Hướng dẫn phương pháp định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền

Phạm Thùy Phương 18/07/2022 351 Views

Bạn đang người mới vào nghề và bạn nghe nói đến việc định giá cổ phiếu đang là những phương pháp được nhiều nhà đầu tư sử dụng. Vậy định giá cổ phiếu sẽ làm như thế nào và có ưu nhược điểm ra sao đó là những câu hỏi đang bỏ ngỏ cần lời giải đáp.

Có thể hiểu định giá cổ phiếu là mục tiêu mà các nhà đầu tư luôn hướng đến để nghiên cứu và đưa ra quyết định chuẩn xác trong đầu tư. Là một phương pháp định giá phổ biến được nhiều người tin dùng. Để là sáng tỏ những thắc mắc cũng như trả lời các câu hỏi liên quan hãy cùng Nguontaichinh.com nhau đi vào bài viết này nhé.

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là gì?

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là gì?
Phương pháp chiết khấu dòng tiền là gì?

Định giá chiết khấu dòng tiền trong tiếng anh có nghĩa là Discount Cash Flow (DCF) là phương pháp được thực hiện dựa trên một nguyên lý giá trị nội tại (intrinsic value) của một doanh nghiệp lúc này là tổng dòng tiền tương lai mà công ty sẽ trả cho cổ đông của mình. Kể từ đó những nhà phân tích sẽ dự đoán được giá trị của công ty trong 10 năm tới, sau đó chiết khấu trở về giá trị hiện tại.

Nói theo cách dễ hiểu hơn, đây là phương pháp dựa trên giá trị của doanh nghiệp được xác định bởi các luồng thu nhập dự kiến mà doanh nghiệp đó sẽ được sau này. Quy về giá trị hiện tại bằng cách chiết khấu chúng với một lãi suất phù hợp với mức độ rủi ro của doanh nghiệp.

Thông số cần xác định khi định giá cổ phiếu theo DCF

Thông số định giá cổ phiếu theo DCF
Thông số định giá cổ phiếu theo DCF

Phương pháp định giá theo DCF có 3 thông số cơ bản mà các nhà đầu tư cần phải nắm rõ để xem xét, phân tích.

  • Luồng thu nhập mà công ty sẽ thu lại được trong tương lai
  • Mức lãi suất chiết khấu của luồng thu nhập đó
  • Thời hạn tồn tại dự kiến của doanh nghiệp

Ngoài ra các nhà đầu tư cũng phải phân tích, tính toán các số liệu liên quan đến doanh nghiệp.

  • Chi phí vốn chủ, chi phí vốn vay
  • Đòn bẩy (tỷ lệ nợ /  tài sản)
  • Khả năng sinh lợi nhuận
  • Tỷ lệ tái đầu tư
  • Tốc độ tăng trưởng
  • Những dự án mà công ty sẽ triển khai trong thời gian sắp tới và lợi nhuận của những dự án này.
  • Lợi thế cạnh tranh so với công ty khác.

Với những thông số được nêu ở trên, các nhà phân tích có thể ước tính được lợi nhuận trên cổ phiếu EPS và cổ tức mỗi năm của doanh nghiệp. Kể từ sau đó chiết khấu về giá trị hiện tại và dự phòng giá cổ phiếu trong giai đoạn cần tính toán.

Cách định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền

Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền
Định giá cổ phiếu theo chiết khấu dòng tiền

Định giá cổ phiếu theo phương pháp chiết khấu dòng tiền có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau khi có sự thay đổi dòng tiền chiết khấu. Với những nhà đầu tư ta có 4 cách định giá có thể kể đến như chiết khấu dòng tiền cổ tức, chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu, chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp và chiết khấu lợi nhuận thặng dư.

Chiết khấu dòng tiền cổ tức (DDM)

Ở cách này cổ phiếu sẽ dựa vào giá trị cổ tức mà công ty trả cho cổ đông hay còn gọi là nhà đầu tư, bởi cổ tức là lượng tiền thực tế mà nhà đầu tư có thể nhận được. Vậy nên đánh giá giá trị hiện tại của dòng tiền sẽ đưa ra giá trị của công ty với cổ đông. Chúng ta có công thức:

P=t=1nDPSt(1+ke)t

Theo công thức ta có 

  • P (Price): tức là giá trị cổ phiếu.
  • DPS (Dividend per share): là cổ tức kỳ vọng trên mỗi cổ phiếu tại thời kỳ t.
  • ke (cost of equity): là chi phí vốn cổ phần được xác định bằng công thức CAPM

Cách này có ưu điểm là thể hiện chính xác lợi ích của các nhà đầu tư trong tương lai. Nhưng cũng có nhược điểm là không thể áp dụng trong doanh nghiệp không chi trả cổ tức, cũng không sử dụng trong trường hợp chính sách cổ tức không nói lên khả năng sinh lời đến từ doanh nghiệp trong tương lai.

