Hướng dẫn cách đầu tư trái phiếu chi tiết từ A-Z

Phạm Thùy Phương 01/08/2022 343 Views

Trái phiếu chính là một khoản nợ mà tổ chức phát hành vay từ người mua trái phiếu cho nên trong một thời gian xác định cùng với mức lãi suất quy định. Tổ chức phát hành có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương hoặc là Doanh nghiệp. Như vậy bạn đã biết đầu tư trái phiếu như thế nào chưa?

Đừng lo lắng nếu như bạn chưa biết cách đầu tư trái phiếu phải làm như thế nào? Thì hôm nay, Nguontaichinh.com sẽ chỉ cho bạn thông qua bài viết “Hướng dẫn cách đầu tư trái phiếu chi tiết từ A-Z”. Hãy cùng nhau tìm hiểu và tham bạn nhé!

Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là gì?
Trái phiếu là gì?

Trái phiếu là gì? Nó là một khoản nợ mà tổ chức phát hành vay từ người mua trái phiếu cho nên trong một thời gian xác định cùng với mức lãi suất quy định. Trong đó, tổ chức phát hành có thể là Chính phủ, Chính quyền địa phương hoặc là Doanh nghiệp.

Một số thuật ngữ liên quan đến trái phiếu

Một số thuật ngữ liên quan đến trái phiếu
Một số thuật ngữ liên quan đến trái phiếu

Lãi suất trái phiếu coupon: đây là tỷ lệ phần trăm giữa tiền gốc với tiền lãi của trái phiếu trong một khoảng thời gian nhất định và thường được xác định là 1 năm.

Có 3 loại lãi suất phổ biến sau đây: 

  • Thả nổi theo lãi suất thị trường
  • Kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi
  • Cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu

Mệnh giá trái phiếu: được hiểu là vốn gốc mà tổ chức phát hành trả lại cho nhà đầu tư khi đã đến thời gian đáo hạn.

Chênh lệch giá: này là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán trái phiếu

Lãi tái đầu tư: nó là tiền lãi định kỳ được tái đầu tư ngay

Ngày đáo hạn: là ngày tổ chức phát hành hoàn trả các khoản vay

Trả lãi định kỳ: 03 tháng, 06 tháng hoặc là 12 tháng/ lần

Giá thực tế của trái phiếu (giá mua): đó là khoản tiền thực tế mà các nhà đầu tư bỏ ra để mua được trái phiếu. Giá mua có thể là ngang giá hoặc cao hơn, thấp hơn mệnh giá. 

Tổng quan thị trường trái phiếu

Tổng quan thị trường trái phiếu
Tổng quan thị trường trái phiếu

Thị trường Việt Nam hiện tại chia thành 2 loại đó là:

Tiêu chí Trái phiếu chính phủ Trái phiếu doanh nghiệp
Tổ chức phát hành Do chính phủ phát hành Do doanh nghiệp phát hành
Mục đích phát hành Huy động vốn cho ngân sách nhà nước Huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
Tính rủi ro Không có rủi ro thanh toán, có tính thanh khoản cao Có rủi ro thanh toán, có tính thanh khoản cao
Lãi suất phát hành dưới 5%/1 năm 6% – 13%/1 năm 
Thời hạn 5 – 10 năm 2 – 5 năm

Ưu, nhược điểm khi đầu tư trái phiếu

Ưu điểm Nhược điểm 
-Có thể tái đầu tư để đạt được lãi suất kép 

Lãi suất trái phiếu ( 6% – 10%/năm), và cao hơn có thể là gửi tiết kiệm ở các kỳ hạn (3% – 7%/năm)

-Có thể chuyển nhượng, bán trước đáo hạn

-Có khả năng thanh toán bị phụ thuộc vapf tổ chức phát hành

-Trái phiếu sẽ bị mất giá trị khi mà lãi suất tăng và giá trái phiếu sẽ giảm

-Rủi ro gia tăng khi tổ chức phát hành bị ảnh hưởng xấu

Rủi ro đầu tư trái phiếu

Rủi ro đầu tư trái phiếu
Rủi ro đầu tư trái phiếu

Đầu tư trái phiếu thì bạn sẽ gặp phải rủi ro sau đây:

  1. Rủi ro thanh toán: Trong trường hợp này thì nhà phát hành sẽ bị vỡ nợ, mất đi khả năng thanh toán đúng thời hạn và các khoản lãi và gốc của đợt phát hành.
  2. Rủi ro lạm phát: có sự phát sinh do sự biến đổi trong giá trị dòng tiền mua trái phiếu
  3. Rủi ro lãi suất: lãi suất tăng thì giá trị trái phiếu giảm và khi mà lãi suất giảm thì giá trái phiếu lại tăng lên. (giá trái phiếu sẽ ngược chiều với lãi suất)
  4. Rủi ro thanh khoản: nó tùy thuộc vào việc trái phiếu có được bán dễ dàng theo giá trị hay gần với giá trị của nó hay không. Rủi ro này sẽ không có nếu như nhà đầu tư giữ được trái phiếu cho đến khi đáo hạn. 

