Chỉ số tài chính là gì? Các chỉ số tài chính quan trọng trong chứng khoán

Phạm Thùy Phương 03/08/2022 275 Views

Có thể nói ví tài chính là nguồn sống của doanh nghiệp luôn cần sự quan tâm hết mức của các nhà quản lý. Việc nắm bắt được những chỉ số tài chính là hết sức cần thiết vì đây là một trong các phương pháp quản lý tài chính hiệu quả và khoa học. 

Vậy chỉ số tài chính là gì? Những chỉ số tài chính có tầm ảnh hưởng thế nào trong chứng khoán. Để tìm hiểu các bạn hãy cùng Nguontaichinh.com theo dõi đến cuối bài viết này nhé.

Chỉ số tài chính là gì?

Chỉ số tài chính là gì?
Chỉ số tài chính là gì?

Hiện nay như các bạn đã biết có rất nhiều khái niệm, kỹ thuật cũng như công cụ hỗ trợ được dùng để so sánh điểm mạnh và điểm yếu giữa các công ty với nhau. Tuy nhiên chỉ số tài chính vẫn là một yếu tố cực kỳ quan trọng.

Chỉ số tài chính sẽ giúp chúng ta thấy rõ tình hình tài chính của một doanh nghiệp cụ thể. Nếu hiểu theo cách đơn giản có nghĩa là chỉ số tài chính là những mối quan hệ được trích xuất bởi thông tin tài chính của công ty và thường dùng với mục đích so sánh. Bên cạnh đó chỉ số tài chính còn là các tỷ lệ được tính toán bằng cách chia số có liên quan đến tài chính hoặc kinh doanh cho một số liệu khác. 

Từ đó nhà quản lý có thể nắm bắt được tình hình, diễn biến hiện tại của công ty.

Chỉ số khả năng thanh toán

Chỉ số thể hiện khả năng thanh toán
Chỉ số tài chính là gì? Các chỉ số tài chính quan trọng trong chứng khoán

Tiếp theo hãy cùng chúng mình tìm hiểu chỉ số khả năng thanh toán.

Chỉ số thanh toán hiện hành

Chỉ số này giúp đo lường khả năng mà doanh nghiệp đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn. Nói chung chỉ số này ở mức 2,3 thì được xem là tốt. Chỉ số thanh toán hiện hành càng thấp thì đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các nghĩa vụ của mình. 

Ngược lại nếu chỉ số thanh toán hiện hành quá cao cũng không hẳn là một dấu hiệu tốt, bởi vì nó cho thấy tài sản của doanh nghiệp luôn phải dính chặt vào tài sản lưu động quá nhiều. Điều này chứng minh rằng doanh nghiệp sử dụng tài sản chưa được tối ưu.

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Chỉ số thanh toán nhanh được dùng để đo lường mức thanh khoản cao. Chỉ có những tài sản có tính thanh khoản cao mới được đưa vào tính. Hàng tồn kho và những tài sản ngắn hạn sẽ được bỏ ra khi cần tiền để trả các khoản nợ nên tính thanh khoản của các loại tài sản này khá thấp. 

Công thức tính:

Chỉ số thanh toán nhanh = (Tiền + Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn) / Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số này khá hữu ích, nó giúp đánh giá khả năng thanh toán của một doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế khủng hoảng. Lúc này hàng tồn kho không tiêu thụ được cũng như các khoản nợ khó thu hồi.

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán tức thời = (Tiền và các loại tài sản tương tự tiền) / Nợ ngắn hạn

Khả năng thanh toán lãi vay

Về hệ số này cho biết được khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp vay nợ nhiều có việc kinh doanh không hiệu quả, mức sinh lời ở mức thấp thì khó có thể đảm bảo việc trả lãi đúng hạn. 

Công thức tính:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = (Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)) / Lãi vay phải trả

Chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản

Chỉ số thể hiện cơ cấu nguồn vốn và tài sản
Chỉ số thể hiện cơ cấu nguồn vốn và tài sản

Đối với chỉ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản sẽ có 2 hệ số mà các bạn cần phải quan tâm đó là hệ số cơ cấu nguồn vốn và hệ số cơ cấu tài sản.

Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Hệ số cơ cấu nguồn vốn có một ý nghĩa hết sức quan trọng:

  • Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Hệ số nợ cho thấy mức độ độc lập về tài chính và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính hoặc các rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Hệ số này giúp đưa ra các quyết định, những điều chỉnh về chính sách tài chính phù hợp hơn.
  • Đối với chủ nợ: Việc xem hệ số nợ, chủ nợ sẽ biết được mức độ an toàn của các khoản cho vay từ đó đưa ra quyết định là cho vay hoặc thu hồi nợ.
  • Đối với các nhà đầu tư: Giúp đánh giá mức độ rủi ro khi đầu tư vào doanh nghiệp từ đó đưa ra quyết định có nên đầu tư hay không.

Công thức tính:

  • Hệ số nợ= Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn
  • Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn

Hệ số cơ cấu tài sản

Hệ số cơ cấu tài sản sẽ thể hiện mức độ đầu tư vào các loại tài sản, từ đó đánh giá độ hợp lý của việc đầu tư tài sản trong doanh nghiệp.

Công thức tính:

  • Tỷ lệ đầu tư tài sản ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản
  • Tỷ lệ đầu tư tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn / Tổng tài sản

Chỉ số hiệu suất hoạt động

Chỉ số hiệu suất hoạt động
Chỉ số hiệu suất hoạt động

Tiếp đến là chỉ số hiệu suất hoạt động, tại phần này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về số vòng quay hàng tồn, số vòng quay nợ phải thu, số vòng quay vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn cố định và vòng quay tài sản.

Số vòng quay hàng tồn kho

Hệ số này giúp chúng ta biết được 1 đồng vốn hàng tồn kho thì quay được bao nhiêu vòng trong một kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho chịu phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm của ngành kinh doanh và chính sách tồn kho của doanh nghiệp. 

Thông thường số vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác có nghĩa là việc tổ chức, quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt. Từ đó doanh nghiệp rút ngắn được chu kỳ kinh doanh, giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho.

Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp có nghĩa là doanh nghiệp dự trữ vật tư quá nhiều dẫn đến hàng tồn kho bị ứ đọng hoặc tình hình tiêu thụ sản phẩm diễn ra chậm. 

Công thức tính:

  • Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn bán hàng / Hàng tồn kho bình quân
  • Số ngày 1 vòng quay tồn kho = 360 / vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay nợ phải thu

Hệ số này cho chúng ta biết trong một kỳ, nợ phải thu quay được bao nhiêu vòng . Từ đó cũng nói lên tốc độ thu hồi công nợ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó kỳ thu tiền bình quân nói về việc kể từ lúc xuất hàng đi giao cho đến khi thu được tiền hàng mất bao lâu?

Lưu ý kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp phụ thuộc vào chính sách bán chịu, việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp.

Công thức tính:

  • Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng / Các khoản phải thu bình quân
  • Kỳ thu tiền bình quân  = 360 / Vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay vốn lưu động

Chỉ số này nói về số vòng quay vốn lưu động trong một khoảng thời gian nhất định thông thường là 1 năm. Số vòng quay vốn lưu động cao nhiều càng thể hiệu hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động có nghĩa để thực hiện 1 vòng quay vốn lưu động cần bao lâu? Nếu kỳ luân chuyển ngắn đồng nghĩa với vốn lưu động luân chuyển càng nhanh và ngược lại.

Công thức tính:

  • Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân
  • Kỳ luân chuyển vốn lưu động = 360 / Vòng quay vốn lưu động

Hiệu suất sử dụng vốn cố định

Hiệu suất vòng quay cố định cho phép đánh giá mức độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định phản ánh mức độ sử dụng tài sản cố định trong kỳ của doanh nghiệp.

Công thức tính:

  • Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần / Vốn cố định bình quân
  • Hiệu suất sử dụng tài sản cố định  = Doanh thu thuần / Nguyên giá tài sản cố định bình quân.

Vòng quay tài sản

Vòng quay tài sản cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản hiện có của doanh nghiệp. Hệ số này chịu ảnh hưởng bởi đặc điểm kinh doanh, chiến lược, trình độ quản lý, sử dụng tài sản của doanh nghiệp.

