Từ Equity nếu dịch sang tiếng Việt nghĩa là “vốn chủ sở hữu” và trong tài chính người dành sự quan tâm đặc biệt đến nội dung này. Mục đích tìm hiểu Equity tất nhiên là để tìm được cách sử dụng nó hiệu quả nhằm duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Để tìm hiểu kỹ hơn về Equity là gì cùng với các hình thức Equity có trong kinh doanh bạn có thể tham khảo qua bài viết này. Tất cả các kiến thức và thông tin đã được Nguontaichinh.com chọn lọc kỹ càng dành riêng đến bạn.
Mục lục
Equity là gì?
Đối với các doanh nghiệp thì thuật ngữ Equity không còn xa lạ, nó thể hiện vốn ban đầu, tài sản ròng của doanh nghiệp và trực thuộc quyền sở hữu cổ đông. Hiểu chính xác Equity có nghĩa là vốn chủ sở hữu với tên gọi khác là tài sản thuần. Trong tiếng Anh Equity còn có tên gọi khác là Owner’s Equity hoặc Stockhold’s Equity.
Ở mỗi doanh nghiệp khi được hình thành đều có các Equity do các cổ đông góp vốn tạo thành. Trong đó mọi hoạt động có liên quan đến tài chính các cổ đông đều chia sẻ với nhau từ lợi nhuận cho đến lỗ. Equity được hình thành từ nhiều loại vốn được góp bằng tiền, hiện vật, lợi nhuận kinh doanh, chứng khoán,…
Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu được xem là nguồn tài trợ thường xuyên để duy trì việc kinh doanh, đây sẽ là nguồn tiền dùng để trả tiền lương,chi trả các khoản nợ cho chủ nợ và nộp thuế Nhà nước khi doanh nghiệp ngừng hoạt động. Phần tài sản còn lại sẽ được chia cho chủ sở hữu dựa theo tỷ lệ góp vốn.
Công thức tính Equity
Công thức dùng để tính Equity cụ thể:
Equity = Tổng tài sản – Tổng nợ
Trong lĩnh vực tài chính, vốn chủ sở hữu thường được biểu thị bằng giá của thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị của sổ sách. Lý do dẫn đến sự khác biệt này là do các báo cáo kế toán có phần lạc hậu những kết quả đều là quá khứ trong khi các nhà phân tích luôn hướng về tương lai để dự báo những gì mà họ tin rằng hiệu quả tài chính sẽ như thế nào.
Khi một công ty giao dịch công khai thì giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu sẽ tính dễ hơn. Đơn giản nó là giá cổ phiếu mới nhất đem nhân với tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Còn nếu là một công ty tư nhân, việc xác định giá trị thị trường sẽ khó nhằn hơn nhiều. Trong trường hợp công ty cần định giá chính thức, thông thường sẽ thuê các chuyên gia như chủ ngân hàng đầu tư, công ty kế toán (nhóm định giá) hay công ty định giá cửa hàng để phân tích kỹ lưỡng.
Các hình thức Equity trong kinh doanh
Sau khi đã tìm hiểu được định nghĩa của Equity và công thức, tiếp đến chúng ta sẽ bổ sung thêm kiến thức về các hình thức của Equity trong kinh doanh. Tùy theo các loại hình của doanh nghiệp mà vốn chủ sở hữu có thể là vốn góp hoặc lợi nhuận kinh doanh sau thuế.
Vốn góp
Vốn góp hay còn được biết đến là vốn đầu tư, với những công ty cổ phần thì phần đóng góp này được tính theo mệnh giá của cổ phần phát hành hay vốn điều lệ. Tài sản được tính là vốn góp có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, chủ sở hữu đất, giá trị quyền sở hữu,…Với những cá nhân, đơn vị đăng ký góp vốn sau 90 ngày kể từ ngày nhận được cấp giấy chứng nhận kinh doanh.
Tất nhiên doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng muốn lợi nhuận luôn được tối đa. Để đạt được điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải sử dụng hiệu quả nguồn vốn đó là yêu cầu tiên quyết.
Lợi nhuận từ kinh doanh sau thuế
Phần lợi nhuận từ kinh doanh sau thuế được hiểu là phần lợi nhuận sau khi đã trừ đi các khoản phải chi trả cho hoạt động của doanh nghiệp. Thông thường thì một phần lợi nhuận sẽ được đem đi tái đầu tư để tăng vốn đầu tư chủ sở hữu. Nếu trường hợp kinh doanh thua lỗ diễn ra phần lỗ sẽ được trừ vào vốn chủ sở hữu.
