Có nên đầu tư cổ phiếu ACV không?

Phạm Thùy Phương 28/08/2022 235 Views

Cổ phiếu ACV thuộc Công ty Cảng hàng không Việt Nam. Có nên đầu tư vào cổ phiếu ACV hay không chắc hẳn là câu hỏi mà các nhà đầu tư muốn biết? Như vậy thì cổ phiếu ACV là gì? 

Hãy cùng với Nguontaichinh.com đi tìm hiểu về cổ phiếu ACV thông qua bài viết “Có nên đầu tư cổ phiếu ACV không?” bạn nhé!

Giới thiệu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

Giới thiệu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
Giới thiệu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam

Vào năm 2012 Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) được thành lập trên cơ sở là hợp nhất với các Tổng công ty Cảng hàng không ở 3 miền Bắc – Trung – Nam.

Trong năm 2015, ACV đã cổ phần hoá và chính thức hoạt động dưới hình thức là công ty cổ phần từ ngày 01/04/2016 cùng với vốn điều lệ là 21.771 tỷ đồng. 

Cổ đông lớn nhất là Bộ Giao thông vận tải hiện năm giữ 95.4% vốn cổ phần. 

Mô hình hoạt động của ACV là mô hình công ty mẹ – công ty con. Nó có quy mô khai thác vận chuyển quản lý đầu tư xây dựng nên cơ sở hạ tầng hàng không lớn nhất trên cả nước. Nó hoạt động đa ngành, đa lĩnh vực cùng với 3 công ty con và có 10 công ty liên doanh liên kết và đầu tư dài hạn khác nữa.

Hiện tại thì ACV trực tiếp khai thác được 22 cảng hàng không, trong số đó có 9 cảng quốc tế như: Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cam Ranh, Phú Bài, Phú Quốc, Chu Lai, Cần Thơ, Vinh. 13 cảng quốc nội gồm có Pleiku, Buôn Ma Thuột, Rạch Giá, Liên Khương, Cà Mau, Côn Đảo, Tuy Hoà, Phù Cát, Đồng Hới, Nà Sản, Cát Bi, Điện Biên, Thọ Xuân.

Cổ phiếu ACV được niêm yết trên sàn nào?

Cổ phiếu ACV được niêm yết trên sàn nào?
Cổ phiếu ACV được niêm yết trên sàn nào?

Vào ngày 21 tháng 06 năm 2016, hơn 2.1 tỷ cổ phiếu của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – CTCP. Với tổng giá trị lên tới hơn 21 nghìn tỷ đồng đã chính thức đăng ký giao dịch trên thị trường sàn UPCOM của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội 

Cổ phiếu ACV có lợi thế lớn

Lợi thế của Cổ phiếu ACV
Lợi thế của Cổ phiếu ACV

Lợi thế lớn nhất của ACV chính là nằm ở cạnh tranh vô cùng bền vững. Thường thì phần lớn các tỉnh, thành phố lớn đều được đầu tư xây dựng sân bay và đều thuộc quyền sở hữu của ACV.

Thường thì khả năng xuất hiện thêm những sân bay khác ở các thành phố lớn trong vòng 5 đến 10 năm tới để cạnh tranh với ACV là rất thấp. 

Và đặc biệt gần đây sân bay Long Thành đã được phê duyệt quy hoạch và chủ đầu tư tiếp tục là ACV.

Nhờ vào điểm lợi thế cạnh tranh độc quyền này thì ACV đã có được tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu rất là cao, nó năm ở mức hiếm có mà doanh nghiệp nào có thể đạt được. 

Trong năm 2019, ACV đã có doanh thu là 18.3 nghìn tỷ với lợi nhuận sau thuế là 8.2 nghìn tỷ và đạt được 44% tỷ suất lợi nhuận/doanh thu.

Với lợi thế độc quyền kinh doanh thì dịch vụ cảng hàng không cho phép ACV được tận thu với mức giá dịch vụ mà các khách hàng phải chấp nhận, không thể đàm phán.

Thông qua đó, đã gián tiếp đẩy giá dịch vụ của người tiêu dùng trong khu vực cảng hàng không lên cao và hàng khách của những hãng hàng không khác là người phải chịu những chi phí này.

Đây là lý do mà tại sao vé máy bay khi bạn mua sẽ phải chịu nhiều khoản chi phí. Ngoài ra, các dịch vụ ở trong sân bay như mua sắm, ăn uống đều có giá trị cao hơn rất là nhiều so với giá ở bên ngoài sân bay.

