu tư hiệu quả đòi hỏi các nhà đầu tư phải tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ thông tin của doanh nghiệp lẫn cổ phiếu mà doanh nghiệp đó phát hành. Thế nhưng có một bước quan trọng mà các nhà đầu tư nên quan tâm đó là tìm kiếm công ty, doanh nghiệp tiềm năng để đầu tư. Chỉ số ROIC được ví như là một công cụ giúp các nhà đầu tư tìm ra được những công ty tiềm năng có phát triển trong tương lai.

Vậy ROIC là gì? Những ý nghĩa mà chỉ số này mang lại ra sao? Để giải đáp những câu hỏi này các bạn hãy cùng Nguontaichinh.com cùng đi tìm hiểu qua bài viết này nhé.

ROIC là gì?

ROIC là gì?
ROIC là gì?

Chỉ số ROIC hay còn được biết với tên gọi Return on Invested Capital có nghĩa là tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư. Với chỉ số này các nhà đầu tư có thể biết doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận so với số vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tuy nhiên, ROIC không tìm hiểu nguồn gốc của các khoản đầu tư đó đến từ đâu là có sẵn hay đi vay.

Cách tính ROIC

Công thức tính ROIC
Công thức tính ROIC

Về cách tính của ROIC có rất nhiều nhưng phổ biến nhất có 3 cách tính.

Công thức 1

  • ROIC = (Lợi nhuận sau thuế / (Vốn chủ sở hữu + Tổng vay nợ ròng)) x 100%
  • Tổng nợ vay ròng = Nợ vay phải trả – Tiền mặt

Tuy nhiên công thức tính mà có nhược điểm chính là loại bỏ tiền mặt ra khỏi mẫu số. Trong khi tất cả các công ty, doanh nghiệp đều sử dụng đến tiền mặt do tiền mặt đến từ các nguồn vốn khác nhau như chủ đầu tư, ngân hàng, vốn chiếm dụng,.. Vậy nên việc loại trừ tiền mặt có thể làm kết quả không còn chính xác. 

Công thức 2

ROIC = (Lợi nhuận sau thuế / (Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn)) x 100%

Đây là công thức tính ROIC dựa theo nợ dài hạn thay thế cho tổng vay nợ ròng ở công thức 1. Sử dụng công thức này sẽ cho ra kết quả chính xác hơn khi bạn áp dụng vào một vài lĩnh vực kinh doanh.

Công thức 3

ROIC = (Lợi nhuận sau thuế / (Vốn chủ sở hữu + Vay nợ ngắn hạn + Vay nợ dài hạn)) x 100% 

Công thức tính ROIC này phù hợp với các doanh nghiệp có đòn bẩy lớn. Tuy nhiên để áp dụng công thức này cho các ngân hàng sẽ không chính xác bởi vì cơ cấu vốn của những doanh nghiệp này có tính đặc thù.

Ý nghĩa chỉ số ROIC

Ý nghĩa chỉ số ROIC
Ý nghĩa chỉ số ROIC

Chỉ số ROIC có ý nghĩa với nhà đầu tư lẫn doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp 

  • Giúp doanh nghiệp thấy rõ sự hiệu quả trong việc triển khai vốn: Đối với các doanh nghiệp có ROIC cao thì có khả năng cao là doanh nghiệp đó đang sử dụng vốn hiệu quả. Hoặc các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh có thể dùng chỉ số ROIC để so sánh khoản lãi phải trả với mức lợi nhuận thu về.
  • Đánh giá mức độ quản lý: Từ kết quả ROIC, doanh nghiệp có thể đánh giá được chất lượng của đội ngũ quản lý. Lý do là vì việc phân bổ nguồn vốn là tiêu chí quan trọng dùng để đánh giá khả năng lãnh đạo của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Đối với nhà đầu tư 

  • Dùng để sàng lọc các khoản đầu tư tiềm năng: Ở trường hợp có 2 doanh nghiệp cùng bỏ ra số vốn đầu tư giống nhau, lợi nhuận mỗi năm đều chi cho việc tái đầu tư là như nhau, tuy nhiên chỉ số ROIC giữa 2 công ty lại không giống nhau. Nguyên nhân là do phần lớn các nhà đầu tư mua cổ phiếu áp dụng theo tư duy nắm giữ dài hạn, vì vậy khi ROIC cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó có khả năng tạo ra giá trị bền vững.
  • Đánh giá giá trị của doanh nghiệp: Trường hợp doanh nghiệp vay nợ ngân hàng để hỗ trợ “Tăng trưởng nóng”. Tuy nhiên việc doanh nghiệp trả lãi cho ngân hàng lại cao hơn so với lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về. Sau khi đã trừ các chi phí sử dụng vốn ở lợi nhuận sau thuế (NOPAT) thì chỉ số ROIC thu về sẽ bị giảm đi. Từ đó nhà đầu tư có thể thấy giá trị doanh nghiệp đang suy giảm dần. Việc lấy ROIC làm chuẩn sẽ chính xác hơn so với WACC, suy ra giá trị ROIC cao hơn so với WACC cho thấy việc tạo ra giá trị của nhà đầu tư và ngược lại.

