John Bollinger là ai? Các quy tắc giao dịch của John Bollinger

Phạm Thùy Phương 06/09/2022 301 Views

Trên thị trường tài chính, đối với các nhà giao dịch thì chắc hẳn không còn xa lạ gì với cái tên “Bollinger Bands” đúng không? Khi nhắc đến Bollinger Bands thì không thể không nhắc đến tỷ phú và cũng là một nhà đầu tư huyền thoại John Bollinger. 

Trong chuyên mục Kiến thức kinh tế của Nguontaichinh.com ngày hôm nay. Chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu John Bollinger là ai? Những quy tắc giao dịch của John Bollinger là gì? thông qua bài viết dưới đây bạn nhé!

John Bollinger là ai?

John Bollinger là ai?
John Bollinger là ai?

John Bollinger là một nhà đầu tư tỷ phú, là một nhà phân tích tài chính, ông sinh năm 1950. Ông cũng là nhà sáng lập và là chủ tịch quỹ Bollinger Capital Management, 1 quỹ đầu tư nổi tiếng tại Hoa Kỳ chuyên cung cấp những dịch vụ quản lý các khoản đầu tư và tài sản cá nhân. 

John Bollinger được biết đến là nhà đầu tư có tỷ suất sinh lời chưa bao giờ dưới 35%/năm.

Ngoài ra thì ông cũng chính là người đã tạo ra chỉ báo Bollinger Bands, chỉ báo này gần như là không thể thiếu đối với các nhà giao dịch theo trường phái phân tích kỹ thuật.

Từ sau khi trở thành một nhà giao dịch độc lập thì vào năm 1980, John Bollinger đã đảm nhiệm vị trí Giám đốc Phân tích thị trường ở Financial News Network từ năm 1984 đến 1990, và chịu trách nhiệm nội dung phân tích kỹ thuật để có thể phát trên sóng truyền hình.

Từ năm 1987 định kỳ của hàng tháng, ông đã xuất bản “Capital Growth Letter”, và đây là văn bản cung cấp các phân tích thị trường. 

Ngoài việc đầu tư thì John Bollinger cũng viết sách và ông là một tác giả xuất sắc. Cuốn sách “Bollinger on Bollinger Bands” được xuất bản vào năm 2001 và được dịch sang mười hai thứ tiếng. 

Đây có thể được xem là một cuốn sách kinh điển nhất nếu như bạn muốn tìm hiểu về Bollinger Bands.

Cuộc đời và sự nghiệp của John Bollinger

Cuộc đời và sự nghiệp của John Bollinger
Cuộc đời và sự nghiệp của John Bollinger

John Bollinger sinh vào ngày 27 tháng 05 năm 1950 tại tiểu bang Vermont. Ông là một nhà tỷ phú và đồng thời cũng là người sáng lập và là chủ tịch của Bollinger Capital Management – một quỹ đầu tư nổi tiếng tại nước Mỹ. 

Quỹ của ông chuyên cung cấp những dịch vụ đầu tư các khoản đầu tư và tài sản cá nhân.

Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc tầng lớp khó khăn. Trong hồi ức tuổi thơ của mình, ông đã nhớ lại những bữa cơm thiếu thốn, những bữa đói bữa no của gia đình mình. Cho nên ngay từ lúc còn nhỏ, ông đã có ước mơ học hành thành đạt để có cơ hội thoát nghèo.

Cùng với sự nỗ lực học tập của mình, cậu học sinh nghèo đã được đền đáp xứng đáng khi chưa đến 30 tuổi. John Bollinger đã đạt cả hai tấm bằng danh giá trong giới đầu tư là CMT (Chartered Market Technician) và CFA (Chartered Financial Technician). 

Được ghi danh là người đầu tiên ở trên thế giới nhận được cả hai tấm bằng danh giá trong giới đầu tư thế hệ lúc bấy giờ.

Việc nhận được 2 tấm bằng cùng lúc thời đó đã gây nên sự chú ý và nó là một hiện tượng, cơn sốt trên phố Wall.

