Nếu bạn tham gia đầu tư thì bạn đã được nghe qua lãi gộp là gì. Thuật ngữ này bạn có thể thường thấy trong những báo cáo tài chính ở trong doanh nghiệp, đây được coi là một trong những chỉ số được nhiều doanh nghiệp rất quan tâm.
Chỉ số này không những có trong doanh nghiệp mà còn xuất hiện ở các ngân hàng. Vì nó sẽ ảnh hưởng một phần đến doanh thu nên được nhiều nhà đầu tư cổ phiếu bắt đầu quan tâm.
Hôm nay hãy cùng với Nguontaichinh.com tìm hiểu ngay những kiến thức về lãi gộp là gì, công thức ra sao có ý nghĩa như thế nào đối với các nhà đầu tư. Cùng xem bài viết ở phía dưới để biết thêm chi tiết nhé.
Mục lục
Lãi gộp là gì?

Một cái tên khác đó là lợi nhuận gộp có tên tiếng anh là Gross Profit. Được hiểu một cách đơn giản là khoản tiền chênh lệch giữa phần chi phí và doanh thu trong một doanh nghiệp hoặc là tiền lãi sau khi lấy doanh thu trừ đi hết những chi phí.
Mỗi một doanh nghiệp sẽ có những loại hình khác nhau như:
- Lãi gộp DN buôn bán là phần chênh lệch giữa DT thuần và chi phí nhập hàng.
- Lãi gộp DN sản xuất là chênh lệch giữa DT thuần và các chi phí sản xuất.
Công thức tính lãi gộp

Như vậy bạn đã hình dung ra được khái niệm lãi gộp là gì? Công thức chi tiết bên dưới:
Hoặc trong trường hợp doanh thu thuần thì áp dụng công thức sau:
Ví dụ cụ thể:
Công ty X kinh doanh sản xuất dép. Quý 1 năm 2022, công ty X sản xuất được 2000 chiếc dép, bán ra với chi phí là 100.000đ/chiếc, chi phí để sx ra một chiếc dép là 30.000 VNĐ / chiếc.
Vậy lãi gộp quý 1 năm 2022 là: 60.000.000
2000 x 100.000 – 2000 x 30.000 = 140.000.000đ
Tỷ lệ lãi gộp là gì? Cách tính tỷ lệ lãi gộp

Vậy tỷ lệ lãi gộp là gì, cách tính như thế nào. Cùng nguontaichinh.com xem ngay bên dưới.
Khái niệm
Một tên khác đó là tỷ lệ lợi nhuận gộp trong tiếng Anh là Gross Profit Margin. Được hiểu là tổng lợi nhuận được hiển thị dưới dạng % DT. Qua chỉ số này bạn có thể biết được số lợi nhuận mà DN có được sau khi trừ tất cả chi phí.
Công thức
Công thức như sau:
Tỷ lệ lãi gộp (%) = Lãi gộp / Doanh thu
- Năm 2018: Doanh nghiệp X có lãi gộp là 30 tỷ, doanh thu là 100 tỷ. Thì Tỷ lệ lãi gộp( % ) = 30 / 100 = 30%.
- Năm 2019: Doanh nghiệp này có lãi gộp là 40 tỷ, DT là 200 tỷ. Tỷ lệ lãi gộp = 40 / 200 = 20%
Như vậy ta có thể biết được doanh nghiệp X tăng gấp hai doanh thu nhưng tỷ lệ lợi nhuận lại được giảm.
=> Hoạt động kinh doanh đang giảm, xuất phát từ nhiều yếu tố như giá đầu vào, các vật tư, nguyên liệu, chi phí marketing. Nên cần được điều chỉnh.
So sánh lãi gộp và lãi ròng

Để bạn có thể hình dun dễ dàng hơn, sau đây là bảng so sánh được thể hiện ở bên dưới.
BẢNG SO SÁNH |
|
Lãi gộp |
Lãi ròng |
Lãi gộp được hiểu là những gì còn lại sau khi đã trừ hết chi phí sản xuất hoặc dịch vụ Công thức như sau: LNG = Doanh thu – Chi phí hàng hóa đã bán. |
Lãi ròng là phần còn lại sau khi trừ lợi nhuận gộp, tất cả chi phí hoạt động khác như thuế, lãi suất. |
Ý nghĩa của lãi gộp

Bạn có thể hiểu rằng lãi gộp là một trong những yếu tố quyết định đến việc sinh lợi của công ty có hiệu quả hay không? Giúp bạn có những quyết định có nên tham gia đầu tư hay không.
Ngoài ra, việc các doanh nghiệp theo dõi chỉ số này sẽ biết được công việc kinh doanh có thuận lợi hay đi đúng hướng hay không? Nếu bị trật nhịp thì cần điều chỉnh ở khâu nào. Cách xác định như sau:
- Lãi gộp dương ( + ): Doanh nghiệp đang làm ăn tốt . Tiếp tục đầu tư vào để gia tăng tỷ lệ lợi nhuận hoặc mở rộng quy mô thị trường và ra mắt những sản phẩm mới, dịch vụ mới.
- Lãi gộp âm ( – ): Doanh nghiệp kém hiệu quả, tình hình kinh doanh đang đi xuống và phải bù lỗ. Các nhà quản trị phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục.
Khi doanh nghiệp theo dõi chỉ số này sẽ biết được biến động của lãi gộp thông qua tỷ trọng của chi phí so với doanh thu. Từ đó đề xuất những phương án để cải thiện hoạt động.
Kết luận

Qua bài viết mà Nguontaichinh.com chia sẻ về lãi gộp là gì, cũng như hướng dẫn cho bạn cách tính hiệu quả nhất sẽ một phần giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu bạn có những thắc mắc gì thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp những kiến thức nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.