Cổ phiếu QNS thuộc công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi. Được biết đến là doanh nghiệp FMCGs có một nền tảng nội tại tốt và giá cổ phiếu hưởng lợi rất là lớn từ việc giá commodities. Như vậy, cổ phiếu QNS là gì? Cổ phiếu này có tiềm năng như thế nào?
Bạn đang muốn đầu tư vào cổ phiếu QNS nhưng lại chưa biết gì về loại cổ phiếu này? Đừng lo vì đã có Nguontaichinh.com, chúng tôi sẽ cùng bạn đi tìm hiểu về cổ phiếu QNS nhé!
Mục lục
Giới thiệu tổng quan về Công ty CP Đường Quảng Ngãi
Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi viết tắt là QNS là một doanh nghiệp có hệ sinh thái khá đầy đủ và hoạt động trong 4 mảng tài chính sau đây:
- Mảng đường: Công ty sở hữu 2 nhà máy đường là Phổ Phong và An Khê, cung cấp khoảng 13% sản lượng đường cho cả nước và đứng thứ 2 toàn quốc.
- Mảng điện sinh khối: QNS có nhà máy điện An Khê, công suất thiết kế là 95MW điện
- Mảng FMCG: có nhà máy bánh kẹo Biscafun có công suất lên đến 11400 tấn bánh kẹo/năm, nhà máy bia Dung Quất có công suất 100 triệu lít/năm và nhà máy nước khoáng Thạch Bích có công suất 150 triệu lít/năm.
- Mảng sữa đậu nành: đây được xem là mảng kinh doanh nổi bật nhất trong hoạt động kinh doanh của công ty sau khi Vinasoy liên tục chiếm giữ vị trí số 1 ở trong ngành với thị phần là 85.8% năm 2020.
Lịch sử giá cổ phiếu QNS
Kể từ khi lên sàn UPCOM thì giá của cổ phiếu QNS đã có xu hướng tăng nhanh. Và sau khi đã tạo đỉnh tháng 05/2017 thì giá cổ phiếu của QNS bị giảm mạnh.
Từ tháng 04/2020 thì giá cổ phiếu QNS đang dần trở lại xu hướng tăng cho đến ngày nay.
- Giá cổ phiếu QNS vào ngày 23/03/2020 đã có giá thấp nhất ở mức 18.080 đồng/cổ phiếu
- Giá cổ phiếu QNS vào ngày 24/11/2021 đã có giá cao nhất ở mức 56.800 đồng/cổ phiếu
Đánh giá tiềm năng cổ phiếu QNS
Ở mảng sữa đậu nành: những hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới là 1 động lực then chốt và cần thiết để thúc đẩy được doanh thu của QNS trong mảng sữa đậu nành cùng với rất nhiều dòng sản phẩm khác nhau.
Trong đó có các sản phẩm sữa đậu nành Fami của QNS có giá thành tương đối rẻ khoảng 10% hơn so với đối thủ lớn thứ 02 là Vinamilk. Trong khi có hương vị rất là phù hợp với đại đa số người tiêu dùng.
Cho nên có thể thấy QNS vẫn chiếm được vị trí độc tôn với thị phần trên 85% mảng sữa đậu nành hộp giấy.
Đối với mảng đường: thì việc hưởng lợi từ việc áp thuế và chống phá, chống trợ cấp lên đường nhập khẩu từ Thái Lan đã giúp gia tăng được biên lợi nhuận cho những doanh nghiệp mạnh về sản xuất giống như QNS.
QNS có dự định tăng diện tích trồng mía lên khoảng 50% cho niên vụ sau. Dây chuyền sản xuất đường RE có tổng vốn đầu tư là 900 tỷ.
Đã đi vào hoạt động thương mại từ ngày 01/07/2021. Công ty cũng đang có kế hoạch đấu thầu hạn ngạch nhập khẩu đường.
