Mã cổ phiếu CII đang nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư kể từ khi được niêm yết. Cụ thể giá cổ phiếu CII đã trải qua nhiều đợt sóng tăng và giảm xen kẽ.
Vậy cổ phiếu CII là gì? Lịch sử giá cổ phiếu CII qua các năm được biểu hiện thế nào? Với bài viết này, Nguontaichinh.com tin rằng các bạn có thể nắm được những thông tin cần thiết trong quá trình đầu tư. Nên hãy bắt đầu tìm hiểu bài viết này nhé.
Mục lục
Giới thiệu Công ty Cổ phần đầu tư Hạ tầng kỹ thuật TPHCM
Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng kỹ thuật thành phố Hồ Chính Minh được thành lập vào ngày 24/12/2001. Công ty hình thành với sự góp vốn của 3 cổ đông là Quỹ đầu tư Phát triển Đô thị TPHCM (HFIU) – ngày nay là Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC), Công ty Sản xuất Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ xuất nhập khẩu Thanh niên xung phong TPHCM (VYC) và Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ TPHCM (INVESCO).
Ngày 18/05/2022, công ty đã niêm yết 30 triệu cổ phiếu trên sàn HOSE. Sau hơn 18 năm hoạt động, công ty đã khẳng định được thương hiệu của mình là nhà đầu tư tài chính mạnh và uy tín. Những lĩnh vực cơ sở hạ tầng mà công ty tham gia gồm cầu đường giao thông, hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng khu dân cư, sản xuất và cung ứng nước sạch, dịch vụ thu phí giao thông.
Lịch sử giá cổ phiếu CII
Sau khi được niêm yết, giá cổ phiếu CII đã trải qua nhiều đợt sóng tăng, giảm đan xen với biên độ lớn. Kể từ cuối năm 2016, giá cổ phiếu CII đã bắt đầu tăng cao và đạt đỉnh hồi tháng 5 năm 2017 rồi sau đó lại giảm xuống. Vào cuối tháng 9 năm 2021 cho đến nay giá cổ phiếu CII tăng trưởng với tốc độ lớn.
Có nên đầu tư cổ phiếu CII không?
Tình hình kinh doanh của CII
Kết thúc 1 năm 2020 dù chưa hoàn thành được kế hoạch đặt ra nhưng công ty đã có được một số thương vụ mang lại dòng tiền và lợi nhuận cho công ty trong năm 2020.
Cuối năm 2020, với chỉ tiêu tổng tài sản tăng gần 300 tỷ đồng, đạt 29.547 tỷ đồng. Đây được xem là mức tăng tương đối nhỏ so với cùng kỳ các năm, do chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh cũng như việc tập trung xây dựng và bàn giao các dự án bất động sản lớn. Việc không đầu tư mới trong các lĩnh vực nhằm đảm bảo sự ổn định của công ty trong giai đoạn biến động của dịch.
Tại thời điểm cuối năm 2020, tổng nợ phải trả của công ty là hơn 21.761 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là 8.293 tỷ đồng và nợ dài hạn là 13.468 tỷ đồng. Công ty cũng có bất cứ khoản nợ quá hạn nào.
Tổng kết năm 2020, doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế của CII lần lượt đạt 5.374 tỷ đồng và 472 tỷ đồng, được đánh giá là tăng 196% và 3% so với năm 2019. Lũy kế trong 9 tháng năm 2021, doanh thu thuần của công ty đạt 2.256 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ năm 2020. Bên cạnh đó lợi nhuận sau thuế đạt 126 tỷ đồng, tương với việc giảm 73% so với cùng kỳ.
Định hướng phát triển của CII
- Đẩy mạnh công tác huy động vốn đầu tư, đưa ra các sản phẩm tài chính mới với mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
- Đưa vào thu phí các dự án BOT mở rộng quốc lộ 60, dự án BOT mở rộng Xa lộ Hà Nội và dự án BOT Trung Lương Mỹ Thuận trong năm 2021. Bên cạnh đó hoàn tất việc nghiên cứu và đề xuất thành ủy dự án Đường Trên Cao nội đô ở TPHCM.
- Đối với mảng bất động sản tiến hành hoàn thiện, bàn giao và thúc đẩy tiến độ các dự án.
- Về mảng nước nỗ lực gia tăng sản lượng cung cấp nước cho các dự án hiện hữu.
- Mảng xây lắp, công ty triển khai thi công các dự án trong tập đoàn.
Các rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến cổ phiếu CII
- Ảnh hưởng bởi dịch bệnh: Do ảnh hưởng của Covid-19 nên tiến độ hoàn thành các dự án có thể chậm hơn. Trong khi các dự án bất động sản và BOT được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho CII trong năm 2022 và giảm áp lực cho các khoản vay của công ty.
- Sử dụng đòn bẩy gây áp lực cho dòng tiền trong ngắn hạn: Tại báo cáo tài chính của quý 3 năm 2021 cho thấy tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu là 3.14. Chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn do công ty vay nợ ngân hàng và phát hành trái phiếu. Các khoản vay được sử dụng trong đầu tư các dự án bất động sản và BOT, các chỉ số thanh toán của CII tương đối yếu.
- Vấn đề về ban lãnh đạo: Ở cuối tháng 5 năm 2017, ông Lê Quốc Bình đã bán 2,21 triệu cổ phiếu CII trong số 2,66 triệu cổ phiếu mà ông đang nắm giữ tại vùng giá đỉnh. Ngay khi ông Bình có động thái này, giá cổ phiếu CII đã giảm gần 40.000đ xuống còn 35.000đ/ cổ phiếu.
Trên đây là những thông tin liên quan đến cổ phiếu CII mà bạn cần biết trong quá trình đầu tư. Hy vọng với những kiến thức, thông tin mà Nguontaichinh.com chia sẻ sẽ giúp bạn đạt hiệu quả cao trong đầu tư. Nếu các bạn có thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng mình để được giải đáp nhé.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.