Ichimoku là gì? Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Ichimoku hiệu quả

Phạm Thùy Phương 24/07/2022 161 Views

Nếu bạn tham gia vào thị trường tài chính chắc hẳn bạn đã nghe qua về công cụ ichimoku. Tính đến nay, đây là một trong những công cụ được nhiều người sử dụng nhất trong thời gian qua vì nó có thể giúp bạn phân tích được kỹ thuật tốt, giúp bạn có thể kiếm được phần lợi nhuận như mong muốn.

Khi bạn bắt đầu tham gia vào thị trường đầu tư thì rất nhiều công cụ để bạn có thể phân tích cơ bản. Mình luôn khuyên bạn không nên tin dùng quá nhiều về một công cụ mà hãy kết hợp nhiều công cụ lại với nhau sẽ giúp ích rất nhiều cho nhà đầu tư.

Vậy ichimoku là gì? Ý nghĩa ra sao? Sử dụng có dễ không giúp ích cho nhà đầu tư như thế nào. Thì ở bài viết bên dưới sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan nhất về kiến thức bên dưới, cùng Nguontaichinh.com tìm hiểu nhé.

Thông tin về Ichimoku

Thông tin về Ichimoku
Thông tin về Ichimoku

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng thì mình sẽ nói sơ qua về ba thông tin cần thiết bên dưới để bạn có thể hiểu hơn về công cụ này.

Ichimoku là gì?

Tên đầy đủ là Ichimoku Kinko Hyo, là một trong những công cụ phân tích được nhiều người sử dụng nhất khi bắt đầu tham gia thị trường chứng khoán. Giúp bạn biểu diễn được thị trường mà không cần một báo cáo nào khác được thể hiện trên biểu đồ nến, gồm năm phần trong đó hai phần được tạo như hình đám mây.

Lịch sử hình thành của Ichimoku

Người khai sinh ra công cụ này đó chính là Goichi Hosoda, là một nhà báo có niềm đam mê mãnh liệt với biểu đồ nến Nhật. Ông đã nguyên cứu rất nhiều trong những năm qua, thành lập một trung tâm riêng để phát triển loại chỉ báo này nhằm xác định được xu hướng thị trường, tiết kiệm được thời gian của mình.

Hoạt động bằng cách sử dụng đường trung bình để kiểm tra hệ thống trên biểu đồ, ông và những người đồng nghiệp đã thành công hoàn thành hệ thống công cụ Ichimoku và phát hành sách nói để được nhiều người biết hơn.

Vì đây là công cụ có tính linh hoạt cao, hệ thống cũng được dùng rộng rãi nên được nhiều người ưa chuộng trong thời gian qua. Ở thị trường Việt Nam cũng được áp dụng cho những sàn giao dịch lớn nhỏ của nước ta.

Ý nghĩa

Đây là công cụ có nhiều dữ liệu nên sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về biến động thị trường. Có thể hỗ trợ bạn trong việc xác định được xu hướng dựa vào đường trung bình cộng.

Khi sử dụng công cụ này bạn nên kết hợp với những công cụ khác để giúp bạn phân tích kỹ hơn giảm thiểu được nhiều rủi ro, tránh mất nhiều tiền vào trong đầu tư. Ngoài ra, công cụ này còn thể hiện tính khách quan của thị trường. Những con số trong công cụ này sẽ đo lường được về mặt dao động sóng, giá trị, thời gian hay thậm chí là không gian. Bạn có thể ngồi để phân tích thử nhé.

Trên thị trường có những công cụ chỉ có thể xem được vùng kháng cự và hỗ trợ ở thời điểm hiện tại. Nhưng đối với công cụ này bạn có thể xem được ở tương lai.

Nói chung bạn có thể nói Ichimoku Cloud là một công cụ có thể xem là toàn diện. Giúp bạn có thể vào hoặc ra lệnh đúng thời điểm, xác định được mức kháng cự và hỗ trợ, xu hướng thị trường một cách chi tiết.

Các thành phần chỉ báo Ichimoku

Các thành phần chỉ báo Ichimoku
Các thành phần chỉ báo Ichimoku

Để giúp bạn có thể hình dung rõ ràng hơn thì bạn cần phải hiểu về những thành phần cấu tạo của công cụ này. Hơi khá phức tạp hơn xíu nhưng sẽ được mình giải đáp chi tiết nhất.

