Đối với nhiều người thì cụm từ “lợi nhuận gộp” vẫn còn quá xa lạ, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu tham gia vào lĩnh vực tài chính. Dù là kinh doanh bất cứ thứ gì thì lợi nhuận luôn là thứ được mọi người hướng đến.
Để tìm hiểu lợi nhuận gộp là gì và các công thức tính lợi nhuận gộp ra sao? Hãy cùng Nguontaichinh.com bổ sung các kiến thức và tìm hiểu thông tin liên quan thông qua bài viết này. Chắc chắn bạn sẽ bổ sung thêm kiến thức về tài chính rất nhiều đấy.
Mục lục
Lợi nhuận gộp là gì?
Với lợi nhuận gộp (Gross Profit) hay còn được gọi là lãi gộp chính là phần giá trị chênh lệch của doanh thu bán hàng và chi phí bỏ ra cho sản phần đó hoặc đã trừ đi chi phí liên quan đến sản phẩm, các chi phí cung cấp dịch vụ. Tóm lại lợi nhuận gộp hiểu theo cách đơn giản là lợi nhuận thu được sau khi trừ các chi phí như giá vốn bán hàng hay còn gọi là doanh thu thuần.
Lợi nhuận gộp sẽ thường được thấy trong các bảng sao kê thu nhập hay báo cáo của công ty. Tùy theo hình thức sản xuất mà chi phí lao động khác nhau:
- Giá mua nguyên liệu trên thực tế bao gồm phí vận chuyển
- Chi phí nhân công
- Phần chi phí hao hụt
- Phí vận chuyển chế phẩm (là phí nhập kho, phí sản xuất tạ công đoạn,…)
- Giá của thành phẩm là đã bao gồm tất cả các chi phí khi kết thúc quá trình sản xuất. Đã bao gồm các chi phí từ các kho giữ thành phẩm đầu kỳ và sản xuất trong kỳ. Tỷ số lợi nhuận gộp được xem là một chỉ số dùng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe tài chính của công ty bằng cách công bố số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn bán hàng.
Đặc điểm lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp được dùng để đánh giá một công ty có đang sử dụng hiệu quả nguồn lao động và vật tư của họ trong quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ hay không.
Số liệu được dùng để tính toán lợi nhuận gộp chỉ là xem xét chi phí biến đổi, có nghĩa là chi phí dao động theo mức sản lượng, cụ thể như:
- Nguyên vật liệu
- Lao động trực tiếp
- Hoa hồng cho nhân viên bán hàng
- Phí thẻ tín dụng khi mua của khách hàng
- Thiết bị
- Chi phí vận chuyển
Nói chung lợi nhuận gộp là lợi nhuận mà công ty có được sau khi trừ đi các chi phí liên quan đến việc sản xuất, buôn bán sản phẩm hoặc các phần chi phí có liên quan đến việc cung cấp dịch vụ. Hầu như doanh nghiệp nào cũng nên quản lý vận hành doanh nghiệp một cách hiệu quả bởi vì phần lợi nhuận gộp sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn khách quan về thu nhập cũng là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những kế hoạch, chiến lược để xây dựng, phát triển hơn trong tương lai.
Vai trò của lợi nhuận gộp cũng quan trọng không kém vì nó đánh giá được sự hiệu quả của doanh nghiệp trong quá trình sử dụng lao động cũng như nguồn vật tư. Lợi nhuận gộp sẽ không tính các chi phí cố định hoặc các chi phí bắt buộc thanh toán bất kể mức sản lượng. Chi phí cố định là tiền thuê nhà, chi phí quảng cáo, bảo hiểm, lương cho nhân viên sẽ không có liên quan đến việc sản xuất và vật tư văn phòng.
Bạn nên lưu ý một phần chi phí cố định được chỉ định cho từng đơn vị sản xuất dựa theo chi phí hấp thụ và được yêu cầu báo cáo bên ngoài theo nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung gọi là GAAP.
Ví dụ công ty sản xuất được 5.000 sản phẩm trong một thời gian nhất định, công ty sẽ phải trả 15.000 đô la cho tiền thuê nhà. Chi phí là 3 đô cho mỗi sản phẩm theo chi phí hấp thụ.
Bạn cũng không nên nhầm lẫn lợi nhuận gộp với lợi nhuận hoạt động hay còn gọi là thu nhập trước lãi và thuế (EBIT) được hiểu là lợi nhuận của công ty trước khi lãi và thuế được thêm vào. Lợi nhuận hoạt động sẽ được tính theo cách trừ chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.
