Nasdaq là gì? Điều kiện niêm yết trên sàn Nasdaq

Phạm Thùy Phương 15/09/2022 341 Views

Chắc hẳn đối với các nhà đầu tư chứng khoán sẽ không mấy xa lạ với các sàn chứng khoán mỹ. Sàn Nasdaq là sàn giao dịch có giá trị vốn hóa thuộc top 3 toàn cầu chỉ sau 2 sàn là sàn giao dịch chứng khoán New York và sàn giao dịch chứng khoán Tokyo. 

Vậy Nasdaq là gì? Điều kiện để niêm yết trên sàn Nasdaq là gì? Để giải đáp các thắc mắc trên, tại bài viết này hãy cùng Nguontaichinh.com khám phá chi tiết nhé!

Nasdaq là gì?

Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất trên thế giới
Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất trên thế giới

Nasdaq là chữ viết tắt của cụm từ National Association of Securities Dealers Automated Quotations System. Nasdaq là một sàn giao dịch chứng khoán điện tử lớn nhất ở Hoa Kỳ, có giá trị vốn hóa cao thứ 3 trên thế giới chỉ sau sàn NYSEsàn giao dịch chứng khoán Tokyo

Điểm khác biệt giữa sàn Nasdaq và các sàn chứng khoán khác là nó là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung. Chỉ số Nasdaq cũng là một trong những chỉ số tài chính quan trọng nhất trên thị trường tài chính toàn cầu.

Đối với nhà đầu tư thì cái nên Nasdaq chắc hẳn đã quá quen thuộc bởi nó luôn xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông về tài chính thế giới. Mỗi khi nhắc đến Nasdaq có 2 vấn đề luôn được đề cập đến: thứ nhất, đây là sàn giao dịch điện tử đầu tiên cho phép nhà đầu tư mua bán cổ phiếu một cách minh bạch, rõ ràng với tốc độ nhanh chóng thông qua hệ thống giao dịch tự động và thứ hai là chỉ số Nasdaq.

Các giao dịch trên Nasdaq đều tự động dựa theo các tham số và các nhà giao dịch là người đặt ra các tham số này. Chi phí để niêm yết trên sàn Nasdaq cũng thấp hơn so với các sàn khác, chỉ tốn 150.000 USD. Cổ phiếu trên sàn này thuộc đa dạng lĩnh vực như về tài chính, năng lượng, hàng tiêu dùng, y tế, công trình công cộng, giao thông vận tải, công nghệ,…

Lịch sử hình thành Nasdaq

Thuở đầu mới thành lập Nasdaq chỉ là hệ thống niêm yết giá cổ phiếu
Thuở đầu mới thành lập Nasdaq chỉ là hệ thống niêm yết giá cổ phiếu

Nasdaq được thành lập bởi Hiệp hội Quốc gia các Thương nhân Chứng khoán viết tắt là NASD vào năm 1971. Hiện tại sàn Nasdaq được điều hành bởi Nasdaq Stock Market, Inc.

Ngày 08/02/1971, khi vừa mới mở giao dịch, Nasdaq là sàn giao dịch chứng khoán điện tử đầu tiên trên thế giới. Ban đầu, Nasdaq đơn giản chỉ là hệ thống niêm yết giá bán chứ chưa thực sự là nơi kết nối giữa người mua và người bán. Tác dụng quan trọng nhất của Nasdaq lúc bấy giờ là giúp làm giảm sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán cổ phiếu, gây khó khăn cho các chủ thể là những nhà môi giới chứng khoán.

Nguyên do là các nhà môi giới chứng khoán sẽ kiếm được lợi nhuận lớn nhờ vào chênh lệch này. Tuy nhiên, việc làm này của Nasdaq lại làm cho thị trường chứng khoán hoạt động nhộn nhịp hơn.

Vài năm sau đó, Nasdaq đã từng bước đến gần hơn với danh nghĩa là một sàn giao dịch chứng khoán khi đưa vào sử dụng hệ thống báo cáo và giao dịch chứng khoán tự động. Đến năm 1987, phần lớn các giao dịch đều được tiến hành qua điện thoại. Cũng trong cùng năm, trong suốt cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán, những người tạo lập thị trường gần như không trả lời điện thoại.

Để giải quyết vấn đề này, Hệ thống thực thi các lệnh nhỏ hay còn gọi là SOES đã ra đời. Mục đích chính của hệ thống này là để cung cấp cho những người mua bán chứng khoán một phương thức giao dịch điện tử hoàn toàn mới để chắc chắn rằng những giao dịch nhỏ không bị bỏ sót.

Nasdaq cũng tự niêm yết cổ phiếu của chính mình với mã NDAQ. Cũng giống với những sàn chứng khoán khác, Nasdaq cũng sử dụng chỉ số để đánh giá và phân tích thị trường tổng quát.

