Quyền chờ về chắc hẳn đã không còn xa lạ gì đối với những nhà đầu tư chứng khoán, được biết đến là một trong những khái niệm phổ biến liên quan đến giao dịch đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên vẫn còn có một số nhà đầu tư vẫn chưa nắm vững được ý nghĩa thực sự của quyền chờ về qua đó sẽ tạo nên một số hiểu lầm.
Để tìm hiểu quyền chờ về cùng với các thông tin cần biết, hãy cùng với trang Nguontaichinh.com đi vào tìm hiểu ngay qua bài viết này. Từ đó bạn sẽ nắm rõ hơn, có những thông tin, kiến thức chuẩn xác để áp dụng hiệu quả vào công việc.
Mục lục
Chứng khoán là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về quyền chờ về ta sẽ tìm hiểu về “chứng khoán chờ” trước. Như được biết chứng khoán chờ là chứng khoán mà nhà đầu tư đã mua trên hệ thống giao dịch từ trước và đang trong giai đoạn hoàn tất chuyển quyền sở hữu.
Quyền chờ về chứng khoán là gì?
Quyền chờ về chứng khoán sẽ mang ý nghĩa giúp nhà đầu tư một cách tốt ưu hơn. Qua đó bạn có thể hiểu cổ phiếu quyền chờ là một loại cổ phiếu được mua thành công bởi các nhà đầu tư rồi giao dịch khớp lệnh trên hệ thống. Dù vậy cổ phiếu vẫn chưa được chuyển về tài khoản do vướng phải quy định về thời gian và thủ tục của sàn chứng khoán và công ty môi giới. Điều này đồng nghĩa với việc cổ phiếu chờ đã thuộc quyền sở hữu của người mua với mức giá xác định và đòi hỏi các nhà đầu tư phải có trách nhiệm với số cổ phiếu đã mua.
Thông thường cổ phiếu sẽ về tài khoản chỉ sau 2 ngày và chỉ đến ngày thứ 3 thì bạn mới có thể thực hiện giao dịch với số cổ phiếu đó. Đây là một quy định chung mà bất cứ ai tham gia vào thị trường chứng khoán đều phải biết.
Thời gian chờ về chứng khoán là bao lâu?
Đầu tiên các bạn phải nắm bắt được các quy định về mốc thời gian là T0, T2, T3 trong chứng khoán. Đâu được xem là ký hiệu mặc định được sử dụng trong ngành chứng khoán, nó giúp các người chơi có thể dễ dàng hơn trong quá trình lên kế hoạch cũng như giao dịch.
Chúng mình sẽ giới thiệu từng ký hiệu như sau:
- Ngày T0 (T+0) được xem là ngày thực hiện thành công giao dịch mua, bán cổ phiếu.
- Ngày T2( (T+2) sau khi giao dịch thành công thì sau 2 ngày số cổ phiếu đó mới về tài khoản.
- Ngày T3 (T+3) được xem là 3 ngày kể từ khi giao dịch thành công lúc này nhà đầu tư có thể tiến hành giao dịch mua và bán.
Chứng khoán chờ về có bán được không?
Để trả lời cho câu hỏi này bạn cần phải biết chứng khoán chờ về là loại cổ phiếu mà bạn chưa thực sự nắm trong tay mình. Tuy vậy cổ phiếu chờ về có thể được bán với hình thức bán không hoặc tiến hành giao dịch trong ngày. Với quy định về giao dịch cổ phiếu hiện nay bạn có thể mua hay bán cổ phiếu ngay trong ngày giao dịch tức ngày T0.
Tuy nhiên cũng cần đảm bảo một số điều kiện như:
- Tiến hành ký kết hợp đồng giao dịch chứng khoán trong ngày với công ty cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
- Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán được thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao theo đúng quy định của pháp luật là bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán.
- Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nói rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.
Cách bán cổ phiếu chờ về có lợi nhất
Nếu ở trong trường hợp bạn là nhà đầu tư và bạn đang cần bán gấp số cổ phiếu với mục đích huy động vốn có thể thực hiện việc bán khống. Tuy nhiên việc bán cổ phiếu chờ về trong ngày giao dịch theo hình thức bán khống sẽ khiến bạn gặp rủi ro hoặc thậm chí là mất đi nhiều cơ hội cũng như một khoản tiền lớn.
Việc bán khống cổ phiếu là hình thức bán cổ phiếu mà không hoặc chưa sở hữu. Để tiến hành giao dịch, họ sẽ tiến hành đi mượn chứng khoán và sau đó đem bán với hy vọng giá sẽ giảm. Trong tương lai thì người bán phải mua lại và trả lại đúng số tiền đã vay từ trước. Có nghĩa là việc thực hiện mua khống sẽ giúp họ kiếm được một khoản lời bằng cách mua và bán lại số lượng chứng khoán này khi chúng giảm.
