Các bạn là những nhà đầu tư dù mới hãy đã có nhiều năm chinh chiến trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán chắc hẳn cũng biết đến “Dải Bollinger Band” được hiểu là chỉ báo phân tích kỹ thuật được phát triển bởi ông John Bollinger. Với công cụ thần thánh này sẽ giúp các trader có thể xây dựng chiến lược giao dịch hiệu quả.
Bạn có đang tò mò và muốn tìm hiểu hiểu Dải Bollinger Band là gì không? Dù câu trả lời như thế nào thì Nguontaichinh.com mong bạn sẽ theo dõi hết bài viết này để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân. Không đợi lâu nữa chúng ta hãy bắt đầu đi tìm hiểu từng phần một nhé.
Mục lục
Dải Bollinger Band là gì?

Như chúng mình đã để cập ở trên thì dải Bollinger Band được tạo ra bởi John Bollinger. Ông là một nhà tài chính đại tài trên thế giới vào những năm 1980. Chỉ báo này cũng được đặt theo tên của ông là Bollinger hay thường được gọi là dải Bollinger.
Về cấu tạo thì chỉ báo này được hình thành bởi đường trung bình cộng MA ( Moving Average) và độ lệch chuẩn giá. Nếu nói chi tiết hơn dải Bollinger gồm có 3 phần chính thứ nhất là một đường trung bình động chu kỳ 20 ngày (SMA20) là dải nằm ở giữa và hai dải di động được đặt ở bên trên và dưới SMA20. Trong trường hợp thị trường biến động mạnh hai dải trên, bên dưới sẽ mở rộng ra và ngược lại khi biến động giảm thì độ rộng của hai đường sẽ hẹp lại.
Với chỉ báo Bollinger Bands sẽ được các trader dùng để xác định xu hướng của thị trường, các dự đoán về khả năng xu hướng đó sẽ tiếp tục hay dừng lại. Bên cạnh đó đường chỉ báo này còn giúp các trader xác định xem thị trường có đang ở trong giai đoạn Sideway không hay là đang bắt đầu bước vào giai đoạn tích lũy. Nhờ những xu hướng này các nhà đầu tư sẽ đưa ra một chiến lược giao dịch chính xác hơn.
Ý nghĩa Bollinger Band

Bollinger Band được biết đến là đường chỉ báo phổ biến với các trader, nhiều nhận định cho rằng giá càng di chuyển đến dải trên của dải Bollinger Bands thì thị trường càng quá mua và giá càng di chuyển đến dải thấp hơn. Sau đây chúng ta sẽ đi vào tìm hiểu những ý nghĩa quan trọng của chỉ báo Bollinger Band.
Sự siết chặt (thu hẹp)
Sự thu hẹp sẽ được thể hiện khi cả hai dải băng trên cùng dải băng dưới tiến lại gần nhau và tiến sát với đường SMA 20. Ý nghĩa của sự thu hẹp này là thể hiện một giai đoạn biến động thấp đến mức tối thiểu. Đây được xem là tín hiệu hoàn hảo để báo hiệu biến động sẽ tăng trở lại trong thời gian sắp tới và được xem là cơ hội vào lệnh tiềm năng để các nhà đầu tư kiếm lời.
Nhưng sự siết chặt lúc nào cũng đi đôi với mở rộng, nếu các dải lệnh dịch chuyển rộng ra thì đồng nghĩa với độ biến động càng giảm mạnh và số phần trăm thoát vị thế lệnh càng lớn. Tuy vậy những biến động này không được coi là tính hiệu trao đổi vì nó không thể dự báo được xu hướng di chuyển của giá đang tăng hay là giảm.
Sự bứt phá (Break out)

Sự đột phá sẽ diễn ra ở hai dải Bollinger và đây cũng chính là sự kiện khiến các nhà đầu tư quan tâm. Nói về sự bức phá (Breakout) thì cũng giống với đường Bollinger siết chặt thì đây không được coi là một tín hiệu giao dịch.
Phần lớn các nhà đầu tư thường hay nhầm khi giai đoạn bức phá ra khỏi một trong hai dải trên và dưới thì đều là tín hiệu để họ tham gia thị trường. Dù vậy nhưng điểm bức phá không cho chúng ta dấu hiệu rõ ràng về xu hướng hay mức độ biến động của giá sau đó.
Bên cạnh đó chỉ báo này chỉ mang đến mạnh mối về việc giá chỉ có thể di chuyển trong 1 phạm vi nhất định và khó để thoát ra khỏi vùng đó. Chính vì vậy Bollinger Bands đã phát huy tốt công dụng của mình chính là đánh giá xu hướng dài, trung và ngắn hạn, thêm một điểm cộng đó là dù ở khung giờ nào thì nó cũng cho ra kết quả khá chính xác.
Hạn chế của Bollinger Band

