ROCE là gì? Ý nghĩa, cách tính chỉ số ROCE

Phạm Thùy Phương 04/08/2022 270 Views

Tham gia vào đầu tư chứng khoán chắc hẳn các nhà đầu tư không còn xa lạ gì khi nghe đến các thuật ngữ như ROE, ROA, ROIC,… Sẽ là thiếu sót nếu các bạn bỏ qua ROCE, đây là một trong số các chỉ số được dùng để đánh giá doanh nghiệp.

Thực chất chỉ số ROCE là gì? Chỉ số này mang lại ý nghĩa gì cho nhà đầu tư và doanh nghiệp? Bạn đang tìm công thức tính để áp dụng vào công việc hãy cùng Nguontaichinh.com tìm hiểu qua bài viết này nhé.

ROCE là gì?

ROCE là gì?
ROCE là gì?

ROCE hay còn được hiểu là Return on Capital Employed nghĩa là tỷ lệ thu nhập trên vốn sử dụng. Chỉ số này được dùng để đo lường khả năng sinh lời, mức độ hiệu quả của một công ty trong việc sử dụng vốn để tạo ra lợi nhuận. Và ROCE được biểu diễn dưới dạng phần trăm.

ROCE rất quan trọng đối với doanh nghiệp vì nó cho biết mức độ sinh lời từ số vốn đầu tư ban đầu. Từ đó doanh nghiệp sẽ biết mình có đang sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không và đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Các nhà đầu tư sẽ sử dụng ROCE để đánh giá tiềm năng phát triển của một công ty.

Cách tính chỉ số ROCE

Cách tính chỉ số ROCE
Cách tính chỉ số ROCE

Chỉ số ROCE được tính theo công thức sau:

ROCE = EBIT / Vốn sử dụng 

Trong đó:

  • EBIT là lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Đây là phần lợi nhuận thu được sau khi lấy tổng doanh thu trừ chi phí giá vốn sản phẩm và chi phí hoạt động.
  • Vốn sử dụng = Tổng tài sản / Nợ ngắn hạn. Trong đó tổng tài sản của công ty là cổ phiếu, nợ, ngân quỹ dự phòng, vốn cổ đông, các khoản ưu đãi,..

Ý nghĩa chỉ số ROCE

Ý nghĩa chỉ số ROCE
Ý nghĩa chỉ số ROCE

Đối với doanh nghiệp

  • Việc tính ROCE sẽ giúp doanh nghiệp biết được lợi nhuận tạo ra trên 1 đồng vốn sử dụng. Và các doanh nghiệp sẽ lấy chỉ số này để đánh giá hiệu suất hoạt động sau khi đã bỏ ra một số vốn đầu tư đáng kể. 
  • Mang đến kiến thức về tối ưu hòa vốn cho giám đốc doanh nghiệp và là công cụ hữu ích trong việc đánh giá dự báo vấn đề tăng trưởng của doanh nghiệp.

Đối với nhà đầu tư

  • Chỉ số ROCE được xem là khá phù hợp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và so sánh khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đặc biệt là những doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sử dụng nhiều vốn như công ty dầu khí, viễn thông, điện lực,..
  • ROCE hỗ trợ trong việc so sánh khả năng sinh lời của 2 doanh nghiệp trong cùng ngành. Chỉ số ROCE càng cao thì chứng tỏ khả năng sinh lời của công ty càng mạnh.

Ưu, nhược điểm chỉ số ROCE

Ưu và nhược điểm chỉ số ROCE
Ưu và nhược điểm chỉ số ROCE

Các nhà đầu tư sử dụng ROCE có thể hài lòng với những ưu điểm nhưng cũng cần lưu ý những nhược điểm của chỉ số này.

Ưu điểm

  • Công thức tính đơn giản dễ áp dụng, hầu hết các nhà quản lý không có chuyên môn kế toán có thể hiểu và tính được.
  • Chỉ số ROCE biểu diễn dưới dạng phần trăm (%) nên các nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh những dự án có quy mô và lãi suất khác nhau.
  • ROCE được sử dụng để đánh giá thực thể hoặc dự án đầu tư ở các quy mô và lãi suất khác nhau. Do chỉ số này chỉ sử dụng lợi nhuận trước lãi và thuế.

Nhược điểm

  • Sử dụng thông tin dữ liệu trong quá khứ, vì vậy chỉ số ROCE có khả năng bị thay đổi nếu công ty can thiệp sửa đổi lợi nhuận kế toán. 
  • Ban lãnh đạo không thể đầu tư vào tài sản mới nếu lấy ROCE làm thước đo hiệu suất. Nguyên nhân là vì nếu đầu tư vào tài sản mới sẽ làm tăng giá trị tài sản và khấu hao. Hệ quả sẽ làm giảm lợi nhuận trước lãi vay, thế và cả ROCE.
  • ROCE chỉ tính được ở mức độ trung bình nên sẽ không đánh giá được dự án sẽ kéo dài bao lâu. Dự án càng kéo dài thì rủi ro cũng càng lớn.
  • Nếu doanh nghiệp có lượng tiền dự trữ quá lớn ROCE sẽ không phản ánh đúng hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp. Nguyên do là bởi vì nguồn tiền dự trữ đó có thể làm vốn đầu tư hoặc không làm gì cả. Từ đó có thể thổi phồng vốn sử dụng và làm cho việc phân tích bị ảnh hưởng đến kết quả hiệu suất kinh doanh.

Lưu ý khi sử dụng chỉ số ROCE

Những lưu ý về chỉ số ROCE
Những lưu ý về chỉ số ROCE

Những lưu ý mà các nhà đầu tư cần phải chú ý khi sử dụng ROCE. Cụ thể:

  • Nên xem chỉ số ROCE của công ty trong nhiều năm để biết công ty đó hoạt động như thế nào. Các nhà đầu tư nên chọn các công ty có chỉ số ROCE tăng đều qua các năm.
  • Chỉ nên sử dụng ROCE để so sánh các công ty đang hoạt động cùng ngành và trong một khoảng thời gian giống nhau. 
  • Nên so sánh chỉ số ROCE của công ty với chỉ số ROCE của cả ngành. Ví dụ công ty A có ROCE là 20% nhìn có vẻ tốt hơn ROCE của công ty B là 10%. Tuy nhiên nếu so với chỉ số ROCE của cả ngành là 35% thì cả hai công ty đó được xem là có ROCE thấp.

Như vậy Nguontaichinh.com đã cung cấp đến các bạn thông tin về ROCE là gì, những ý nghĩa, cách tính đều đã được cung cấp đầy đủ trong bài viết. Chúng mình hy vọng các bạn có thể áp dụng những kiến thức trong bài viết này áp dụng thành công vào thực tế. Để đọc các bài viết tương tự mọi người có thể tìm đến chuyên mục phân tích kỹ thuật. Các bạn có những câu hỏi cần được giải đáp hay những vấn đề không thể giải quyết cần sự tư vấn hãy liên hệ với chúng mình nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x