Hệ số Beta là gì? Ý nghĩa và cách xác định hệ số Beta trong cổ phiếu

Phạm Thùy Phương 23/07/2022 142 Views

Hệ số Beta là gì? Chắc hẳn khi bạn tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn đã từng nghe qua rất nhiều về thuật ngữ trên. Vậy nó có ý nghĩa gì, cách tính ra làm sao có giúp lợi ích gì cho các nhà đầu tư hay không thì hôm nay bạn sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Việc tìm hiểu vào thị trường tài chính luôn gặp những chỉ số rất nhiều. Trong đó beta là một trong những chỉ số mà được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bởi chỉ số này nó có thể cho bạn biết 1% của VN-Index sẽ làm danh mục đầu tư của bạn thay đổi bao nhiêu phần trăm.

Hôm nay hãy cùng với Nguontaichinh.com xem ngay bài viết hệ số beta là gì. Chắc chắn sẽ bổ sung thêm cho bạn những kiến thức bổ ích, giúp các bạn đầu tư được dễ dàng hơn.

Hệ số Beta là gì?

Hệ số Beta là gì?
Hệ số Beta là gì?

Hệ số Beta có ký hiệu là (β) hay còn gọi là hệ số rủi ro. Đây là một trong những công cụ giúp bạn tính được rủi ro của danh mục đầu tư hay cổ phiếu của một doanh nghiệp. Được thể hiện qua biến động của cổ phiếu, danh mục trên thị trường so với giá.

Cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư được Beta thể hiện như sau:

Hệ số Beta
β > 1

Biến động giá chứng khoán > biến động thị trường. Nghĩa là cổ phiếu này đang sinh lời cao và mức rủi ro cũng lớn.

Ví dụ: β của cổ phiếu X = 2, nghĩa là thị trường tăng 10% thì cổ phiếu X tăng 20%.

β < 1 Biến động giá chứng khoán <  biến động thị trường. Nghĩa là khi thị trường thay đổi thì chứng khoán sẽ có ít biến động.
β = 1 Biến động giá chứng khoán =  biến động thị trường. Nghĩa là chứng khoán và thị trường đều tăng trưởng cùng nhau
β = 0 Cổ phiếu có β = 0 thì giá trị độc lập so với thị trường. Nếu dấu của Beta là ( + ) thì đang biến động theo thị trường và ngược lại.

Ý nghĩa của hệ số Beta

Ý nghĩa của hệ số Beta
Ý nghĩa của hệ số Beta

Như vậy bạn đã hiểu beta là gì? Sau đây là một số ý nghĩa quan trọng bao gồm:

  • Thứ nhất: Beta sẽ giúp các bạn xác định đúng đối tượng cổ phiếu hơn.
  • Thứ hai: Là một trong những yếu tố quan trọng định giá tài sản vốn CAPM, giúp các bạn có thể định giá và phân tích cơ bản cổ phiếu.
  • Thứ ba: Giúp cho bạn có thể so sánh được biến động giá của cổ phiếu một doanh nghiệp so với biến động trên thị trường. Suy ra, có các quyết định hợp lý cho bạn trước khi đầu tư.
  • Thứ tư: Hệ số β thể hiện được mức độ rủi ro của cổ phiếu với biến động của thị trường. Beta thay đổi thì nền kinh tế cũng thay đổi.

Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán

Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán
Cách tính hệ số Beta trong chứng khoán

Công thức hệ số Beta như sau:

Công thức hệ số Beta

Trong đó:

  • Rm: Tỷ suất sinh lợi từ thị trường.
  • Ri: Tỷ suất sinh lợi chứng khoán.
  • Var(Rm): Phương sai tỷ suất sinh lời của thị trường.
  • Covar(Ri, Rm): Hiệp phương sai giữa tỷ suất sinh lợi của thị trường và tỷ suất sinh lợi chứng khoán.

Tỷ suất sinh lời sẽ được tính bằng công thức:

Tỷ suất sinh lợi

Trong đó:

  • P0: Giá đóng điều chỉnh của một phiên trước.
  • P1: Giá đóng điều chỉnh phiên đang xét.

Nhưng các bạn không cần phải tính vì website tài chính hoặc công ty chứng khoán như MBS, VND, Cophieu68.vn, VietstockFinance, CafeF,… đều cung cấp chỉ số Beta rồi nên bạn có thể yên tâm. Nếu Beta giữa các trang khác nhau thì mốc thời gian cũng được tính khác nhau.

Thực tế tình hình hệ số Beta tại Việt Nam

Thực tế tình hình hệ số Beta tại Việt Nam
Thực tế tình hình hệ số Beta tại Việt Nam

Ở thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay, Beta ngành vẫn chưa thể hiện được gì so với thị trường quốc tế bởi hạn chế sau: 

  • Nhiều doanh nghiệp chưa đủ tiêu chuẩn tính để tính beta. Cụ thể 260 doanh nghiệp trên tổng 546 đang niêm yết.
  • Dữ liệu chỉ có 2 năm, chưa đáp ứng được.
  • Chất lượng thông tin mà các doanh nghiệp đưa ra không được đảm bảo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến ngành.
  • Hệ số (Vn-Index) vẫn chưa đại diện được cho toàn bộ nền kinh tế của Việt Nam.

Cuối cùng, qua bài viết mà Nguontaichinh.com chia sẻ bạn đã một phần hiểu được về hệ số beta trong thị trường chứng khoán là như thế nào. Ngoài chỉ số này ra còn nhiều chỉ số khác mà bạn cần nên biết để giúp cho việc đầu tư của bạn trở nên dễ dàng hơn, nếu có những câu hỏi gì hay thì liên hệ với mình nhé.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x