Dù có những ưu điểm nổi trội nhưng Bollinger Band vẫn có những mặt hạn chế mà các trader hay nhà đầu tư cần phải biết
- Không đoán được xu hướng breakout của giá: Đây có thể được coi là mặt hạn chế lớn nhất của dải Bollinger trong việc phân tích thị trường. Về mặt công dụng đường chỉ báo này chỉ báo về sự biến đổi của thị trường nhưng lại không thể xác định rõ ràng xu hướng phá vỡ của giá. Để mang lại hiệu quả tốt hơn các nhà đầu tư cần kết hợp Bollinger Bands cùng với các chỉ báo kỹ thuật khác nếu như muốn dự đoán tín hiệu thị trường.
- Không cung cấp thời điểm quá mua và quá bán kết thúc: Về điểm lợi đường chỉ báo này có thể cho chúng ta biết thị trường đang diễn ra quá mua hay quá bán nhưng điểm yếu là nó không thể đưa ra dự đoán khi nào thì xu hướng này sẽ chấm dứt. Đây cũng chính là lý di kiến các trader cần đặt dừng lỗ (Stop Loss) để bảo vệ tài khoản trong trường hợp giá đi lệch với dự đoán. Bất kể ngay cả khi đoán đúng thì các bạn vẫn nên tạo thói quen luôn đặt dừng lỗ bởi vì bạn không chắc chắn rằng lúc nào mình cũng đoán đúng 100% xu hướng giá trong tất cả trường hợp. Cho đến phút chót sẽ có những tin tức bất ngờ mà bạn sẽ không thể hình dung được
- Không nên sử dụng trong một số trường hợp: Dải Bollinger sẽ là một đường chỉ báo tốt nếu thị trường ít xảy ra biến động hoặc di chuyển nhẹ nhàng trong một phạm vi nhất định. Và ngược lại đường chỉ báo này sẽ không còn cho ra kết quả đúng nếu thị trường có những chuyển động nhanh và mạnh.
Công thức tính Bollinger Band

Sau đây là những công thức đi kèm với ví dụ để các bạn có thể dễ nắm bắt hơn.
Dải giữa là đường trung bình động với chu kỳ 20 ngày (SMA20) được tính bằng giá trị trung bình của giá đóng cửa.
Dải trên = SMA20 ngày + 2 x Độ chênh lệch 20 ngày
Dải dưới = SMA20 ngày – 2 x Độ lệch chuẩn 20 ngày
Chúng ta có ví dụ rằng bạn đang có nhu cầu mua cặp tiền tệ là USD/JPY đang có tỷ giá hiện tại là 109,35, giá trị của SMA là 80 và độ chênh lệch giá trong vòng 20 ngày là 1,3. Từ đó áp dụng theo công thức ta sẽ có kết quả.
Dải giữa kết quả là 80
Dải trên = 80 + 2 x 1,3 =82,6
Dải dưới = 80 – 2 x 1,3 = 77,4
Cách sử dụng Bollinger Band hiệu quả

