NPV là gì? Ý nghĩa, cách tính NPV

Phạm Thùy Phương 18/08/2022 281 Views

Để đánh giá mức độ khả thi của một dự án đầu tư thi ta cần phải sử dụng đến NPV. Nếu như muốn đầu tư thành công thì nên hiểu về chỉ báo này. Như vậy thì NPV là gì, các ý nghĩa cũng như cách tính NPV là như thế nào?

Thì trong bài viết hôm nay, hãy cùng Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về NPV thông qua bài viết “NPV là gì? Ý nghĩa, cách tính NPV” bạn nhé!

NPV là gì?

NPV là gì?
NPV là gì?

NPV được viết tắt từ cụm từ Net Present Value, được hiểu là giá trị hiện tại ròng, nghĩa là giá trị toàn bộ dòng tiền của một dự án nào đó trong tương lai được chiết khấu ở thời điểm hiện tại.

NPV được sử dụng khá phổ biến hiện nay trong việc tính toán các ngân sách vốn cũng như lập các dự án đầu tư để có thể phân tích được lợi nhuận và cần xem xét về tính khả thi mà NPV đem lại.

Cách tính NPV

Cách tính NPV
Cách tính NPV

Chỉ số NPV là một trong những công cụ được sử dụng phổ biến trong các việc phân tích khả năng sinh lời của những dự án đầu tư.

NPV chính là sự chênh lệch giữa các giá trị hiện tại của dòng tiền vào trừ đi giá trị hiện tại của dòng tiền ra dự án. NPV được tính dựa trên công thức sau đây:

Công thức tính NPV
Công thức tính NPV

Trong đó:

  • C0 là chi phí ban đầu dùng để thực hiện dự án
  • Ct là dòng tiền ròng của dự án ở thời gian t
  • r là tỷ lệ chiết khấu dòng tiền
  • t là thời gian tính toán dòng tiền
  • n là thời gian thực hiện dự án

Ý nghĩa của chỉ số NPV

Ý nghĩa của chỉ số NPV
Ý nghĩa của chỉ số NPV

Có thể thông qua công thức tính NPV ta có thể thấy được, chỉ số tồn tại các giá trị âm hoặc dương hay thậm chí là bằng 0. 

Tương ứng với các giá trị đó thì NPV còn thể hiện ý nghĩa như thế nào thì cụ thể như sau:

  • NPV > 0 và dây được xem là chỉ số lý tưởng thể hiện rằng lợi nhuận do khoản đầu tư hay dự án của bạn đang cao hơn so với những chi phí ban đầu bỏ ra. 

Điều đó có nghĩa rằng là các nhà đầu tư có thể thực hiện vì dự án khả thi.

  • NPV < 0 thì nghĩa là tỷ suất lợi nhuận mà dự án đem lại nhỏ hơn so với tỷ lệ chiết khấu của nó. Nên điều này không có nghĩa là dự án sẽ thua lỗ, nó cũng tạo ra được lợi nhuận kế toán hay lợi nhuận ròng

Nhưng vì tỷ suất lợi nhuận tạo ra nhỏ hơn so với những tỷ lệ chiết khấu nên nó được coi là không có giá trị.

  • NPV = 0 thể hiện rằng dự án hay khoản đầu tư của bạn không có lãi nhưng cũng không thua lỗ và nghĩa là hoà vốn.

Ưu, nhược điểm chỉ số NPV

Ưu, nhược điểm chỉ số NPV
Ưu, nhược điểm chỉ số NPV

Ưu điểm

NPV được các nhà đầu tư tin tưởng bởi vì chỉ số này có được nhiều ưu điểm hơn hẳn các chỉ số tài chính khác.

Ưu điểm của NPV phải kể đến đó là dễ so sánh, dễ sử dụng, dễ dàng tùy chỉnh. Những ưu điểm này sẽ được hiểu rõ hơn trong phần sau đây:

  • Dễ so sánh: NPV giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng so sánh được các dự án khác. NPV có bản chất chính là đem khoản tiền lãi hoặc lỗ của dự án về thời điểm hiện tại cho nên mọi người có thể xem xét được những con số một cách khá dễ dàng.