Sự khác biệt giữa ROIC và ROE

Tìm hiểu điểm khác nhau giữa ROIC và ROE
Tìm hiểu điểm khác nhau giữa ROIC và ROE

Trước khi tìm hiểu sự khác biệt giữa ROIC và ROE thì cả 2 đều có điểm chung chính là đo lường mức độ sinh lời của doanh nghiệp.

Về sự khác biệt chỉ số ROE chỉ tính khoản tiền vốn chủ sở hữu mà không tính khoản tiền vay nợ. Còn chỉ số ROIC chỉ tập trung vào lợi nhuận được tạo ra từ vốn chủ sở hữu và nợ. 

Khi công ty sử dụng nguồn vốn vay quá nhiều thì vốn chủ sở hữu sẽ thấp đi, ngay lúc này chỉ số ROE sẽ bị thổi phồng. Trường hợp áp dụng ROIC để đánh giá doanh nghiệp sẽ hiệu quả hơn.

  • ROIC được các nhà đầu tư đánh giá là chỉ số phản ánh đầy đủ và chính xác về tình hình hoạt động kinh doanh của một công ty so với ROE
  • ROIC cho ra kết quả chính xác với các công ty tăng trưởng nhanh bằng vay nợ.
  • ROIC được dùng để so sánh hiệu quả hoạt động trong cùng ngành bất kể sự khác nhau trong cấu trúc vốn.

Chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt?

Chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt?
Chỉ số ROIC bao nhiêu là tốt?

Thông thường việc chỉ số ROIC càng cao chứng minh doanh nghiệp đó có khả năng phân bổ nguồn vốn hiệu quả. Tuy nhiên điều này không giúp ích gì nhiều bởi chúng ta không biết mức ROIC ở mức bao nhiêu được coi là tốt hay xấu đối với những doanh nghiệp riêng lẻ.

Để đánh giá ROIC bao nhiêu là tốt các nhà đầu tư phải so sánh nó với chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp. Nếu ROIC lớn hơn WACC chứng tỏ lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đang cao hơn chi phí vốn. Xét về cơ bản doanh nghiệp đang tạo ra giá trị cho cổ đông.

Khi các nhà đầu tư đánh giá ROIC của một doanh nghiệp, việc cần là đó là phải đánh giá, so sánh với trung bình ngành và tương quan với doanh nghiệp khác. Nếu ROIC của một doanh nghiệp cao hơn so với trung bình ngành và các doanh nghiệp khác cùng ngành thì cho thấy doanh nghiệp đã tạo dựng được một nền tảng vững chắc và có khả năng tiếp tục tăng giá trị với việc tăng trưởng đều đặn trong tương lai. 

Lưu ý khi phân tích ROIC

Những điều cần lưu ý khi phân tích chỉ số ROIC
Những điều cần lưu ý khi phân tích chỉ số ROIC

Khi sử dụng chỉ số ROIC các nhà đầu tư cần lưu ý những điều sau:

  • ROIC không cung cấp thông tin phân tích về nguồn gốc của thu nhập.
  • ROIC được xem là một thước đo dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty. Nhưng nhược điểm lớn nhất của chỉ số này chính là có thể bị thao túng thông qua các thông lệ kế toán khác nhau. 
  • Chỉ số ROIC luôn phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nên không thể so sánh ROIC với doanh nghiệp khác ngành. 
  • Nếu sử dụng ROIC để phân tích doanh nghiệp có nhiều nợ vay, bạn nên kiểm tra chỉ số ROA qua nhiều năm xem có bền vững hay không.
  • Để đánh giá một doanh nghiệp một cách toàn diện bạn chỉ dùng ROIC thôi là không đủ, bạn nên kết hợp với các chỉ số khác để đánh giá một cách toàn diện hơn. 
  • ROIC rất dễ bị tác động bởi các khoản lợi nhuận bất thường có thể đến từ việc thanh lý tài sản hay thoái vốn. Vì vậy khi tính ROIC bạn nên loại bỏ các khoản lợi nhuận này.

Nguontaichinh.com vừa mới chia sẻ ROIC là gì? Ý nghĩa của ROIC với doanh nghiệp và nhà đầu tư. Mong rằng với công thức tính các bạn có thể áp dụng chỉ số này hiệu quả trong việc kinh doanh và đầu tư. Nếu các bạn có thắc mắc hay có nhu cầu được tư vấn hãy liên hệ với chúng mình nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x