Ở thời buổi này việc các chủ thể hay các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh nhưng thiếu vốn là một việc hết sức bình thường. Do sự thiếu hụt vốn nên những chủ thể này đã thực hiện các hình thức chiếm dụng vốn từ một quỹ tiền sử dụng với mục đích khác để hoạt động trong mục đích của bản thân.
Vậy chiếm dụng vốn là gì và các hình thức chiếm dụng vốn phổ biến. Tại bài viết này, Nguontaichinh.com sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn kề cụm từ này nên hãy cùng theo dõi nhé!
Mục lục
Chiếm dụng vốn là gì?
Chiếm dụng vốn được gọi theo tên tiếng Anh là Appropriation. Chiếm dụng vốn là những khoản phải trả cho nhà cung cấp, khách hàng ứng trước, phải trả cho Nhà nước, các khoản phải trả khác,…mà doanh nghiệp chưa thanh toán. Đây là nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể tạm thời chiếm dụng và không phải trả phí sử dụng vốn.
Đặc điểm của chiếm dụng vốn
Các nhà đầu tư có thể quan sát việc chiếm dụng vốn của công ty bằng cách phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ của công ty. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (CFS) dùng để đo lường mức độ quản lý tiền mặt của công ty tốt như thế nào. Đơn giản là công ty tạo ra tiền mặt như thế nào để chi trả những khoản nợ và tài trợ cho chi phí hoạt động của mình.
Dòng tiền của một công ty sẽ chia thành 3 hoạt động hoặc hành vi. Những hoạt động kinh doanh trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ gồm những nguồn và việc cần sử dụng tiền mặt từ các hoạt động kinh doanh. Ví dụ như nguồn tiền được tạo ra từ sản phẩm và dịch vụ của công ty.
Hoạt động đầu tư đến từ bất kỳ nguồn nào và việc sử dụng vốn cho các khoản đầu tư của công ty như mua hoặc bán tài sản. Tiền đến từ hoạt động tài chính gồm các nguồn tiền mặt đến từ nhà đầu tư hoặc ngân hàng, cũng giống với việc trả tiền mặt cho các cổ đông. Việc chi trả cổ tức, mua lại cổ phiếu, trả nợ cũng nằm trong danh mục này.
Ý nghĩa của chiếm dụng vốn
Chiếm dụng vốn cho chúng ta biết được tiền hay nguồn vốn đó được phân bổ như thế nào dù cho đã thông qua ngân sách của Chính phủ hay đó là tiền mặt hay vốn của một công ty. Chiếm dụng vốn của Chính phủ được thực hiện qua các quỹ liên bang vào mỗi năm và dành cho nhiều chương trình khác nhau. Việc chiếm dụng vốn của công ty cũng có thể được xem là phân bổ vốn.
Bên cạnh đó chiếm dụng vốn cũng đề cập đến việc phân tách đất, nhà để sử dụng vào mục đích công. Ngoài ra, chiếm dụng vốn cũng có đề cập đến việc Chính phủ yêu cầu tài sản tư nhân thông qua Eminent domain (quyền lấy đất vì lợi ích chung)
Các hình thức chiếm dụng vốn phổ biến
Chiếm dụng vốn có 3 hình thức phổ biến. Cụ thể:
- Chiếm dụng vốn khách hàng: Hình thức chiếm dụng vốn này công ty có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau. Công ty có thể nhận hoặc ứng trước tiền đặt cọc của khách hàng. Số tiền này sẽ được ghi tương ứng với khoản mục phải trả khách hàng trong báo cáo tài chính. Ở thời điểm hiện tại, có nhiều công ty đã áp dụng các hình thức chiếm dụng vốn thông qua thẻ thành viên hoặc ví điện tử.
- Chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp: Đây là hình thức được nhiều công ty sử dụng thông qua nợ tiền hàng, kéo dài thời gian thanh toán. Tâm lý của nhà cung cấp luôn tạo uy tín, giữ mối quan hệ và làm hài lòng khách hàng nên đồng ý với việc gia hạn thanh toán.
- Chiếm dụng vốn Nhà nước: Có thể hiểu hình thức này thông qua việc đóng chậm các khoản phí theo quy định. Những doanh nghiệp chiếm dụng vốn Nhà nước sẽ phải đối diện với những hình phạt nặng.
Nguyên nhân chiếm dụng vốn
Dùng trong những trường hợp cần thiết của doanh nghiệp
Tận dụng nguồn vốn của bạn hàng là việc thường thấy ở phần lớn các doanh nghiệp ở Việt Nam. Khi khoản nợ đã đến hạn hoặc nhận thấy quá hạn đã lâu, các doanh nghiệp sẵn sàng gọi điện hoặc gửi văn bản xin gia hạn chi trả.
