NFT là một khái niệm được truyền thông báo chí nhắn đến không ít trong thời gian gần đây. NFT được biết đến là một sản phẩm của thời đại công nghệ mới và được dự đoán rằng sẽ tạo nên một cơn sốt trong tương lai sắp tới.
Vậy thì NFT là gì? Hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu chi tiết thông qua bài viết “NFT là gì? Các ứng dụng của NFT trong đời sống” bạn nhé!
Mục lục
NFT là gì?
NFT được viết tắt từ Non-fungible token được hiểu là tài sản không thể thay thế. Nó là một đơn vị dữ liên trên sổ cái kỹ thuật số của Blockchain.
Nói theo một cách dễ hiểu thì đây là một loại tài sản hiện diện ở trên một chuỗi số (Blockchain). Nhiệm vụ của Blockchain như một sổ cái bảo đảm được tính xác thực của tài sản và chủ sở hữu.
NFT là một loại tài sản có chữ ký số riêng biệt và nó có tính độc nhất. Mỗi token NFT đều được đúc một mã định danh riêng và độc nhất thuộc về một chủ sở hữu duy nhất.
Bởi vì là tài sản số cho nên NFT cũng thường được giao dịch bằng tiền số nhưng đôi khi lại được sử dụng đồng USD.
Đặc điểm của NFT
Đối với việc phát minh ra NFT và được một số nhà đầu tư cho rằng nó sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho thị trường mua và bán các tài sản số có giá trị nhờ vào những đặc trưng rất là riêng biệt của NFT dựa vào công nghệ Blockchain.
NFT có 3 tính chất cụ thể sau đây:
- Tính độc nhất: Vì mỗi NFT là một độc nhất và hoàn toàn có thể phân biệt và so với các NFT khác dù cho có bị sao giống hệt.
- Tính vĩnh cửu: Các NFT đề có thể tồn tại vĩnh viễn cùng với những thông tin liên quan đến NFT đó giống như thời điểm phát hành, âm thanh và hình ảnh của NFT,… Có thể được lập trình: Hiểu đơn giản hơn là NFT là một dòng code trên nền tảng Blockchain. Vì vậy nên chúng ta luôn luôn có thể xác định được tác giả cũng như là thông tin của NFT.
- Tính sở hữu: Vì những người sở hữu NFT có thể có hoàn toàn quyền quyết định sở hữu và sử dụng NFT đấy.
Ứng dụng của NFT trong cuộc sống
NFT được xem là ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong nghệ thuật như video, âm nhạc, tranh ảnh,… các trò chơi điện tử như vật phẩm game, giao diện,… hay với bất kỳ một sản phẩm nào có thể tồn tại dưới dạng kỹ thuật số.
Công nghệ của chuỗi khối và NFT đã tạo điều kiện cho những người sáng tạo nội dung có cơ hội kiếm tiền từ những sản phẩm của học mà không cần phải qua bên thứ 3. Nhờ vào điều đó cho nên học cũng trở nên “quyền lực” hơn với những sản phẩm của chính mình.
Đối với game thủ thì có thể chơi game, chế tạo hay trao đổi các vật phẩm và bán chúng đi. Những bài hát, album truyền đến người nghe không chỉ qua Spotify, iTunes,… mà điều đó cho phép họ giữ được nhiều lợi nhuận hơn.
Bên cạnh đó thì người sáng tạo cũng được trả tiền về bản quyền bất cứ khi nào mà sản phẩm của họ được bán lại cho chủ sở hữu mới.
Đối với người mua thì đây chắc hẳn là cơ hội để người mua có thể sưu tầm những sản phẩm độc đáo, giới hạn. Người mua có toàn quyền sử dụng và khai thác nó hoặc có thể bán lại.
Khác với lúc bạn mua nhạc trên những nền tảng khác, bạn chỉ được quyền thưởng thức chứ không thể bán hoặc là chuyển nhượng.
Cách thức NFT hoạt động
NFT thường chạy trên hệ thống chuỗi khối – một sổ cái kỹ thuật phân tán công khai dùng để ghi lại những giao dịch. Có lẽ là hầu như các bạn đã quá quen thuộc với những quy trình cơ bản để có thể tạo ra tiền điện tử bằng blockchain.
Cụ thể thì NFT thường sẽ chạy trên Blockchain Etherum và đồng thời cũng nhận được sự hỗ trợ từ những blockchain khác.
NDT được tạo ra từ những đối tượng số đại diện cho cả vật phẩm vô hình và hữu hình, cụ thể gồm có:
- Các tác phẩm nghệ thuật và các hình ảnh GIF
- Những video và các khoảnh khắc nổi bật trong thể thao
- Vật phẩm game và ảnh đại diện ảo
- Các sản phẩm âm nhạc
- Giày thể thao thiết kế
Về cơ bản thì giống với những vật phẩm của các nhà sưu tầm vật lý. NFT chỉ là một dạng kỹ thuật số. Cho nên, thay vì nhận một bức tranh sơn dầu thực tế treo tường thì người mua chỉ nhận được một tệp kỹ thuật số.