Vốn từ các nguồn khác
Mỗi doanh nghiệp sẽ có cách thức tạo vốn và huy động nguồn vốn khác nhau dựa theo hình thức kinh doanh có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay vốn ngân hàng cùng nhiều cách khác.
Chênh lệch đánh giá tài sản
Sự chênh lệch này xảy ra khi có sự đánh giá tài sản cố định, bất động sản và hàng tồn kho vào bảng cân đối kế toán có khác với định giá ban đầu. Vì vậy khi hoạch định thống kê tài sản chính về vốn chủ sở hữu, phần tài sản được đóng góp từ các thành viên cổ đông nên được đánh giá lại.
Nói chung Equity có đa dạng nghĩa, để hiểu chính xác chúng ta cần phải dựa vào ngữ cảnh. Hiểu một cách ngắn gọn thì Equity là phần tài sản của chủ sở hữu sau khi trừ đi hết tất cả các chi phí, nợ nần.
Vai trò của Equity đối với doanh nghiệp
Chắc chắn rằng Equity có vai trò rất quan trọng với doanh nghiệp vì theo pháp luật quy định thì mỗi doanh nghiệp cần phải có vốn điều lệ để thành lập công ty. Dựa theo từng hình thức kinh doanh mà vốn điều lệ sẽ có giới hạn khác nhau để thành lập. Nói chính xác Equity trong vai trò vốn chủ sở hữu sẽ là điều kiện cần đáp ứng để thành lập doanh nghiệp.
Và cũng nhờ vào vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp mới có thể đầu tư vào trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, công nhân viên để phục vụ cho quá trình hoạt động, kinh doanh bên cạnh đó cũng tạo điều kiện hoạt động hiệu quả để sinh lợi nhuận. Vì vậy chúng ta có thể thấy vai trò của Equity trong nguồn vốn chủ sở hữu là cần thiết đến như thế nào, đối với doanh nghiệp nó như nguồn sống để hoạt động và cũng được xem là linh hồn của doanh nghiệp.
Cách nhà đầu tư sử dụng Equity
Đối với các nhà đầu tư thì chắc hẳn ai cũng biết đến Equity vì nó rất quan trọng với họ. Ví dụ khi muốn tìm hiểu một công ty nào đó các nhà đầu tư sẽ lấy nguồn vốn chủ sở hữu của cổ đông làm thước chuẩn xác để xác định xem mức giá mua cụ thể có đắt không.
Ví dụ cụ thể hơn có một công ty trước đây đã tiến hành giao dịch ở mức giá so với sổ sách là 1,7 tỷ đồng và nhà đầu tư có thể xem xét và suy nghĩ có nên trả nhiều mức định giá đó không, trừ khi các nhà đầu tư cảm nhận được công ty đó có triển vọng, mọi thứ về cơ bản đã có sự cải thiện.
Mở mặt khác nhà đầu tư có thể sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi mua cổ phần của một doanh nghiệp có phần yếu miễn sao giá các nhà đầu tư trả đủ thấp so với vốn chủ sở hữu của nó.
Những vấn đề xảy ra khi giảm Equity
Cũng chính bởi vì Equity là nguồn vốn chính của doanh nghiệp nên khi nếu phần vốn này giảm có nghĩa là vốn đầu tư cũng bị giảm, hệ quả mang lại chính là hoạt động kinh doanh sản xuất có thể bị thu hẹp từ đó doanh thu cũng giảm sút theo. Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh cần phải nghĩ đến việc đi vay vốn.
Tuy nhiên cần cân nhắc lượng vốn vay bởi nếu không điều chỉnh hợp lý sẽ làm ảnh hưởng đến việc mất cân đối tài chính từ đó sẽ kéo theo những hậu quả khó lường nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả. Bên cạnh đó vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung thêm hằng năm dựa vào lợi nhuận của việc kinh doanh, vốn chủ sở hữu giảm cũng có thể là do hoạt động kinh doanh chưa tốt.
Với những chia sẻ trên về định nghĩa cùng với công thức tính Equity, các hình thức Equity được Nguontaichinh.com mang lại. Mong các bạn sẽ có thêm những kiến thức cơ bản về kinh tế mà biết đâu trong tương lai bạn sẽ áp dụng nhiều thì sao. Nếu bạn có quan tâm về lĩnh vực tài chính, bạn muốn được tư vấn kỹ hơn về một vấn đề nào đó hãy liên hệ ngay với chúng mình.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.