Để sử dụng Bollinger Band hiệu quả bạn nên sử dụng theo các cách sau để có những giao dịch hiệu quả.
- Giao dịch trong kênh giá của dải Bollinger Band: Với cách này các nhà đầu tư sẽ sử dụng dải trên của dải Bollinger là ngưỡng kháng cự và dải dưới là ngưỡng hỗ trợ. Khi biến động giá chạm vào vùng hỗ trợ hay vùng kháng cự giao dịch sẽ ngay lập tức được thực hiện. Tuy nhiên cách này cũng có những mặt hạn chế:
- Phương pháp này chỉ thích hợp khi thị trường đang đi ngang và tích lũy với mức sinh lời không cao.
- Nếu giá có những biến động vượt ra khỏi dải Bollinger sẽ đi theo một xu hướng mới ngay lúc này những tín hiệu đóng mở vị thế cũng sẽ không còn chuẩn xác.
- Trường hợp dải Bollinger mở rộng theo đó những biến động tăng lên vì một xu hướng mới đang được mở ra vậy nên những biến động của dải Bollinger cũng trở nên không hợp lý.
- Giao dịch ở điểm breakout kênh giá sau chuỗi Bollinger Band đi ngang kéo dài: Bạn có thể hiểu chuỗi biến động giá đi ngang sẽ có công dụng làm mượt các biến động giá ngắn hạn. Như được biết các hệ thống giao dịch theo xu hướng có lợi nhất là tại các điểm tạo ra những điểm breakout khỏi dải trên và dải dưới của dải Bollinger Band. Từ đó các nhà đầu tư có thể canh những nhịp điều chỉnh lại sau các phiên breakout để mở hoặc đóng vị thế hiện tại.
- Trong một phiên breakout khỏi dải Bollinger sẽ cho thấy đến 90% xu hướng giá trước đó đã thay đổi theo hướng đột phá.
- Biến động giá: Đây là một cách dùng để xem xét các biến động giá, với những biến động thấp thì sẽ cho thấy những xu hướng yếu và mô hình này dễ thất bại. Nếu biến động cao sẽ liên quan đến một xu hướng mạnh có thể là lên hoặc xuống. Với cách theo dõi sự biến động này, đặc biệt là sự gia tăng biến động sẽ mang lại cho các nhà đầu tư manh mối cho một sự thay đổi trong xu hướng sắp tới.
- Nếu quan sát các biến động của giá hay bất cứ sự bứt phá nào của một mô hình, mức hỗ trợ hay mức kháng cự, đường xu hướng hoặc đường trung bình đều có thể được xác nhận bằng sự thay đổi của biến động. Ở trường hợp biến động không đủ mạnh để phá vỡ giá cùng với các mô hình tăng hoặc đảo chiều hay các mốc kháng cự, hỗ trợ biến động sẽ trở nên suy yếu nhanh chóng. Vì vậy các biến động có thể được sử dụng để xác nhận thay đổi xu hướng hoặc nó có thể được xem như là một lời cảnh báo vì mọi thứ sắp thay đổi.
Cách cài đặt Bollinger Band trên MT4

MT4 (Metatrader 4) là phần mềm được các trader và các nhà đầu tư ưa chuộng và cũng đang phổ biến nhất hiện nay. Chỉ cần làm theo các bước là các bạn có thể thành công cài đặt chỉ báo Bollinger Band trên nền tảng giao dịch MT4.
- Bước 1: Mở giao diện của nền tảng MT4 sau đó chọn Insert trên thanh Menu, chọn Indicators, nhấn chọn Trend và cuối cùng nhấn chọn Bollinger Bands
- Bước 2: Sau đó sẽ hiện lên một hội thoại có tên Bollinger Bands, sẽ có 3 nhánh gồm Parameters, Levels và Visualization. Ở tại phần Parameters sẽ có các mục như Peround (số chu kỳ), Deviation( độ lệch) và Apply to Close (áp dụng loại giá đóng cửa). Bên cạnh đó bạn có thể chỉnh màu sắc, độ mỏng dày của dải Bollinger trong mục Style. Dù các bạn có thể tùy ý điều chỉnh các thông số theo chiến lược của mình nhưng chúng mình khuyên các bạn không nên thay đổi những con số mặc định này. Lý do là bởi vì những chỉ số này đã được ông John Bollinger đã cài đặt, sử dụng và nó cũng đã được nghiên cứu ở trên thị trường nên xác suất chính xác sẽ cao hơn.
- Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin sau đó kiểm tra lại rồi chọn OK để hoàn tất.
Theo như những gì mà Nguontaichinh.com vừa mới chia sẻ đến các bạn kiến thức về dải Bollinger Band về nguồn gốc, ý nghĩa cùng với những thông tin liên quan. Bên cạnh đó chúng mình cũng đã hướng dẫn cách cài đặt và cách sử dụng dải Bollinger sao cho hiệu quả hy vọng các bạn có thể áp dụng nó vào công việc hiệu quả. Nếu có gì còn thắc mắc hay cần được tư vấn hãy liên hệ với chúng mình để được hỗ trợ thêm nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.