Chiết khấu dòng tiền vốn chủ sở hữu (FCFE)

Với cách này các cổ đông có thể biết được dòng tiền của mình còn lại bao nhiêu sau khi chi trả các khoản vay kể cả lãi, chi phí hoạt động, thuế,…Chúng ta có công thức:

FCFE = (Chi phí tiền mặt + Lợi nhuận sau thuế) – (Thay đổi vốn lưu động + Chi phí vốn) + Thay đổi nợ

Theo công thức ta có 

  • Chi phí tiền mặt như các khoản khấu hao
  • Chi phí vốn đã bao gồm các khoản mua sắm tài sản
  • Thay đổi nợ là sự chênh lệch giữa nợ vay thêm và số nợ đã trả

Cách này sẽ có ưu điểm với những doanh nghiệp không thường xuyên trả cổ tức hoặc có trả nhưng nó không hề có liên hệ gì với lợi nhuận của công ty, áp dụng được khi so sánh các công ty có cấu trúc vốn giống nhau để định giá chính xác. Nhược điểm là không áp dụng được khi dòng tiền FCFE đang âm.

Chiết khấu dòng tiền doanh nghiệp (FCFF)

Cách này sẽ đánh giá được nguồn tiền của các nhà đầu tư đã bao gồm chủ nợ và cổ đông có thể nhận được sau quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. Ta có công thức 

FCFF = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí phi tiền mặt + Lãi vay * (1-t) – Thay đổi vốn – Thay đổi vốn lưu động

Có ưu điểm không chịu ảnh hưởng bởi thay đổi cơ cấu vốn của doanh nghiệp như phát hành cổ phiếu, cổ tức hoặc sử dụng đòn bẩy tài chính. Nhược điểm là không sử dụng được khi dòng tiền FCFF dự phòng đang là âm.

Chiết khấu lợi nhuận thặng dư (RI)

Cách định giá này dựa trên thu nhập thặng dư (Residual Income), là khoản chênh lệch lợi nhuận trên số sách của doanh nghiệp và mức lợi tức yêu cầu của phía nhà đầu tư. Ta có công thức:

Firm value = BV0 + t-1nRIt(1+ke)t

trong đó RIt = EPSt+1- kexBt-1

Ưu điểm áp dụng được khi FCFE, FCFF đang âm và giá trị sổ sách thường ít khi âm nên luôn xác định được. Phương pháp này đã tính luôn giá trị sổ sách ở hiện tại và giá trị này đã phản ánh phần lớn giá trị nội tại của doanh nghiệp. Nhưng có nhược điểm là phụ thuộc vào chất lượng các bài viết báo cáo tài chính 

Ưu và nhược điểm của phương pháp chiết khấu dòng tiền

Ưu và nhược điểm của chiết khấu dòng tiền
Ưu và nhược điểm của chiết khấu dòng tiền

Đây là phương pháp được nhiều nhà đầu tư, nhà phân tích lựa chọn nhờ vào những đặc điểm nổi trội. Tuy nhiên nó vẫn có những nhược điểm và chúng mình sẽ nói rõ hơn ở phần này.

Với ưu điểm:

  • Nếu định giá cổ phiếu theo phương pháp DCF do dựa vào đồng tiền tự do nên độ tin cậy được đảm bảo, phần nào loại bỏ các chính sách kế toán chủ quan.
  • Với phương pháp này sẽ cung cấp ước tính gần nhất về giá trị nội tại của cổ phiếu, đây được xem là phương pháp phù hợp với những nhà phân tích luôn tự tin vào giả định của mình.
  • Phương pháp này cho phép có sự linh hoạt trong việc thay đổi số liệu và nguồn doanh thu dẫn đến sự thay đổi tốc độ của dòng tiền theo thời gian.

Với nhược điểm:

  • Phụ thuộc nhiều vào dự báo dòng tiền, ước tính tỷ lệ chiết khấu nên nó tác động nhiều đến giá trị ước tính.
  • Phải sử dụng nhiều giả thuyết về lợi nhuận nên trong các trường hợp mô hình này sẽ không đạt được hiệu quả tốt khi hoạt động.

Qua bài viết này chúng mình vừa giới thiệu đến các bạn một phương pháp định giá cổ phiếu dựa theo chiết khấu dòng tiền. Hy vọng với những hướng dẫn trên cùng với những ưu nhược điểm mà chúng mình vừa đề cập sẽ giúp các bạn phần nào trong việc đầu tư. Hãy thường xuyên theo dõi trang của chúng mình để có thêm nhiều kiến thức về định giá cổ phiếu. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến bài viết hoặc các vấn đề liên quan bạn có thể liên hệ với chúng mình để được hỗ trợ.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x