Trong thị trường chứng khoán với những từ ngữ, kiến thức chuyên ngành có phần khô khan và cứng nhắc. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều thuật ngữ nghe vui tai như thuật ngữ “chim bìm bịp và chim lợn” trong chứng khoán. Có thể đây là cụm từ mà các nhà đầu tư lâu năm ai cũng đều biết nhưng với những nhà đầu tư mới bắt đầu vào nghề thì vẫn còn khá xa lại.
Bạn có thắc mắc tại sao không phải là một loài chim nào khác mà cứ phải là chim bìm bịp và chim lợn. Cụm từ này có ý nghĩa và nó ám chỉ điều gì tất cả đều sẽ được giải đáp trong bài viết này. Hãy cùng đồng hành với Nguontaichinh.com đi đến hết bài viết này chắc chắn sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích.
Mục lục
Tìm hiểu về thuật ngữ chim lợn và chim bìm bịp
Theo như được biết thì hai linh vật tiêu biểu trong thị trường chứng khoán thế giới là gấu và bò. Ấy vậy mà tại Việt Nam lại có thêm hai linh vật đó là chim lợn và chim bìm bịp. Tuy không mang tính tượng trưng về mặt xu thế như bò và gấu nhưng hai loài chim này dùng để diễn tả tâm lý của các nhà đầu tư đa phần trong trạng thái tiêu cực.
Chim lợn trong chứng khoán là gì?
“Chim lợn” là một loài chim mà ở đời sống người Việt chúng ta thường rất e ngại, bởi ngoại hình đáng sợ mà theo quan niệm thì chúng thường mang đến sự chết chóc, xui xẻo. Và trong chứng khoán chim lợn luôn tìm cách làm cho thị trường lao dốc bằng cách đưa ra những cảnh báo, khuyến nghị, các tin xấu, những bài phân tích làm hoang mang dư luận.
Bạn có thể nhận thấy trong các diễn đàn hoặc hội nhóm sẽ xuất hiện rất nhiều người gọi là “chim lợn”. Tiêu biểu là lúc nào họ cũng nói về lúc thị trường giảm điểm, các cuộc khủng hoảng tài chính sắp diễn ra. Thông thường những người có biệt danh là chim lợn thường bị ghét hơn so với chim bìm bịp bởi luôn lan truyền suy nghĩ tiêu cực đến mọi người.
Bìm bịp trong chứng khoán là gì?
Giống với tên gọi của nó người có biệt danh là “Chim bìm bịp” thường đi lừa gạt người khác. Những người mang danh của loài chim này thường xuất hiện ở vùng đỉnh của thị trường.
Thông thường người được xem là chim bìm bịp luôn đưa những tin tốt, sốt dẻo, luôn thổi phồng các chỉ báo, luôn kêu gọi cho các nhà đầu tư mua vào bằng cách đánh vào lòng tham của họ. Tuy nhiên khác với chim lợn thì chim bìm bịp cho thấy sự lạc quan của mình nên ít bị ghét hơn.
Bìm bịp và chim lợn là ai trong chứng khoán?
Để hiểu rõ hơn chúng ta cần phân tích kỹ hơn về hành vi của chim bìm bịp và chim lợn trong chứng khoán.
Với chim bìm bịp: Với tên gọi nghe giống như một loài “chim cút” hay một gói “xôi xéo” mà chúng ta hay ăn thì tên loài chim này được dùng để nói lên bản chất của sự việc đó là “bịp bợm”. Họ là những người đưa ra những nhận định lạc quan, có phần màu hồng.
Họ ở đây có thể là những chuyên gia chứng khoán, các giám đốc, trưởng phòng của một công ty chứng khoán hay quỹ đầu tư tài chính hay còn được gọi là chim bìm bịp to. Những loại chim bìm bịp nhỏ khác sẽ phân tán đi các diễn đàn chứng khoán như F319,F247 cùng với các hội nhóm chứng khoán trên Facebook, Zalo hoặc thậm chí là những kênh Youtube nữa.
Bạn có thắc mắc công việc của những người được mệnh danh là chim bìm bịp này không? Thực chất công việc của họ là định hướng các nhà đầu tư cá nhân là thị trường màu mỡ, tiềm năng và còn có thể tiến xa hơn nữa để hỗ trợ cho “cá mập” ra hàng.
Với chim lợn: Một loài chim làm người ta liên tưởng đến những chuyện không may mắn, đen đủi. Những người mang biệt danh là chim lợn sẽ đưa ra những phát ngôn mang tính tiêu cực rằng thị trường sẽ đi xuống khiến cho các nhà đầu tư phải vội vã bán cổ phiếu hay tiến hành cắt lỗ để thu hồi lại vốn.