Thường thì người mua cũng có được quyền sở hữu độc quyền và mỗi NFT chỉ có một chủ quyền sở hữu tại một thời điểm. Nhờ có được dữ liệu có một không hai mà NFT dễ dàng xác minh được quyền sở hữu và chuyển giao các token giữa các chủ sở hữu. Thường thì chủ sở hữu hay nghệ sĩ đều có thể ký tên vào tác phẩm nghệ thuật của mình bằng cách chuyển chữ ký của họ thành một dạng siêu dữ liệu NFT.
Làm thế nào để sở hữu NFT?
Để sở hữu NFT thì bạn cần sở hữu một số vật phẩm chính như sau đây:
Trước hết thì bạn cần có một ví điện tử và cho phép bạn lưu trữ NFT và tiền điện tử. Bạn cũng có thể mua một số loại điền điện tử tuỳ vào loại tiền tệ mà nhà cung cấp NFT của bạn chấp nhận.
Hiện nay thì bạn có thể mua tiền điện tử bằng thẻ tín dụng trên những nền tảng như Kraken, Coinbase,… và thậm chí có cả Robin Hood và Paypal. Sau đó thì bạn có thể chuyển tiền điện tử từ sàn giao dịch đó sang ví điện tử của mình.
Có thể là bạn sẽ quan tâm đến các phí giao dịch khi tìm kiếm và lựa chọn những nền tảng giao dịch. Hầu như thì các sàn giao dịch đều tính phí ít nhất là một phần trăm giao dịch khi bạn mua tiền điện tử.
Các thị trường NFT phổ biến
- Rarible: Là một thị trường mở, tự trị và trao điều kiện cho các nghệ sĩ và nhà sáng tạo phát hành và bán các sản phẩm NFT của họ. Thường thì các token RARI được phát hành trên các nền tảng này cho phép chủ sở hữu cân nhắc về các tính năng chẳng hạn như các chi phí và những quy tắc cộng đồng.
- OpenDea.io: Đây là nên tảng được biết đến là một nơi cung cấp đồ sưu tầm kỹ thuật số quý hiếm và các mặt hàng. Để có thể sử dụng nền tảng này thì điều bạn cần làm chính là tạo một tài khoản để có thể truy lùng các bộ sưu tập NFT. Bạn có thể sắp xếp các tác phẩm theo số lượng tiêu thụ để tìm ra được các nghệ sĩ mới.
- Foundation: Đối với nền tảng này thì các nghệ sĩ đều phải nhận được “phiếu tán thành” hay là các lời mời từ những đồng nghiệp thì mới được đăng bán tác phẩm của họ. Vì tính độc quyền và các chi phí gia nhập của những nghệ sĩ ở trong cộng đồng cũng phải mua “gas” để có thể tạo ra NFT, nghĩa là tác phẩm nghệ thuật được nâng lên trên một tầm cao mới.
Xu hướng NFT gồm những coin nào?
Một số loại đồng coin NFT phổ biến hiện nay:
- Theta Network – Theta: Đây là một nền tảng cung cấp những dịch vụ phát video online streaming. Dự án này bùng nổ mạnh mẽ nhờ vào tác động của đại dịch Covid với hầu hết các hoạt động phải diễn ra ở nền tảng online.
- Elemon: Đây là một dự án như game NFT được phát triển do VTC Studio và đồ họa bắt mắt. Có lối chơi đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn kết hợp giữa hành động và tư duy chiến thuật.
- Decentraland – MANA: Decentraland được biết đến với thiết kế như một mô hình thực tế ảo và hoạt động phi tập trung. Toàn bộ tất cả đất đai và các vật phẩm trong Decentraland đều có nguồn gốc từ Blockchain Ethereum. Vậy nên, người chơi có quyền sở hữu tuyệt đối các tài sản và được tham gia vào quá trình bầu chọn.
- Axie Infinity – AXS: Một dự án Game được sáng lập và điều hành bởi người Việt Nam. Dự án Axie Infinity đã thu hút sự chú ý khi kêu gọi được lượng đầu tư lớn vào năm 2021. Và đã trở thành kỳ lân của Đông Nam Á năm 2021.
Qua bài viết trên, Nguồn Tài Chính mong rằng các bạn đọc có thể hiểu thêm một kiến thức mới về NFT. Bên cạnh đó, các bạn có thể tham khảo về đầu tư cổ phiếu, trái phiếu nếu có hứng thú. Nếu như có điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc bạn nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.