Họ sẽ đưa ra nhiều lý do khác nhau để thuyết phục bạn hàng đồng ý gia hạn. Trong số đó, cũng không ít các doanh nghiệp thấy đối tác của mình dễ tính nên đã xin gia hạn nhiều lần.
Tâm lý chung của nhà cung cấp là sợ mất uy tín, muốn hài lòng khách hàng nên họ vẫn đồng ý cho lùi hạn thanh toán. Chính vì thế, các khách hàng nợ cố tình kéo dài thời gian chưa muốn thanh toán cho chủ nợ và dùng số vốn đó để chi tiêu, phụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Mặc dù lý do chính không phải là do khó khăn về tài chính.
Do nguồn thanh toán chưa sẵn có
Có thể nói đây là một trong số các lý do và cũng là tình trạng phổ biến của các doanh nghiệp nợ hiện nay khi bị đòi nợ. Trong lúc này, ít có doanh nghiệp nào dư thừa hay có sẵn nguồn vốn. Những doanh nghiệp này đều phải lấy từ nguồn này để thanh toán cho nguồn kia dẫn đến vốn dư thừa và nhàn rỗi không có, nguồn vốn lúc nào trong xoay vòng.
Vốn thiếu làm các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để xoay sở để có vốn đi vay ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc đối tác. Hiện nay, để tìm kiếm một doanh nghiệp có sẵn nguồn thanh toán là rất khó nếu không phải là một doanh nghiệp lớn có tiềm lực tài chính. Vậy nên các chủ nợ không biết phải hy vọng, chờ đợi khách nợ có nguồn thanh toán không biết đến khi nào.
Chủ nợ phải là những doanh nghiệp sáng suốt, phải biết nắm bắt thời cơ để thu hồi vốn của mình.
Do hồ sơ thiếu chặt chẽ
Bên cạnh những lý do không thanh toán hoặc nguồn thanh toán không có sẵn thì cũng có một lý do phổ biến khác là do hồ sơ thiếu chặt chẽ. Nếu khách nợ phát hiện trong quá trình ký kết, việc soạn thảo hợp đồng còn sơ sài và thiếu tính pháp lý. Họ sẵn sàng lợi dụng sơ hở này để kéo dài hoặc không thanh toán cho chủ nợ.
Cách giải quyết chiếm dụng vốn
Trong giao dịch có nhiều trường hợp, hợp đồng chỉ mang tính hình thức, thậm chí là hợp đồng miệng. Chính vì vậy nội dung chưa đầy đủ, các điều khoản chưa chính xác.
Điều này còn chưa tính đến trường hợp công ty chưa hiểu biết pháp lý trong việc soạn thảo hợp đồng. Ví dụ như cơ chế thưởng – phạt, nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại. Khi có bên vi phạm, nếu bên bị thiệt hại muốn phạt nặng cũng không có cơ sở để áp dụng. Trong khi nếu phạt nhẹ lại không có tính răn đe.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận rằng là tình trạng lợi dụng hợp đồng còn có nguyên nhân khách quan từ môi trường xung quanh, thể chế pháp luật. Doanh nghiệp lừa nhau và không có chế tài xử phạt rõ ràng, trong khi vai trò của hiệp hội kinh doanh còn mờ nhạt.
Ngoại trừ một số hiệp hội có thực sự kết nối hội viên, số còn lại vẫn chưa thực sự là cầu nối hợp tác kinh doanh, chia sẻ thông tin của hội viên. Thực tế đã chứng minh, có nhiều vụ lừa đảo liên tiếp mà doanh nghiệp không biết đề để phòng tránh.
Nếu chiếm dụng vốn trái phép hình phạt có thể là xử phạt hành chính và hình sự. Tuy vậy, cho dù là hình phạt gì đi nữa đều gây ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức chiếm dụng vốn trái phép. Ngoài ra, những cá nhân, tổ chức có hành vi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Với bài viết này, Nguontaichinh.com đã giải nghĩa chi tiết khái niệm chiếm dụng vốn và những kiến thức liên quan. Hy vọng mọi người có thể áp dụng tốt những kiến thức này trong việc đầu tư kinh doanh.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về chính sách tiền tệ, chi phí sử dụng vốn,..để có cái nhìn tổng thể hơn. Nếu có nhu cầu đầu tư hoặc tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.