Khác với người có biệt danh chim bìm bịp luôn đứng ở vùng đỉnh thị trường thì người mang biệt danh chim lợn luôn đứng ở vùng giảm điểm hoặc cuối cùng giảm. Mục đích của họ là gây thêm sức ép vào các nhà đầu tư khiến họ lo lắng để rồi bán ra cổ phiếu và cuối cùng là hỗ trợ “cá mập” đi mua những cổ phiếu đó.”
Người thực sự đứng sau vỏ bọc chim lợn có thể là nhân viên của phòng khách hàng ở một công ty tài chính hay một quỹ đầu tư mà người đứng đầu, người thành lập và sáng tạo nên các quỹ đó được gọi là cá mập. Với thân phận là chim lợn, các nhân viên sẽ được cấp trên trả tiền với nhiệm vụ là định hướng hành vi mua bán cổ phiếu của các nhà đầu tư cá nhân.
Đôi bạn thân Bìm bịp và chim lợn
Trong mỗi nhà đầu tư sẽ luôn tồn tại ở hai trạng thái là “chim bìm bịp” và “chim lợn”. Lúc mua cổ phiếu họ thường ở trạng thái chim bìm bịp để mong bán được với giá cao và sau đó lại về với trạng thái chim lợn để mua được cổ phiếu với giá rẻ, tất cả được diễn ra theo vòng tròn khép kín.
Điều đó chứng minh rằng không ai có thể ở mãi trong một trạng thái nhất định, họ luôn tìm cách thay đổi quan điểm cũng như vai trò tùy thuộc theo hoàn cảnh. Vì vậy bạn cũng đừng ngạc nhiên khi hôm nay có người đóng vai chim lợn nhưng ngày mai lại hóa thân thành chim bìm bịp và ngược lại.
Tóm lại các nhà đầu tư luôn có xu hướng sẽ có sự chuyển đổi linh hoạt giữa vai trò làm chim bìm bịp và chim lợn có thể là những chiêu PR hoặc những pha dìm hàng . Có thể nói sự xuất hiện của chim bìm bịp và chim lợn trong thị trường chứng khoán là điều cần thiết nếu không thị trường đó sẽ rất nhàm chán.
Điểm giống và khác nhau giữa bìm bịp và chim lợn
Tiếp theo chúng ta sẽ bàn luận về những điểm khác nhau của hai loài chim này.
Điểm giống: Nếu nói vui thì cả hai đều là chim, bỏ qua những nhà đầu tư đã nhận thức được bản chất cân bằng của thị trường xét về lâu về dài và đã chấp nhận sự vận hành vốn có của thị trường. Lúc này họ sẽ thấy những cái thú vị khi thị trường lên và xuống.
Điểm khác: Người có biệt danh chim bìm bịp thì lúc nào cũng xuất hiện ở vùng đỉnh thị trường, còn người mang danh chim lợn luôn ở cuối vùng giảm điểm. Bìm bịp có cổ phiếu trong tay, còn chim lợn không có gì. Người đóng vai bìm bịp được yêu thích vì lúc nào cũng đưa tin tích cực còn người đóng vai chim lợn thì lại bị ghét do lúc nào cũng lan truyền những thông tin tiêu cực.
Xác định thời điểm mua bán dựa vào bìm bịp và chim lợn
Nắm chắc phần này sẽ giúp các bạn xác định được thời điểm mua và bán dựa vào bìm bịp và chim lợn. Chúng mình sẽ có một ví dụ cho bạn dễ hình dung, nếu bạn tham gia vào một diễn đàn lúc thị trường đang tăng trưởng mạnh và các nhà đầu tư nắm phần lớn cổ phiếu trong tay. Họ sẽ muốn tình hình cứ luôn tiếp tục như vậy đó là lúc tạo ra nhiều chim bìm bịp.
Ngược lại khi thị trường chứng khoán giảm mạnh có nhiều nhà đầu tư bán ra và mong sẽ mua lại được với giá rẻ hơn sẽ tạo ra nhiều chim lợn. Bạn nên nắm bắt nguyên lý của thị trường, mua ở lúc ngước khác đang chán và bán đi ở lúc người ta đang cần. Nói dễ hiểu hơn là bạn nên mua khi trên thị trường xuất hiện nhiều chim lợn và bán ra khi thị trường có nhiều chim bìm bịp.
Nếu hiểu rõ cụm từ chim bìm bịp và chim lợn trong chứng khoán bạn sẽ có những giao dịch có lời. Bài viết này nguontaichinh.com vừa chia sẻ thêm cho bạn những thông tin liên quan về một thuật ngữ đã có mặt từ lâu trong thị trường chứng khoán Việt Nam, mong nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc đầu tư. Nếu muốn có thêm những kiến thức, thông tin hữu ích hãy đón xem các bài viết về hoặc liên hệ trực tiếp với chúng mình để được làm sáng tỏ những thắc mắc, câu hỏi khó.
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.