Trên sàn Nasdaq phần lớn chỉ số đều là chỉ số Nasdaq (The Nasdaq Composite). Chỉ số này được tạo ra dựa trên giá cổ phiếu của toàn bộ những công ty niêm yết trên Nasdaq. Chỉ số Nasdaq thường được trích dẫn bởi các phóng viên hay nhà báo tài chính và được xem là chỉ số được theo dõi nhiều nhất đối với các công ty công nghệ.

Ở thời gian gần đây, Nasdaq là sàn đầu tiên sử dụng thuật toán đám mây để lưu trữ dữ liệu. Đây cũng là sàn đầu tiên bán công nghệ của mình cho các sàn khác. Đồng thời Nasdaq cũng đang quản lý 90 thị trường và sàn giao dịch khác nhau trên 50 quốc gia. Với sự phát triển của công nghệ đã làm cho mô hình giao dịch điện tử Nasdaq trở thành tiêu chuẩn cho các thị trường trên toàn cầu.

Những mốc thời gian nổi bật của Nasdaq

Sau đây là những cột mốc thời gian đáng nhớ của sàn giao dịch Nasdaq.

  • Năm 1971: Nasdaq được thành lập và đây là sàn giao dịch chứng khoán phi tập trung đầu tiên trên thế giới. 
  • Năm 1995: Lần đầu chỉ số Nasdaq đóng của ở mức hơn 1000 điểm.
  • Năm 2005: Con số này đạt kỷ lục với 5132.52 điểm.
  • Năm 2019: Nasdaq trở thành sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất tại Hoa Kỳ.

Điều kiện để niêm yết trên Nasdaq

Để niêm yết cổ phiếu trên Nasdaq, doanh nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện
Để niêm yết cổ phiếu trên Nasdaq, doanh nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện

Với phí niêm yết rẻ và quy mô phát triển lớn, Nasdaq được phần lớn các công ty lựa chọn để hướng đến mục tiêu tăng trưởng. Để niêm yết cổ phiếu trên sàn Nasdaq các doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ 3 điều kiện:

  • Thu nhập: Công ty phải có thu nhập trước thuế của năm trước hoặc 2 năm bất kỳ trong 3 năm gần nhất phải trên 1 triệu USD và tổng giá trị vốn cổ đông là 15 triệu USD.
  • Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu phải cao hơn cổ đông tối thiểu 30 triệu USD.
  • Tổng giá thị trường: Công ty có giá trị thị trường đạt ít nhất 75 triệu USD.

Nếu doanh nghiệp không đáp ứng được 3 điều kiện trên, doanh nghiệp phải chứng minh tài sản hoặc thu nhập của năm trước hoặc 2 trong 3 năm gần nhất phải trên 75 triệu USD.

Tỷ lệ cổ phần công chúng nắm giữ phải đạt ít nhất 1.1 triệu cổ phiếu với tổng giá trị thị trường ở các mức 8, 18, 20 triệu USD. Doanh nghiệp cũng phải đảm bảo số cổ phiếu giao dịch trong 90 ngày gần nhất, thời điểm nộp đơn niêm yết trên 4 triệu USD.

Các công ty nhỏ có không thể đáp ứng những điều kiện để niêm yết trên sàn Nasdaq có thể chuyển sang sàn Nasdaq Small Caps Market sẽ phù hợp hơn.

Thực tế đã chứng minh, việc niêm yết trên các sàn quốc tế không hề khó. Tuy nhiên thử thách lớn nhất với doanh nghiệp là làm sao để trụ vững trước sự đào thải khắc nghiệt trên sàn. Với những doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn Nasdaq cần phải duy trì mức giá cổ phiếu tối thiểu là 4 USD và tổng giá trị cổ phiếu tồn đọng ít nhất là 1.1 triệu USD.

Cách tính chỉ số Nasdaq

Tìm hiểu công thức tính chỉ số Nasdaq
Tìm hiểu công thức tính chỉ số Nasdaq

Nasdaq hiện tại có 2 chỉ số là Nasdaq 100 và Nasdaq Composite.

Chỉ số Nasdaq 100

Đây là chỉ số đo lường của 100 công ty phi tài chính lớn nhất được niêm yết trên sàn Nasdaq. Những công ty này hoạt động đa dạng lĩnh vực những chủ yếu thuộc công nghệ, tài chính. Cũng chính vì vậy chỉ số Nasdaq 100 là chỉ số đại diện cho nền công nghiệp hiện đại toàn cầu. 

Hầu hết những công ty lớn thuộc top đầu lĩnh vực công nghệ như Apple, Microsoft, Facebook,… đều được theo dõi bởi chỉ số Nasdaq 100.