Như mình đã đề cập ở phần trước thì công cụ này được chia làm 5 phần, trong đó 2 đường tạo với nhau giống như hình đám mây tên gọi khác là Kumo

Đường chuyển đổi (Tenkan-sen)

Công thức như sau: Đường chuyển đổi =(Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

  • Đường này thể hiện qua chín phiên giao dịch nên được thể hiện qua giá cao và giá thấp trong giao dịch gần nhất.
  • Đường Kijun-sen và đường chuyển đổi Tenkan-sen sẽ giúp bạn biết được thị trường như thế nào. Từ đó, lên kế hoạch để tìm được điểm vào lệnh.

Đường trễ (Chikou Span)

Công thức như sau: Chikou Span (Đường trễ) = Giá đóng cửa hiện tại

  • Đây là đường vẽ về sau 26 phiên giao dịch. Giúp bạn hình dung được giá ở thời điểm hiện tại và giá cách 26 phiên trước đó như thế nào.

Đường dẫn (Senkou Span A)

Công thức như sau: Senkou Span A =(Tenkan-sen + Kijun-sen) / 2

  • Senkou Span A được thể hiện bằng cách lui về phía trước 26 phiên giao dịch. Mục đích là nhằm xác định được sự giao nhau với đường dẫn Senkou Span B, từ đó có thể xác định được màu sắc cũng như hình dáng đám mây.

Đường dẫn (Senkou Span B)

Công thức như sau: Senkou Span B = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

  • Senkou Span B này sẽ dùng giá cao và thấp nhất của 52 phiên bằng cách dịch chuyển về phía trước 26 phiên giống như Senkou Span A.
  • Giống với Senkou Span A được thể hiện bằng cách dịch về trước 26 phiên và dùng mức giá cao nhất, thấp thấp của 52 phiên.
  • Senkou Span A và B được cơi là 2 đường quan trọng để tạo ra đám mây Kumo.

Cách cài đặt chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo trên MT4

Cách cài đặt chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo trên MT4
Cách cài đặt chỉ báo Ichimoku Kinko Hyo trên MT4

Chỉ số này được tích hợp sẵn trên nhiều phần mềm giao dịch forex, trong đó có nền tảng MT4. Để cài đặt công cụ này bạn làm như sau:

  • Bước 1: Trên thanh công cụ chọn Insert – Indicators – Trend – Ichimoku Kinko Hyo.
  • Bước 2: Cài đặt thông số ở tab Parameter, hệ thống đã có sẵn các thông số, bạn có thể điều chỉnh màu sắc nhấn Ok để thành công.

Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku
Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku

Sau đây mình sẽ hướng dẫn cách sử dụng công cụ này sau đây. Xem ngay bài viết bên dưới:

Nhận định thị trường

Sự hỗ trợ của mây Kumo, bạn có thể xác định được xu hướng thị trường ở thời điểm hiện tại. Mây kumo là một trong những thành phần quan trọng nhất bởi nó thể hiện rất rõ về màu sắc, hình dáng cũng như nhận định được tín hiệu của thị trường, có 2 trường hợp như sau:

  • Trường hợp 1: Giá nằm trên mây Kumo. Bạn có thể hiểu xu hướng thị trường đang tăng lên.
  • Trường hợp 2: Giá nằm dưới mây Kumo. Nghĩa là thị trường đang giảm xuống.

Kumo được coi như một điểm cân bằng ở ngưỡng tâm lý. Khi giá xa đám mây thì cũng có nghĩa đang cách xa điểm cân bằng của thị trường, nên thị trường sẽ được đám đông điều chỉnh lại, để giá có thể về mức cân bằng.

Ngày nay đa phần các nhà đầu tư thường lựa thời điểm vô lệnh khi mây Kumo đang bị giá phá vỡ. Nhưng không phải bạn gặp hiện này thường xuyên nên bạn hãy tìm vị trí phù hợp nhất để vào lệnh vì:

  • Nếu bạn theo trường phái cẩn trọng thì cần phải kết hợp các yếu tố khác. Mây Kumo chỉ thể hiện được kháng cự và hỗ trợ. Nên bạn không nên phụ thuộc vào chỉ số này.
  • Thị trường có xu hướng chính là lúc mây Kumo hoạt động tốt nhất. Nên bạn rất khó để vào lệnh.