Chi tiêu tài chính của ACV

Chi tiêu tài chính của ACV
Chi tiêu tài chính của ACV

Với những chỉ tiêu tài chính trong 4 năm gần đây đều có thể thấy được rằng hiệu quả của ACV đang không ngừng tăng lên. 

Doanh thu cùng với lợi nhuận đã không ngừng tăng lên trong bối cảnh lượng khách hàng quốc tế đến Việt Nam cùng với khách hàng nội địa.

Sự ra đời và ngày một không ngừng phát triển của hàng hàng không giá rẻ Vietjet Air đã giúp ACV mở rộng được thị phần và thúc đẩy nhu cầu đi lại bằng hàng không. Nhờ vào điều đó mà ACV đã liên tục tăng trưởng được sự tăng trưởng về lợi nhuận và doanh thu.

  • Tỷ suất sinh lời: Đối với tỷ suất sinh lời ROA và ROE cũng đã thực sự vượt trội khiến cho ACV trở thành một trong những ngôi sao trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  • Đòn bẩy tài chính: Là lĩnh vực kinh doanh đồi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, việc ACV sử dụng nợ vay cũng là một điều dễ hiểu. Với những tỷ lệ Nợ/Vốn chủ sở hữu nhỏ hơn 40% và cơ cấu của ACV không khiến cho các nhà đầu tư phải cảm thấy lo lắng.
  • Tiền và tương đương tiền: Với số lượng tiền gửi ngân hàng lên đến 30.000 tỷ thì ACV đã chứng minh được mình thực sự là một loại cố máy in tiền mà bất kỳ một nhà đầu tư nào cũng muốn sở hữu nó. Lượng tiền tương đương với tiền của ACV chiếm đến 50% tổng tài sản doanh nghiệp, gấp đến 2 lần nợ vay và bằng một khoảng 80% vốn chủ sở hữu.

Các chỉ số tài chính cho thấy rằng ACV là một doanh nghiệp kinh doanh rất tuyệt vời, có lợi thế cạnh tranh bền vững. Cho nên việc đánh giá cổ phiếu ACV cao cũng là điều dễ hiểu đúng không các bạn?

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ACV?

Có nên đầu tư vào cổ phiếu ACV?
Có nên đầu tư vào cổ phiếu ACV?

Với mức giá hiện tại của ACV được định giá ở khoảng 120 nghìn tỷ VND. Nếu như so sánh vốn hoá này cùng với hiệu quả kinh doanh trong năm 2019 thì một số chỉ tiêu định giá sẽ là như sau:

Nếu như bạn so sánh vốn của ACV cùng với doanh thu thì hiện vốn hoá của ACV bằng một khoảng 6.5 lần doanh thu gần nhất ( năm 2019).

Một doanh nghiệp tuyệt vời thì sẽ có nhiều nhà đầu tư sẵn sàng trả mức giá hiện tại để có thể sở hữu cổ phiếu ACV. Nhưng có một điều thực tế cần phải nói đó là hiện tại ACV đã sở hữu hầu hết các cảng hàng không tại Việt Nam cho nên tiềm năng tăng trưởng sẽ không thể thần tốc được nữa mà sẽ phụ thuộc vào nhu cầu vận tải bằng hàng không.

Con số tăng trưởng nhu cầu của khách hàng và hàng hóa bằng đường hàng không được khá nhiều dự báo rằng khó mà có thể duy trì mức hai con số (trên 10%) như một vài năm trở lại đây khi mà Vietjet Air mới gia nhập thị trường.

Chính vì như vậy nên dù là một doanh nghiệp tăng trưởng thì tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận của ACV cũng khá khó để mà đánh giá. Đặc biệt là trong một thời gian ngắn, những năm tới sẽ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid là điều khó nói và đánh giá.

Với mức định giá của hiện tại, là một nhà đầu tư cá nhân thì Nguồn Tài Chính thấy rằng. Giá là điều đã nói lên tất cả những lợi thế cạnh tranh mà ACV sở hữu. 

Qua bài viết “Có nên đầu tư cổ phiếu ACV không?”, Nguồn Tài Chính hy vọng rằng các nhà đầu tư đã có sự lựa chọn phù hợp với mình. Và còn điều gì thắc mắc xin vui lòng liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn và giải đáp bạn nhé!

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x