Nắm bắt vai trò của lợi nhuận gộp trong doanh nghiệp là điều cần thiết. Cụ thể vai trò như sau:
Đánh giá doanh nghiệp đó có đang thực sự hoạt động có hiệu quả hay không? Bạn nên chú ý đến báo cáo tài chính lãi gộp của doanh nghiệp.
Đánh giá xem lĩnh vực kinh doanh có đang đi đúng hướng hay không? Các doanh nghiệp sẽ dựa vào đánh giá này để đưa ra định hướng phát triển doanh nghiệp. Ở trường hợp lĩnh vực kinh doanh đó cho ra một số lãi lớn thì nên phát huy mạnh hơn nữa và ngược lại nếu phát hiện lỗ thì nên tìm hướng đi khác.
Giúp so sánh với các đối thủ cạnh tranh để biết công ty nào đang làm tốt hơn trong việc kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp sẽ đưa ra điểm nào mạnh để phát huy và điểm nào yếu cần khắc phục để có được lãi gộp tốt nhất.
Cách tính lợi nhuận gộp
Chúng ta sẽ có công thức tính lợi nhuận gộp như sau:
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Vốn bán hàng
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ chi phí
Cụ thể:
- Giá vốn bán hàng: Là tất cả chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để sản xuất hàng hóa như nguyên vật liệu, khi hàng, làm Marketing, quản lý doanh nghiệp, nhận sự, vận chuyển,..
- Doanh thu thuần: Là tổng doanh thu mà doanh nghiệp có được sau khi bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ.
Các khoản giảm trừ chi phí bao gồm thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và các khoản chiết khấu, giảm giá, hàng trả lại.
Chúng ta sẽ có công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp như sau:
Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Tổng doanh thu
Để đánh giá xem công ty có đang hoạt động hiệu quả hay không các doanh nghiệp có thể lấy tỷ suất lợi nhuận gộp đem so sánh với mức trung bình của ngành là sẽ biết kết quả. Nếu tỷ suất lợi nhuận thấp hoặc đang có dấu hiệu giảm thì doanh nghiệp nên xem lại phần lãi gộp để xem chi phí nào nên thanh toán, cái nào nên cắt giảm.
Ưu điểm khi tính lợi nhuận gộp doanh nghiệp sẽ kiểm soát được tỷ suất sinh lời để định hướng phát triển, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý nhất.
Chúng mình sẽ có ví dụ như sau một doanh nghiệp thu về 3 tỷ đồng tiền bán hàng, chi phí dành cho hàng hóa là 400.000.000 đồng với số tiền trả cho nhân công là 800.000.000 đồng. Áp dụng vào công thức tính lợi nhuận gộp:
3.000.000.000 – (400.000.000 + 800.000.000) = 1.800.000.000 đồng
Vậy sau khi trừ đi giá vốn, doanh nghiệp có mức lãi gộp là 1.800.000.000 đồng
Ý nghĩa lợi nhuận gộp
Như chúng mình đã đề cập từ lúc đầu việc tính lợi nhuận gộp nhằm mục đích đánh giá doanh nghiệp có đang hoạt động hiệu quả hay không? Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng tính lợi nhuận gộp hay đánh giá chính xác tình hình kinh doanh.
Đối với những người mới xây dựng công ty với quy mô nhỏ nếu chưa biết cách đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng cách tính lợi nhuận gộp dễ mắc phải tình trạng nghĩ mình đang có lợi nhuận nhưng thực tế lại đang chịu lỗ. Để tránh rơi vào trường hợp tương tự thì bất kể là doanh nghiệp nào cũng cần phải nghiên cứu, phân tích lợi nhuận gộp thật kỹ càng.
Sau khi đã tính được lợi nhuận gộp các bạn có thể đo lường được sự hiệu quả trong công việc. Từ đó biết được chi phí nào là hợp lý và chi phí nào không hợp lý sau đó cắt bỏ đi.
Đối với những công ty muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận gộp là chỉ số mà các nhà đầu tư nhìn vào đầu tiên. Với những con số đơn giản này nhà đầu tư sẽ biết doanh nghiệp có đang hoạt động tốt hay đi đúng hướng hay không. Nếu kiểm soát tốt chỉ số này chắc chắn các nhà đầu tư sẽ rót vốn vào rất nhiều đấy.
Bài viết này là câu trả lời dành cho câu hỏi “Lợi nhuận gộp là gì và công thức tính lợi nhuận gộp”. Nếu bạn đang làm chủ một doanh nghiệp hay có dự định như vậy trong tương lai thì lợi nhuận gộp sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong hoạt động kinh doanh. Chúng mình có những bài viết phân tích cơ bản về tài chính các bạn có thể ghé qua đọc. Ngoài ra nếu còn thắc mắc cần được chúng mình giải đáp hãy liên hệ ngay nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.