Công thức tính:

Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Vốn kinh doanh bình quân

Chỉ số hiệu quả hoạt động

Chỉ số hiệu quả hoạt động
Chỉ số hiệu quả hoạt động

Chỉ số hoạt động hiệu quả hoạt động là gì hãy cùng theo dõi các phân tích dưới đây nhé.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu

Tỷ suất này cho chúng ta biết để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp phải thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu còn phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành kinh doanh, chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản thể hiện khả năng sinh lời của tài sản, không kể đến nguồn gốc hình thành tài sản và thuế thu nhập của doanh nghiệp.Tỷ suất này có tác dụng lớn trong việc đánh giá mối quan hệ giữa lãi suất vay vốn, việc sử dụng vốn vay có tác động đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp.

Công thức tính:

Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) = Lợi nhuận trước lãi và thuế (EBIT) / Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản

Tỷ suất này có ý nghĩa rằng 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế

Công thức tính:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA) = LNST / Tổng tài sản bình quân

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu

Đây được xem là một chỉ tiêu được nhiều nhà đầu tư quan tâm. Hệ số này phản ánh mức lợi nhuận sau thuế thu được trên 1 mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra trong kỳ. Ngoài ra chỉ số này còn phản ánh tổng hợp những khía cạnh về trình độ quản trị tài chính, trình độ quản trị tài sản, trình độ quản trị chi phí, trình độ quản trị nguồn vốn của doanh nghiệp.

Công thức tính: 

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu bình quân

Thu nhập mỗi cổ phần thưởng

Chỉ số này cho chúng ta biết 1 cổ phần thường trong năm thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Công thức tính:

Thu nhập một cổ phần thường (EPS) = (LNST – Cổ tức cho cổ đông ưu đãi) / Số lượng cổ phần lưu hành 

Chỉ số phân phối lợi nhuận

Chỉ số phân phối lợi nhuận
Chỉ số phân phối lợi nhuận

Tiếp đến là chỉ số phân phối lợi nhuận, ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cổ tức một cổ phần thường, hệ số chi trả cổ tức và tỷ số cổ tức.

Cổ tức

Cổ tức có nghĩa là một cổ phần thường nhận được bao nhiêu đồng cổ tức trong năm?

Công thức: 

Cổ tức một cổ phần thường (DPS) = LNST trả cổ tức cho cổ phần thường / Số lượng cổ phần thường lưu hành

Hệ số chi trả cổ tức

Hệ số chi trả cổ tức có nghĩa là doanh nghiệp dành ra bao nhiêu phần trăm thu nhập để trả cổ tức cho cổ đông.

Công thức tính:

Hệ số chi trả cổ tức = Cổ tức một cổ phần thường / Thu nhập một cổ phần thường

Tỷ suất cổ tức

Tỷ suất cổ tức có nghĩa là nhà đầu tư bỏ ra 1 đồng đầu tư vào cổ phiếu trên thị trường sẽ thu về bao nhiêu cổ tức.

Công thức tính:

Tỷ suất cổ tức = Cổ tức một cổ phần thường / Giá thị trường một cổ phần thường

Chỉ số giá trị thị trường

Chỉ số giá thị trường
Chỉ số giá thị trường

Cuối cùng chúng ta sẽ tìm hiểu chỉ số giá thị trường sẽ bao gồm hệ số giá trên thu nhập và hệ số giá trị thị trường trên sổ sách.

Hệ số giá trên thu nhập

Hệ số này có ý nghĩa là nhà đầu tư hay thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu để có được 1 đồng thu nhập hiện tại của doanh nghiệp.

Công thức tính:

Hệ số giá trên thu nhập (P/E) = Giá thị trường một cổ phần thường / Thu nhập một cổ phần thường

Hệ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách

Hệ số này phản ánh mối quan hệ giữa giá trị thị trường và giá trị số sách một cổ phần của doanh nghiệp.

Công thức tính:

Hệ số giá trên giá trị số sách (P/B) = Giá thị trường một cổ phần thường / Giá trị sổ sách một cổ phần thường

Với bài viết này Nguontaichinh.com đã giải đáp chỉ số tài chính là gì? Và các chỉ số tài chính quan trọng trong chứng khoán. Mong rằng sau khi tham khảo bài viết này các bạn có thể áp dụng hiệu quả vào trong công việc của bản thân cũng như doanh nghiệp. Nếu các bạn có thắc mắc nào liên quan đến bài viết hay cần được tư vấn chi tiết có thể liên hệ với chúng mình.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x