Để thực hiện được việc bán khống đòi hỏi nhà đầu tư phải thực hiện thông qua các nhà đầu tư khác, có nghĩa là bạn phải đi vay hoặc mượn số cổ phiếu từ các nhà đầu tư đang sở hữu số cổ phiếu mà bạn đang cần, sau đó khi cổ phiếu đã về sẽ chuyển số cổ phiếu đó lại cho các nhà đầu tư đã mượn từ trước. Việc vay mượn này sẽ diễn ra một cách nhanh chóng với hình thức chuyển nhượng cổ phiếu và bạn cần lưu ý tại thị trường Việt Nam chưa cho phép việc bán khống. Tuy nghe có thể rất đơn giản nhưng khi áp dụng trên thực tế lại khác hoàn toàn nó rất phức tạo và có những thủ tục rắc rối nên bạn hãy cân nhắc cách bán này.
Một ví dụ khiến bạn có thể dễ dàng hiểu hơn, có một công ty tên là A cổ phiếu công ty giao dịch với giá là 50,000 VNĐ. Nếu là một nhà đầu tư có tầm nhìn bạn sẽ nhận ra trong tương lai giá cổ phiếu sẽ giảm nên thực hiện việc bán khống để kiếm lời. Ngay lúc này đây bạn sẽ tiến hành vay mượn 100 cổ phiếu từ một nhà đầu tư đang sở hữu và bán nó ra. Vào tuần sau đúng theo những gì bạn dự đoán số cổ phiếu đó đã giảm xuống còn 30,000 VNĐ và bạn lập tức đóng giao dịch lại vậy bạn nhận được phần lợi nhuận chênh lệch là 20,000 VNĐ mỗi cổ phiếu.
Câu hỏi thường gặp
Với mục đích giúp các bạn có thể hiểu thêm về quyền chờ về, chúng mình xin giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến quyền chờ về.
Điều kiện bán cổ phiếu chờ về là gì?
- Trong lúc chờ đợi cổ phiếu về đến tài khoản các nhà đầu tư không thể tiến hành các giao dịch bởi vì họ chưa thực sự sở hữu cổ phiếu. Tuy vậy, với sự đa dạng hình thức đầu tư những cổ phiếu chờ có thể giao dịch bằng cách bán khống hay mua bán ngay trong ngày T0.
- Việc thực hiện giao dịch trong thời gian chờ chắc chắn sẽ tồn tại rất nhiều vấn đề vậy nên các nhà đầu tư cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Thực hiện việc ký hợp đồng cho phép giao dịch chứng khoán ngày T0 với công ty cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.
- Điều khoản chứng khoán trong ngày là điều kiện cần thiết cho phép công ty chứng khoán giao dịch cổ phiếu trong hợp đồng. Điều này sẽ hỗ trợ thanh toán với những phát sinh thiếu hụt để chuyển giao theo quy định pháp luật.
- Trong hợp đồng phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, những thiệt hại và chi phí phát sinh trong trường hợp xảy ra sự cố nhà đầu tư cần thanh toán.
Có nên bán cổ phiếu chờ về không?
Tất nhiên là có thể, bạn hoàn toàn có thể bán cổ phiếu chờ về ngay trong ngày T0. Nếu bạn phát hiện ra những dấu hiệu cho rằng trong khoản thời gian tới số cổ phiếu ấy sẽ tăng hoặc giảm thì chính bạn sẽ là người đưa ra quyết định mua hoặc bán để mang lại lợi nhuận cao nhất.
Cổ phiếu, cổ tức có phải là cổ phiếu chờ về không?
Cổ phiếu cổ tức cũng chính là cổ phiếu chờ về, bởi vì đây là một dạng cổ phiếu cần có thời gian để chuyển vào tài khoản chứng khoán của nhà đầu tư. Về thủ tục cổ phiếu cổ tức sẽ có sự chuẩn bị phức tạp nên mất nhiều thời gian hơn. Khoảng thời gian để cổ phiếu về đến tài khoản là từ 2 đến 3 tháng, đây cũng chính là khoản thời gian mà nhà đầu tư lo lắng nhất bởi vì sự biến động của thị trường chứng khoán.
Chỉ sau khi hoàn tất các thủ tục niêm yết cổ phiếu mới trên sàn chứng khoán. Và sau đó Sở giao dịch sẽ tiến hành niêm yết làm thủ tục chuyển về tài khoản cho người nhận cổ phiếu cổ tức.
Dù vậy hoạt động giao dịch cổ phiếu chờ sẽ khiến các nhà đầu tư sẽ gặp nhiều khó khăn hơn khi đối diện với họ là thời gian và cơ hội cũng trở nên ít đi. Chính vì vậy các nhà đầu tư nên có sự tính toán thật kỹ càng để đưa ra các quyết định giao dịch chứng khoán.
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã nắm bắt rõ được định nghĩa của quyền chờ về cũng như các thông tin liên quan. Với những câu hỏi và thắc mắc đều đã được Nguontaichinh.com giải đáp một cách chi tiết có lẽ các bạn đã bớt lo lắng với việc đã mua cổ phiếu nhưng vẫn chưa thấy về tài khoản. Chúng mình còn có nhiều bài viết tương tự tại chuyên mục cơ bản về cổ phiếu mà các bạn có thể đón xem để bổ sung thêm kiến thức cho mình nhé. Ngoài ra bạn có thể liên hệ với chúng mình để được giải đáp cũng như làm rõ các thắc mắc mà bạn đang gặp phải.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.