Cách đầu tư trái phiếu

Cách đầu tư trái phiếu
Cách đầu tư trái phiếu

Đầu tư trực tiếp

Đầu tư trực tiếp nghĩa là bạn đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp thông qua các tổ chức tư vấn ví dụ như ngân hàng, công ty chứng khoán,… Lãi suất khi mà bạn tự đầu tư trực tiếp sẽ cao hơn đầu tư qua quỹ. Điều đó đòi hỏi bạn phải hiểu biết về 3 bước đầu tư trái phiếu trực tiếp sau đây:

Bước 1: Chọn tổ chức tư vấn phát hành

Hiện có trên 50% thị phần tư vấn phát hành trái phiếu doanh nghiệp tập trung tại 7 công ty lớn. Trong đó, TCBS dẫn đầu với 19%, tiếp theo sau là VND, VPS, BSC, MBS, SHS, SSI cùng với thị phần trung bình khoảng 5% – 6% mỗi công ty.

Các tổ chức tư vấn phát hành được mua một khối lượng lớn trái phiếu từ các doanh nghiệp, sau đó bán lẻ lại cho các nhà đầu tư cá nhân (thông qua các gói sản phẩm). Và cắt hưởng 1 phần lợi nhuận trong lãi suất doanh nghiệp phải trả.

Với mức lợi suất của nhà đầu tư sẽ nhận được khi mua trái phiếu qua tổ chức đó là tư vấn phát hành thấp hơn khoảng 2% – 3% so với các mức lợi suất gốc của trái phiếu.

Bước 2: Lựa chọn trái phiếu 

Việc bạn đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp không quan trọng bằng khả năng chắc chắn trả nợ hay không khi mà bạn đầu tư trái phiếu.

Vì thế bạn có thể phân tích theo 3 tiêu chí sau đây:

  1. Tình hình tài chính hoạt động kinh doanh
  2. Lợi tức
  3. Ngày đáo hạn trái phiếu

Bước 3: Mua trái phiếu

*Quy trình mua trái phiếu thông qua các tổ chức tư vấn phát hành là:

Bước 1: Giao dịch trực tuyến: đăng ký giao dịch trực tuyến 

Bước 2: Giao dịch tại quầy giao dịch: Nhà đầu tư đem theo CMND/CCCD hoặc hộ chiếu đến quầy giao dịch của tổ chức tư vấn phát hành để được hướng dẫn cụ thể.

Bước 3: Giao dịch qua chuyên viên môi giới: Khách hàng sẽ trực tiếp liên lạc với chuyên viên môi giới để được đăng ký giao dịch.

Đầu tư gián tiếp

Sau đây là các quy trình đầu tư trái phiếu gián tiếp thông qua các bước cơ bản như sau:

Bước 1: Nhà đầu tư phải tiến hành mở tài khoản giao dịch đăng ký mua chứng chỉ Quỹ cho đại lý uỷ quyền phân phối.

Bước 2: Cần đặt lệnh mua bán theo quy định và phụ thuộc vào từng quỹ

Bước 3: Cần phải thực hiện 1 trong 3 công việc nắm giữ, mua bán lại hoặc chuyển đổi khi có nhu cầu rút tiền/rút vốn.

Bạn cần phải công bố các bước thực hiện trên một cách minh bạch, rõ ràng. Ngoài ra, cần phải bám sát vào các quy định văn bản của pháp luật để mà thực hiện và luôn có sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan chức năng. 

Nguồn Tài Chính hy vọng với những kiến thức, thông tin được chia sẻ trong bài viết “Hướng dẫn cách đầu tư trái phiếu chi tiết từ A-Z” sẽ giúp bạn hiểu và biết cách đầu tư trái phiếu.

Hãy liên hệ cho chúng tôi ngay nếu như bạn gặp điều gì khó khăn nhé! Cảm ơn các bạn đã đọc và quan tâm đến bài viết. Chúc bạn luôn thành công nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x