Hầu hết tất cả nhà đầu tư đều nghĩ phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật thường hay xung khắc với nhau và có ít điểm chung cũng như là luôn xảy ra sự mâu thuẫn giữa hai trường phái này.

Hầu như thì rất hiếm có nhà đầu tư nào trên thế giới có thể bỏ nhiều thời gian cũng như công sức ra để học hỏi, tìm tòi kiến thức của cả hai lĩnh vực này một cách bài bản cả.

Sau khi đã giành được hai tấm bằng danh giá thì John Bollinger đã dành phần lớn thời gian của mình trong 3 năm tiếp theo để tiếp tục nghiên cứu và sáng tạo ra dải Bollinger Bands – là một trong những công cụ phân tích kỹ thuật phổ biến và nổi tiếng nhất.

Được ứng dụng chủ yếu ở trong phân tích kỹ thuật phổ biến và nổi tiếng nhất đã được ứng dụng chủ yếu trong phân tích kỹ thuật cho đến tận thời bây giờ.

Những năm tiếp theo thì ông đã áp dụng những kiến thức được học hành bài bản và thông qua nghiên cứu thực nghiệm vào cách quản lý, vận hành các quỹ đầu tư.

Quỹ đầu tư của ông chủ yếu là đầu tư cổ phiếu thời gian đầu tiên khi đi vào hoạt động.

Chiến lược mà ông đã đề ra cho quỹ là tập trung đầu tư các tài sản có giá trị cũng như việc lựa và chọn lọc danh mục đầu tư theo lĩnh vực dựa trên một phân tích căn bản cả ngắn hạn và dài hạn.

Ông đã sử dụng cách tiếp cận từ dưới lên để có thể xây dựng được danh mục đầu tư của mình.

Quỹ do ông sáng lập đứng đầu nhờ vào cách thức nghiên cứu cẩn thận trong đầu tư này. Các khách hàng chịu khó nghe những lời tư vấn của ông đã đạt được tỷ lệ sinh lời gấp 3 lần chỉ số S&P 500, bất chấp tất cả những giai đoạn khó khăn nhất của thị trường chứng khoán Mỹ.

Ông từng chia sẻ phong cách đầu tư của ông chủ yếu là tập trung vào những nhóm cổ phiếu Large và Midcap tiềm năng. 

Trong suốt khoảng thời gian ông trực tiếp điều hành thì quỹ của ông luôn luôn đạt tỷ suất sinh lời là 35%/năm.

Bây giờ, khi đã ở tuổi ngũ tuần thì ngoài công việc đầu tư yêu thích của mình, ông sẽ dành phần lớn thời gian hơn cho gia đình mình và đón những đứa cháu mỗi ngày đến trường.

Quá trình phát triển của Bollinger Band

Quá trình phát triển của Bollinger Band
Quá trình phát triển của Bollinger Band

Sau khi đạt được 2 tấm bằng CFACMT, ông đã dành 3 năm tiếp theo của mình để nghiên cứu và sáng tạo dải Bollinger.

Bollinger Band đã được ông phát minh vào khoảng thời gian đầu những năm 1980.

Tại thời điểm đó thì John Bollinger đã và đang giao dịch các quyền chọn. Phần lớn thì các phân tích của ông có liên quan đến sự biến động. 

Thời bấy giờ thì các dải có độ rộng cố định cũng đã được sử dụng. Vậy cho nên việc đóng góp của ông là sử dụng độ lệch chuẩn về sự biến động khiến cho các biên độ dao động trở nên hợp lý hơn.

Lần đầu tiên được giới thiệu khái niệm này trên sóng của Financial News Network, chúng lúc đó chưa có tên. Khi mà người dẫn chương trình chỉ vào các dải và hỏi chúng là gì thì ông đã trả lời “Hãy gọi chúng là dải Bollinger”. Từ đó cái tên Bollinger Bands hay dải Bollinger đã ra đời. 

