Ngành dệt may là một ngành lớn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thể nền kinh tế Việt Nam. Bên cạnh các nhóm cổ phiếu đến từ các ngành khác như ngân hàng, dầu khí, thép,..thì cổ phiếu ngành dệt may đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin về cổ phiếu VGT? Bạn muốn tìm hiểu về doanh nghiệp phát hành cổ phiếu VGT? Trong bài viết này Nguontaichinh.com sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về mã cổ phiếu này.
Mục lục
Thông tin cổ phiếu VGT
Cổ phiếu VGT là mã cổ phiếu được phát hành bởi Tập đoàn Dệt may Việt Nam. Cổ phiếu VGT được niêm yết trên sàn UPCOM với số lượng 500.000.000 cổ phiếu.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam tiền thân là Tổng Công ty Dệt may Việt Nam được thành lập vào năm 1995. Với công ty mẹ là Tập đoàn Dệt – May Việt Nam và các đơn vị thành viên hoặc liên kết là công ty cổ phần.
Lĩnh vực sản xuất của tập đoàn rất đa dạng từ sản xuất kinh doanh hàng dệt may như sản xuất vải, sợi, dệt nhuộm,…
Tập đoàn Dệt may Việt Nam có cấu trúc công ty mẹ – con. Cụ thể tập đoàn có 33 công ty con phân cấp 1, 2, 3 và 34 công ty liên kết, liên doanh. Những công ty con, công ty liên kết đều là những doanh nghiệp có cổ phần lớn trong ngành may mặc.
Về cơ cấu cổ đông của Tập đoàn Dệt may Việt Nam có Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước đang nắm giữ 53.49% cổ phần, ITOCHU chiếm 13%, cổ đông thường chiếm 19,3%. Tập đoàn Vingroup từng là cổ đông lớn tuy nhiên đã thoái vốn khỏi VGT từ năm 2014 do chiến lược đầu tư chuyển hướng sang các lĩnh vực kinh tế khác.
Tình hình hoạt động của VGT trong những năm qua
Xét về tình hình hoạt động của Tập đoàn Dệt may Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2022 đã xảy ra nhiều biến động.
Từ giai đoạn năm 2016 – 2019, doanh thu và lợi nhuận của tập đoàn tăng trưởng đều theo mỗi năm. Năm 2016 ghi nhận doanh thu của VGT đạt 15.486 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 325 tỷ đồng. Năm 2019 ghi nhận doanh thu đạt 19.023 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt 519 tỷ đồng.
Với bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra từ 2019-2020, doanh thu của VGT sự sụt giảm mạnh. Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh, giãn cách xã hội làm gián đoạn nguồn cung, việc sản xuất của Tập đoàn Dệt may cũng bị ảnh hưởng. Kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm 2020 ghi nhận doanh thu của tập đoàn giảm xuống còn 10.335 tỷ đồng và lợi nhuận ròng là 202 tỷ đồng.
Năm 2021, kết quả kinh doanh của tập đoàn đã có dấu hiệu hồi phục trở lại. Doanh thu của VGT tăng nhẹ đạt mức 11.112 tỷ đồng và lợi nhuận ròng đạt mức 569 tỷ đồng. Tăng tương đương 7.5% và 181.6% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục do tình hình dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát. Các quốc gia bắt đầu mở cửa trở lại kéo theo nhu cầu tăng cao, cùng với sự phát triển của kinh doanh thương mại điện tử.
Lịch sử giá cổ phiếu VGT
Giá cổ phiếu VGT kể từ khi lên sàn đã chứng kiến nhiều biến động và xu hướng nhìn chung là giảm.
Vào ngày 10/06/2017, giá cổ phiếu VGT ở dao động ở ngưỡng giá 10.325đ/ cổ phiếu. Điều này cho thấy giá VGT có biến động nhẹ lên xuống trong suốt 4 năm cho đến cuối năm 2020 không có thay đổi gì nhiều.
Ngày 11/01/2021, giá cổ phiếu VGT tăng mạnh mức giá ở thời điểm đó là 15.946đ/ cổ phiếu. Ở thời điểm này, dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến thị trường cung cấp nguyên vật liệu và việc xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam đã thành công kiểm soát được dịch bệnh nên ngành may mặc Việt Nam đã có dấu hiệu hồi phục tích cực.
Đầu năm 2022 được xem là thời điểm vàng của các mã chứng khoán ngành may mặc, trong đó có VGT. Giá cổ phiếu VGT đã đạt đỉnh với mức giá 29.997đ/ cổ phiếu. Ở quý 2 năm 2020, giá mã cổ phiếu này có dấu hiệu đi xuống do ảnh hưởng của lạm phát và xu hướng chung của thị trường. Mức giá ghi nhận ngày 13/06/2022 của VGT ở mức 18.800đ/ cổ phiếu.
