Lợi nhuận ròng là gì? Công thức tính lợi nhuận rồng chuẩn xác

Phạm Thùy Phương 24/07/2022 294 Views

Bạn tham gia vào thị trường đầu tư, bạn đã được nghe qua về khái niệm lợi nhuận ròng là gì nhưng vẫn chưa hình dung được kiến thức trong đầu. Có quá nhiều bài báo viết về chủ đề này nhưng bạn chưa hiểu, nếu bạn đang nằm trong số đó thì bạn đã tìm đúng địa chỉ rồi đấy.

Đây là một chỉ số giúp bạn đo lường được hiệu quả của một doanh nghiệp, cũng là chỉ số mà rất nhiều người quan tâm trong những năm qua. Nhiều người đã hiểu thôi chưa đủ, cách tính như thế nào thì mới quan trọng.

Vậy hôm nay hãy cùng với Nguontaichinh.com xem ngay bài viết về lợi nhuận ròng là gì, công thức ra sao, ý nghĩa như thế nào sẽ được tổng hợp một cách chi tiết nhất. Giúp bạn dễ dàng hình dung, cùng xem ngay nhé.

Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng là gì?
Lợi nhuận ròng là gì?

Vậy lợi nhuận ròng là gì? Một tên gọi khác mà bạn có thể gọi đó là thu nhập ròng, lãi thuần, lãi ròng là phép đo lợi nhuận của một doanh nghiệp sau khi lấy hết toàn bộ thu nhập của một doanh nghiệp trừ đi các chi phí, lãi vay và thuế

Mỗi một doanh nghiệp trong một giai đoạn sẽ có lợi nhuận khác nhau trong báo cáo tài chính. Thông thường, chỉ số này nằm ở dòng cuối cùng. 

Công thức tính lợi nhuận ròng

Công thức tính lợi nhuận ròng
Công thức tính lợi nhuận ròng

Đây là một chỉ số chênh lệch của phần doanh thu sau khi đã trừ hết chi phí. Nên việc tính chỉ số này không hề phức tạp mà rất đơn giản, công thức như sau:

Cách 1: Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Trong đó: 

  • Tổng doanh thu: Khoản tiền mà công ty thu được từ việc bán các sản phẩm, dịch vụ, đầu tư tài chính, doanh thu khác,…
  • Tổng chi phí: Chi phí hoạt động sản xuất,  kinh doanh, chi phí tài chính, chi phí khác và thuế.

Ví dụ: Doanh nghiệp X có tổng doanh thu là 10 tỷ, giá vốn hàng bán là 1 tỷ. Trả lương cho nhân viên là 500 triệu, 500 triệu để thanh toán các chi phí hoạt động, đóng thuế 200 triệu.

LNR = 10 tỷ – 1 tỷ – 500 triệu – 500 triệu – 200 triệu = 7.8 tỷ VND

Cách 2: Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó: 

  • LNTT = Lợi nhuận thuần hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác
  • Chi phí thuế TNDN =  Lợi nhuận trước thuế x Thuế suất thuế TNDN (Thuế của doanh nghiệp với Ngân sách Nhà nước).

Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận ròng

Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận ròng
Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận ròng

Vai trò và ý nghĩa của lợi nhuận ròng là gì. Đây là một chỉ số đánh giá sức mạnh nội tại của doanh nghiệp, cụ thể như sau:

Vai trò

Lãi ròng đánh giá hoạt động kinh doanh của DN

Khi bạn bắt gặp một doanh nghiệp có chỉ số lợi nhuận sau thuế lớn thì doanh nghiệp này đang hoạt động hiệu quả. Việc hiểu được cách tính sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá được hoạt động kinh doanh của mình như thế nào lãi hay lỗ. 

Nếu giá trị lợi nhuận này < 0 thì đồng nghĩa doanh nghiệp đang thua lỗ, có thể phá sản. Vì vậy, các ban lãnh đạo phải tìm ra chiến lược mới để giúp doanh nghiệp mình phát triển.

Tỷ số lãi ròng ở những ngành nghề là khác nhau

Một lưu ý mà bạn nên biết, bạn chỉ nên so sánh lợi nhuận ròng của DN với tỷ số bình quân toàn ngành hoặc các đối thủ trong ngành và cùng một thời điểm.

Vì thuế doanh nghiệp cao nên những doanh nghiệp hay tăng giá sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải giảm chi phí hoạt động của mình dưới 30% trên tổng doanh thu để nâng mức lợi nhuận. 

Ý nghĩa

Lợi nhuận sau thuế rất quan trọng đối với những doanh nghiệp cụ thể như sau:

  • Thứ nhất về đầu tư: Khi bạn mua một cổ phiếu bất kỳ của một doanh nghiệp thường bạn sẽ xem lợi nhuận ròng của một doanh nghiệp đó. Khi lãi ròng được tăng trưởng bền vững thì bạn sẽ biết được doanh nghiệp này làm ăn thua hay lỗ, từ đó giúp bạn có nên đầu tư hay không.
  • Thứ hai các khoản vay: Khi doanh nghiệp có nhu vay nợ, các ngân hàng sẽ thường quan tâm đến lợi nhuận. Khi chỉ số này cao thì họ có thể vay dễ dàng hơn.
  • Thứ ba về lỗ: Sẽ có một số doanh nghiệp bắt đầu hoạt động họ chịu lỗ những năm đầu tiên. Việc họ biết được lợi nhuận ròng bao nhiêu họ sẽ có ý tưởng chính xác hơn để duy trì doanh nghiệp
  • Thứ tư về doanh thu: Các doanh nghiệp nên theo dõi chỉ số lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp mình kỹ và lên kế hoạch để thu được doanh thu nhiều hơn.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng
Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

Sau đây là một số yếu tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng như sau:

  • Chi phí hoạt động trong doanh nghiệp: Đây được coi là chi phí làm ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng. Nếu không biết chi tiêu hợp lý thì lợi nhuận ròng sẽ bị ảnh hưởng, doanh nghiệp trở nên bất ổn.
  • Doanh thu: Nhiều khoản doanh thu có thể kể đến trong một doanh nghiệp như bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ, thu nhập khác,…
  • Thuế TNDN: Thu theo quy định của nhà nước. Nhưng nếu các loại chi phí phát sinh của một doanh nghiệp không đầy đủ hồ sơ thì có thể làm tăng khoản thuế mà DN phải đóng.

Cuối cùng qua bài viết về lợi nhuận ròng là gì đã được Nguontaichinh.com chia sẻ sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Nếu bạn có những câu hỏi thắc mắc riêng thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp nhé. 

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x