Dải Bollinger có cấu tạo gồm có 3 phần:

  • Dải Bollinger phía trên
  • Đường Trung bình động
  • Dải Bollinger phía dưới

Sau hơn 40 năm ra mắt thì Bollinger vẫn là một công cụ phổ biến và nổi tiếng bởi sự đơn giản cũng như tính hiệu quả của nó.

Năm 2010, John Bollinger đã giới thiệu 3 chỉ số được phát triển từ Bollinger Bands. Chúng là BB Impulse dùng để đo đạc sự thay đổi giá như là một hàm của dải, phần trăm của băng thông (%b) để chuẩn hóa được độ rộng của dải theo thời gian và delta băng thông để định lượng được sự thay đổi bề rộng của dải.

Năm 2011, John Bollinger đã chính thức đăng ký thương hiệu cho Bollinger Bands (Dải Bollinger).

Tìm hiểu những quy tắc giao dịch của John Bollinger

Tìm hiểu những quy tắc giao dịch của John Bollinger
Tìm hiểu những quy tắc giao dịch của John Bollinger

Sau đây sẽ là một vài quy tắc nổi bật và một số lời khuyên do chinh ông sử dụng Bollinger Bands.

Kết hợp phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật cùng lúc

John Bollinger đã cho rằng những nhà đầu tư thường có những quan niệm sai lầm khi cho rằng đây là hai trường phái phân tích đối nghịch nhau và không thể hoà hợp với nhau. 

Điều này khá là nguy hiểm vì nó khiến cho một số nhà giao dịch nghĩ rằng chỉ nên sử dụng một trong hai. 

Nhưng trong thực tế thì dù bạn đầu tư chứng khoán hay bất cứ một thị trường tài chính nào thì việc kết hợp cả hai loại phân tích này đều sẽ đem lại một hiệu quả nhất định.

Dùng dải Bollinger Bands vào việc chọn lọc cổ phiếu

Khi mà bảng giá chứng khoán thay đổi thì có nghĩa là giá trung bình cũng thay đổi theo. Nếu như giá gần biên trên thì nó được định nghĩa là một đỉnh tương đối. Và ngược lại, nếu như giá gần với biên dưới thì nó là đáy tương đối.

Khi mà sử dụng nhiều hơn một chỉ báo thì các chỉ báo không nên liên quan trực tiếp đến nhau

Ví dụ như khi một chỉ báo động lượng có thể bổ sung hiệu quả cho 1 chỉ báo khối lượng. Nhưng 2 chỉ báo động lượng khác nhau cũng chưa chắc là đã tốt hơn một chỉ báo động lượng.

Các tín hiệu giá vượt ra khỏi những phạm vi của Bollinger bands không phải là tín hiệu giao dịch 

Giá vượt ra khỏi band trên không phải là tín hiệu bán, khi giá vượt khỏi band dưới cũng không phải tín hiệu mua.

Bollinger Bands có thể được sử dụng trên hầu hết những sản phẩm tài chính cũng như là các khung thời gian 

Dải Bollinger có thể được sử dụng trên nhiều đồ thị khác nhau như là M5, H1, D1 hay thậm chí là đồ thị tuần. 

Và điều quan trọng là những dữ liệu giá này phải thật đủ lớn để có thể đưa ra một bức tranh rõ ràng hơn về cơ chế hình thành giá.

John Bollinger cho rằng con đường để dẫn đến thành công không hề dễ dàng, cũng như những ngành nghề khác thì khi giao dịch hay đầu tư thì đòi hỏi bạn cần có sự tập trung cao độ. Nguồn Tài Chính hy vọng rằng thông qua bài viết “John Bollinger là ai? Các quy tắc giao dịch của John Bollinger”. Bạn đọc có thể biết John Bollinger là ai? và Bollinger Bands là gì? Bạn còn có thể vận dụng những quy tắc của John Bollinger và giao dịch đầu tư của mình.

Bên cạnh đó bạn còn có thể tham khảo và tìm hiểu về đầu tư trái phiếu nếu như bạn có hứng thú. Hãy liên hệ ngay cho chúng tôi nếu bạn có điều gì thắc mắc nha!

Chúc bạn đầu tư và giao dịch thành công bạn nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x