Các công ty được chọn để tính chỉ số Nasdaq 100 bên cạnh yếu tố phải nằm trong 100 công ty có giá trị vốn hóa cao nhất mà phải đáp ứng được các tiêu chí như chỉ niêm yết độc quyền trên Nasdaq, thời gian niêm yết tối thiểu 2 năm (có thể là 1 năm nếu đáp ứng được yêu cầu vốn hóa), hoạt động tích cực (mỗi ngày khối lượng giao dịch ít nhất đạt 200.000 cổ phiếu), lưu hành báo cáo quý – năm, không có nguy cơ phá sản.

  • Công thức tính chỉ số Nasdaq 100:

Giá trị của Nasdaq 100 = (Trọng số của mỗi chứng khoán x Giá đóng cửa chứng khoán) / Ước số

Chỉ số Nasdaq Composite

Chỉ số Nasdaq Composite hay còn được gọi là chỉ số Nasdaq được dùng để đo lường sự thay đổi của hơn 3000 cổ phiếu. Sau đây là 7 loại chứng khoán có trong chỉ số này.

  • Chứng chỉ tín thác Mỹ – ADR
  • Cổ phiếu phổ thông
  • Lãi suất góp vốn trách nhiệm hữu hạn
  • Cổ phần thông thường 
  • Ủy thác đầu tư Bất động sản (REITs)
  • Cổ phiếu của lãi suất thuộc người sở hữu SBI
  • Cổ phiếu Tracking

Chỉ số Nasdaq không bao gồm: Cổ phiếu ưu đãi, chứng khoán nợ, công cụ phái sinh, quỹ giao dịch trao đổi (ETF). Chỉ số Nasdaq được tính theo phương pháp vốn hóa của thị trường của một công ty.

  • Công thức tính chỉ số Nasdaq:

Giá trị của chỉ số Nasdaq = (Trọng số của mỗi chứng khoán x Giá đóng cửa của chứng khoán) / Ước số

So sánh chỉ số Nasdaq và chỉ số Nasdaq Composite

So sánh chỉ số Nasdaq 100 và chỉ số Nasdaq
So sánh chỉ số Nasdaq 100 và chỉ số Nasdaq

Đặc điểm

Chỉ số Nasdaq

Chỉ số Nasdaq 100

Thời gian ra mắt Năm 1971 Tháng 1 năm 1985
Độ phủ rộng Đã có hơn 3000 công ty niêm yết trên sàn Nasdaq  100 công ty có giá trị thị trường cao nhất đang giao dịch trên sàn Nasdaq
Tiêu chuẩn đánh giá Phải là công ty niêm yết độc quyền trên sàn Nasdaq.

Thuộc 1 trong số những loại chứng khoán sau: 

  • Chứng chỉ tín thác Mỹ – ADR
  • Cổ phiếu phổ thông
  • Lãi suất góp vốn trách nhiệm hữu hạn
  • Cổ phần thông thường 
  • Ủy thác đầu tư Bất động sản (REITs)
  • Cổ phiếu của lãi suất thuộc người sở hữu SBI
  • Cổ phiếu Tracking
  • Phải là công ty niêm yết độc quyền trên sàn Nasdaq.
  •  Được cung cấp công khai trên thị trường Mỹ trong vòng 3 tháng.
  • Khối lượng giao dịch mỗi ngày ít nhất 200.000 cổ phiếu.
  • Lưu hành các loại báo cáo hàng quý, hàng năm.
  • Không có nguy cơ phá sản.
Thành phần công ty Công ty thuộc các lĩnh vực:

  • Ngành kỹ thuật 46.40%
  • Dịch vụ tiêu dùng 20.16%
  • Chăm sóc sức khỏe 10.86%
  • Tài chính 8.59%
  • Công nghiệp 6.32%
  • Hàng tiêu dùng 5.49%
  • Dầu khí 0.71%
  • Vật liệu cơ bản 0.47%
  • Những tiện ích khác 0.30%
  • Các lĩnh vực giống với chỉ số Nasdaq nhưng không bao gồm các dịch vụ tài chính.
  • Công nghệ chiếm 54% trọng lượng của chỉ số. 
  • Dịch vụ tiêu dùng có sự đại diện của các công ty như chuỗi nhà hàng, nhà bán lẻ, dịch vụ du lịch.
  • Chăm sóc sức khỏe, công nghiệp, viễn thông.
Một vài công ty nằm trong chỉ số 51 JOB, AAON, 21 VIANET GROUP, ABIOMED,.. Apple, Amazon, Facebook, Microsoft, Adobe,..

Vậy là Nguontaichinh.com vừa giới thiệu đến mọi người sàn Nasdaq một trong các sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất ở Mỹ. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến những kiến thức bổ ích cho các bạn. Theo dõi thêm những sàn giao dịch khác tại mục đầu tư cổ phiếu. Bạn đang gặp khó khăn trong quá trình đầu tư hay cần được giải đáp một vấn đề nào đó hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x