Từ đó có thể đánh giá được tính khả thi của từng dự án. Các nhà đầu tư chỉ việc lựa chọn phương án đầu tư chỉ số NPV dương cao nhất.

Nếu ở trong trường hợp tất cả những dự án đều có chỉ số NPV âm thì có nghĩa là không có khoản đầu tư nào đem lại giá trị ở trong tương lai cả, bạn không nên “rót tiền vô ích

  • Dễ sử dụng: Chỉ số NPV được xác định giá trị hiện tại của khoản tiền thu được ở trong tương lai nên rất đơn giản, bất kỳ một nhà đầu tư nào dù không nắm được rõ về kinh tế cũng có thể hiểu được.
  • Dễ dàng tùy chỉnh: NPV có thể điều chỉnh tùy thuộc vào mục đích sử dụng cũng như những nhu cầu tài chính cụ thể.  

Nhược điểm

NPV mang đến nhiều lợi ích cho nhà đầu tư thì bên cạnh đó nó vẫn tồn tại một số mặt hạn chế. 

Hạn chế của chỉ số NPV là nó có thể khó ước tính chính xác, không thể hiện được bức tranh tổng thể dự án, không tính đến chi phí cơ hội và không tính đến các quy mô của dự án đầu tư. Cụ thể như:

  • Khó ước tính chính xác: Nhà đầu tư cần phải biết chính xác cách tính của NPV về tỷ lệ chiết khấu của từng dòng tiền cụ thể và thời điểm tính toán các dòng tiền đó.

Vì điều đó cho nên việc tính toán chỉ số NPV cũng không thể nào chính xác hoàn toàn.

  • Không tính đến chi phí cơ hội: Tính toán NPV có thể giúp các nhà đầu tư so sánh được các án ở cùng 1 thời điểm với nhau. Chi phí cơ hội của khoản đầu tư NPV lại không xem xét đến. Chi phí cơ hội chính là việc không có vốn để đi đầu tư cho các dự án khác có lợi nhuận trong tương lai cao hơn. Nếu như mà xem xét đến chi phí này thì phương án đầu tư sẽ có chỉ số NPV dương thời điểm hiện tại cao nhất nhưng chưa chắc đã được chọn lọc.
  • Không thể hiện được tổng thể bức tranh dự án: Đây cũng là một điểm hạn chế nữa của chỉ số NPV và đó là việc mà nó không thể thực hiện được bức tranh tổng thể dự án, những lợi ích của xã hội cũng như những mất mát mà nó đem lại. Nếu muốn khắc phục nhược điểm này thì các nhà đầu tư hãy xét thêm các chỉ số khác như tỷ lệ hoàn vốn nội bộ IRR,…

Kết luận

Kết luận
Kết luận

Thông qua bài viết “NPV là gì? Ý nghĩa, cách tính NPV”, do Nguồn Tài Chính chia sẻ. Chắc các bạn cũng đã hiểu rõ hơn về NPV cũng như ý nghĩa, ưu nhược điểm và cách tính của nó. NPV quả thực là một chỉ số quan trọng giúp cho các nhà đầu tư có thể đánh giá được chất lượng của dự án. 

Nhưng mà nó vẫn sẽ tồn tại một số mặt hạn chết nhất định cho nên để nhìn nhận đúng được tiềm năng của dự án. Bạn đừng quên và hãy sử dụng thêm những chỉ số khác để khi đầu tư có thể đưa ra được những quyết định đúng đắn nhất có thể nhé!

Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm về đầu tư cổ phiếu, trái phiếu hay đầu tư chứng chỉ quỹ nếu bạn hứng thú nè. Và một điều nữa là liên hệ cho chúng tôi ngay để được giải đáp thắc mắc nếu như bạn có điều gì thắc mắc nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
5 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x