Trong mảng điện sinh khối: thì công ty QNS được dự tính tăng diện tích trồng mía lên đến khoảng 50% cho biến vụ sắp tới.
Điều đó giúp gia tăng được sản lượng bã mía trong quá trình sản xuất đường và tăng sản lượng điện sinh khối.
Ngoài ra, QNS còn là mục tiêu M&A của rất nhiều doanh nghiệp lớn.
Có nên mua cổ phiếu QNS không?
Nên đầu tư vào cổ phiếu QNS hay không thì chúng ta hãy cùng xem tình hình kinh doanh và định hướng phát triển của QNS nhé!
Tình hình kinh doanh của QNS
Tổng doanh thu các hoạt động của công ty là 6.702 tỷ đồng, đã bị giảm đi 15% so với năm 2019. Trong đó thì phải kể đến đường và sữa là 2 hoạt động kinh doanh cốt lõi đã có sự đóng góp lớn trong tổng doanh thu của toàn Công ty.
Năm 2020 thì sữa đậu nành vẫn tiếp tục dẫn đầu chiếm 85.8% thị phần sữa đậu nành hộp giấy ở Việt Nam. Có sản lượng đường mía sản xuất chiếm khoảng hơn 11% tổng sản lượng đường sản xuất của cả nước vụ 2019/2020.
Doanh nghiệp có tổng lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 1.053 tỷ đồng và đã giảm đi 18% so với năm 2019 và tăng lên 15% khi so với kế hoạch.
Trong luỹ kế 9 tháng thì QNS đã đặt được 5.776 tỷ đồng doanh thu và tăng khoảng 13% khi so với cùng kỳ.
Khấu trừ những chi phí phát sinh thì lợi nhuận sau thuế được ghi nhận hơn 869 tỷ đồng và đã tăng lên 30% so với 9 tháng của đầu năm ngoái.
Định hướng phát triển của QNS
Định hướng phát triển của QNS như sau đây:
Vùng nguyên liệu: sẽ tiếp tục phát triển, mở rộng thêm vùng nguyên liệu mía và đậu nành.
Sản phẩm thì phát triển đa dạng hóa các sản phẩm. Ưu tiên cho việc phát triển các sản phẩm truyền thống đã khẳng định được thị phần của công ty hiện nay như đường, sữa đậu nành, nước khoáng, bánh kẹo, bia,… Nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới, đặc biệt là những sản phẩm mà Công ty đang có tiềm năng và lợi thế.
Về thị trường: sẽ tiếp tục duy trì và phát triển thị trường trong nước, cũng tìm kiếm và mở rộng ra thị trường quốc tế.
Khoa học công nghệ sẽ thường xuyên cập nhật, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ trên thế giới và nghiên cứu.
Đối với đầu tư: thì sẽ tiếp tục đầu tư những thiết bị mang tính chất đổi mới công nghệ. Đó là thông qua đầu tư để có thể tiếp cận các phương tiện, những thiết bị hiện đại theo hướng phát triển khoa học kỹ thuật tiên tiến thế giới.
Về đào tạo: thì sẽ tiếp tục đầu tư những thiết bị mang tính đổi mới công nghệ. Thông qua việc đầu tư để có thể tiếp cận những phương tiện cũng như thiết bị hiện đại theo hướng phát triển khoa học kỹ thuật tiến tiến của thế giới.
Và đào tạo được đội ngũ cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề để có thể đáp ứng được các yêu cầu phát triển của Công ty.
Về tài chính: sẽ quản lý chặt chẽ những chi phí, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nâng cao được năng lực tài chính, đảm bảo được việc phát triển liên tục, vững chắc và ổn định.
Còn về nhân sự: thì xây dựng đội ngũ lãnh đạo có đầy đủ phẩm chất, uy tín và năng lực.
Nguồn Tài Chính mong rằng qua bài viết trên, đã đem đến cho bạn những thông tin hữu ích khi đầu tư vào thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Nếu còn điều gì thắc mắc vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc bạn nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.