Nói chung chúng ta chỉ xem công cụ Ichimoku là một trong những yếu tố xác định được xu hướng thị trường. Để thành công trên thị trường thì bạn cần kết hợp nhiều chỉ số khác để nhận định thị trường một cách tốt nhất.

Giao dịch khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen

Một số ý tưởng mà bạn có thể nghĩ ra:

  • Ý Tưởng 1: Tenkan-sen cắt Kijun-sen theo hướng từ trên xuống, bạn có thể vào lệnh bán.
  • Ý tưởng 2: Tenkan-sen cắt Kijun-sen theo hướng từ dưới lên, bạn có thể vào lệnh mua.

Với ý tưởng 2 bạn cần phải chú ý những vấn đề sau:

  • Thứ nhất: Bạn có thể nhận thấy xu hướng sẽ tiếp diễn mạnh nếu hai đường này trùng nhau.
  • Thứ hai: Thị trường sẽ có xu hướng tăng mạnh nếu hai đường này song song với nhau.
  • Thứ ba: Trong trường hợp cắt nhau dưới đám mây Kumo, bạn sẽ thấy những nhà đầu tư sẽ bán mạnh hơn. Ngược lại, cắt nhau trên đám mây Kumo thì sẽ mua nhiều hơn. Nên Kumo rất quan trọng là đường hỗ trợ đồng thời cũng là một đường kháng cự.
  • Thứ tư: Bạn có thể vào lệnh trễ nếu như hai đường này cắt nhau rõ ràng vì lúc này thị trường đã chạy một đoạn khá xa.

Vì vậy, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp công cụ khác như mô hình nến đảo chiều,… để tăng hiệu quả trong giao dịch.

Giao dịch khi Chikou Span cắt đường giá

Ví dụ cụ thể như sau:

  • Trường hợp 1: Đường Chikou Span cắt đường giá từ dưới lên, bạn hãy vào lệnh mua.
  • Trường hợp 2: Đường Chikou Span cắt đường giá từ trên xuống, bạn hãy vào lệnh bán.

Chú ý: Khi đường Chikou Span ở điểm A thì giá sẽ ở điểm B vì đây là đường đi chậm hơn giá 26 phiên.

Giao dịch khi Senkou Span A cắt Senkou Span B

  • Trường hợp 1: Kumo từ đỏ chuyển thành xanh (Senkou Span A cắt B từ dưới lên), bạn hãy vào lệnh mua.
  • Trường hợp 2: Kumo từ màu xanh chuyển thành đỏ (Senkou Span A cắt B từ trên xuống), bạn vào lệnh bán.

Sử dụng kết hợp các yếu tố của Ichimoku

Yếu tố tín hiệu việc mua vào:

  • Khi vào lệnh, giá phải củng cố cho xu hướng tăng và nằm trên Kumo.
  • Đường chuyển đổi và đường tiêu chuẩn Kijun-Sen cắt nhau tại điểm phải nằm trên Kumo và phải hướng từ dưới lên.
  • Đường dẫn Senkou Span A nằm trên đường Senkou Span B
  • Đường giá dưới đường Chikou Span.

Yếu tố tín hiệu việc bán ra:

  • Khi vào lệnh bán, giá củng cố cho xu hướng giảm, nằm dưới Kumo.
  • Đường chuyển đổi và đường tiêu chuẩn Kijun-Sen cắt nhau phải nằm dưới Kumo và theo chiều từ trên xuống.
  • Đường dẫn Senkou Span A nằm dưới đường dẫn Senkou Span B.
  • Đường giá nằm trên đường trễ.

Cuối cùng, qua bài viết ichimoku Nguontaichinh.com chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về công cụ này. Ngoài ra, mình khuyên với bạn rằng mỗi một công cụ bạn nên kết hợp nhiều công cụ khác nhau để bạn có thể phân tích thị trường tốt hơn, liên hệ mình nếu muốn biết thêm chi tiết, chúc bạn trở thành một nhà đầu tư bền vững trên thị trường.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x