Tiềm năng tăng trưởng cổ phiếu Tập đoàn Dệt may Việt Nam
- Dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh nhưng quý 2 và quý 3 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam có mức tăng trưởng khá ấn tượng.
- Vinatex có hơn 45.000 lao động, chiếm 30% lao động của toàn tập đoàn phải nghỉ việc. Miền Bắc và miền Trung kết quả cũng khả quan hơn nhưng cũng chỉ huy động được 70-80% lao động vì chính sách giãn cách xã hội không đồng nhất ở từng địa phương.
- Báo cáo tài chính hợp nhất quý 3 năm 2021 ghi nhận doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 4.077 tỷ đồng và 286 tỷ đồng tăng 23% và 100% yoy.
- Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020 ghi nhận doanh thu thuần đạt 10.768 tỷ đồng và lợi nhuận gộp đạt 515.5 tỷ đồng, tăng lần lượt 7.5% và 87%. Lợi nhuận sau thuế đạt 872 tỷ đồng, cao gấp đôi so với 9 tháng đầu năm ngoái.
- Lợi nhuận quý 3 tăng trưởng tốt nhờ đóng góp đến từ mảng sợi.
- Thoái vốn VGT, cần định giá lại tài sản để tránh thất thoát tài sản của Nhà nước.
Đầu tư cổ phiếu VGT có an toàn hay không?
Hiện tại, giá cổ phiếu đang đi xuống theo xu hướng Downtrend của thị trường. Việc này khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng. Ảnh hưởng của lạm phát, giá xăng dầu tăng,.. khiến nhiều mã chứng khoán giảm giá trong đó có cổ phiếu ngành dệt may. Vì đây là xu hướng chung của thị trường, nên thị trường sẽ hồi phục sau khoản thời gian nhất định.
Cơ hội
VGT là 1 trong số những cổ phiếu dẫn đầu ngành dệt may vì có giá trị vốn hóa lớn. Tuy nhiên, triển vọng kinh doanh của tập đoàn sẽ gắn liền với thị trường chung, cơ hội trong lĩnh vực may mặc Việt Nam, dệt may thế giới.
Có thể thấy nhu cầu hàng may mặc của Việt Nam đang rất lớn vì thị trường đang trong quá trình hồi phục sau đại dịch. Đây là cơ hội tăng trưởng doanh số tốt, kết quả kinh doanh của các mảng như may mặc, dệt, sợi của Tập đoàn Dệt may Việt Nam là rất lớn. Mảng may mặc cũng chiếm tỷ trọng lớn trong nền kinh tế, được Chính phủ đầu tư mạnh, đổi mới công nghệ là điều kiện lý tưởng cho VGT phát triển.
Việt Nam được hưởng lợi từ các hiệp định kinh tế. Đại diện EVFTA cho phép hàng may mặc của nước chúng ta xâm nhập vào một vài thị trường khó tính. Giá trị gia tăng của may mặc Việt Nam được tăng cao, phát triển về lâu về dài. Trong đó VGT là đơn vị dẫn đầu trong sản xuất, xuất khẩu sẽ được hưởng lợi trực tiếp.
Nhu cầu về mặt hàng may mặc của các nước Mỹ, EU vào dịp cuối năm sẽ tăng mạnh. Hiện tại, VGT đã có đủ đơn hàng để sản xuất đến hết quý 4 năm 2022. Tập đoàn Dệt may Việt Nam vẫn luôn tiếp nhận các đơn hàng cho năm sau, cho thấy tình hình kinh tế ổn định của doanh nghiệp.
Rủi ro
Vì tập đoàn Dệt may Việt Nam có nhiều công ty con, đơn vị liên kết nên việc quản lý bị chồng chéo. Ngoài ra, nguồn vốn Nhà nước vẫn là yếu tố hạn chế sự tăng trưởng mạnh của VGT.
Phí Logistic đường biển tăng mạnh, nguyên nhân do giãn cách xã hội, những vấn đề về an ninh,..Việc này tạo áp lực cho việc xuất khẩu hàng hóa của VGT và cả dệt may Việt Nam.
Nguontaichinh.com vừa chia sẻ thông tin về cổ phiếu VGT và những thông tin liên quan. Có thể thấy cổ phiếu ngành dệt may đã dần có sự phục hồi kể từ sau đại dịch Covid việc này cũng phần nào thu hút các nhà đầu tư. Các bạn có thể theo dõi thêm nhiều mã cổ phiếu khác tại chuyên mục đầu tư cổ phiếu. Nếu có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.