Chỉ số P/S là gì? Ý nghĩa, cách tính chỉ số P/S

Phạm Thùy Phương 04/08/2022 245 Views

Một trong những chỉ số có thể gọi là quen thuộc với nhà đầu tư nhất có thể kể đến chỉ số P/S, P/E, P/B,.. Các chỉ số này có được sử dụng để phân tích và định giá cổ phiếu. Vậy nên việc hiểu rõ các chỉ số này là việc cần thiết với các nhà đầu tư.

Bài viết hôm nay Nguontaichinh.com sẽ cùng với các bạn tìm hiểu chỉ số P/S là gì? Các ý nghĩa, cách tính, cách sử dụng và những thông tin liên quan về chỉ số này sẽ được đề cập chi tiết thông qua bài viết này.

Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S là gì?
Chỉ số P/S là gì?

Chỉ số P/S là viết ngắn gọn của từ Price/Sales per Share hay Price to Ratio. Chỉ số này được dùng để đo lường, định giá thị trường trên doanh thu mỗi cổ phần. Nói theo cách đơn giản là nhà đầu tư sẽ sẵn sàng bỏ bao nhiêu tiền để mua một đồng doanh thu từ doanh nghiệp.

Chỉ số P/S giúp các nhà đầu tư xác định giá trị tương đối của cổ phiếu trong quá khứ và so với doanh nghiệp khác trong cùng ngành

Cách tính chỉ số P/S

Cách tính chỉ số P/S
Cách tính chỉ số P/S

Để có thể tính chỉ số P/S trong chứng khoán bạn cần phải có 3 dữ liệu sau:

  • Thị giá cổ phiếu (Market Price): Là mức giá cổ phiếu trên thị trường ở thời điểm hiện tại..
  • Doanh thu thuần (Sales per Share): Là doanh thu thuần của từng cổ phiếu.
  • Khối lượng bình quân cổ phiếu đang được lưu hành.

Công thức tính:

  • Chỉ số P/S = Thị giá cổ phiếu / Doanh thu thuần x Khối lượng cổ phiếu bình quân đang lưu hành
  • Chỉ số P/S = Vốn hóa thị trường / Tổng doanh thu thuần

Ưu, nhược điểm chỉ số P/S

Ưu nhược điểm của chỉ số P/S
Ưu nhược điểm của chỉ số P/S

Cũng như bao chỉ số khác thì chỉ số P/S bên cạnh những ưu điểm vẫn có những điểm hạn chế.

Ưu điểm

  • Cách tính đơn giản, dễ thao tác và thực hiện.
  • Doanh thu luôn là số dương ngay cả khi chỉ số P/E âm. Vì vậy việc sử dụng chỉ số P/S sẽ có ích hơn so với chỉ số P/E đầy biến động.
  • Được dùng để định giá các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ.
  • Khi tính chỉ số P/S các nhà đầu tư dễ dàng tìm số liệu của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường để tính toán.
  • Với các công ty khởi nghiệp chỉ số P/S đáng tin cậy hơn so với chỉ số P/E.

Nhược điểm

Trong kinh doanh sẽ có 2 yếu tố cần quan tâm là lợi nhuậndòng tiền. Nếu kinh doanh mang về doanh thu cao nhưng không đủ bù đắp, chi trả trong thời gian dài thì lợi nhuận sẽ âm dẫn đến công ty phá sản. Vì vậy công ty chỉ có doanh thu thì không có ý nghĩa.

Chỉ số P/S chỉ cho chúng ta biết về mặt bán hàng nhưng không thể nắm bắt được sự khác biệt về cấu trúc chi phí giữa các công ty.

Những doanh nghiệp có chỉ số P/S suy giảm thất thường nguyên nhân là vì do doanh thu tăng trưởng. Vì vậy cần quan tâm đến chất lượng số tiền thu trên bảng cân đối kế toán. Trong trường hợp số tiền thu tăng nhanh hơn so với doanh thu thì doanh nghiệp có thể ghi nhận sớm nhưng vẫn chưa thể mang lại dòng tiền thật.

Ý nghĩa chỉ số P/S

Ý nghĩa chỉ số P/S mang lại
Ý nghĩa chỉ số P/S mang lại

Nếu doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng ổn định và đều đặn nhưng hệ số P/S lại quá thấp rất có thể doanh nghiệp đó đang bị định giá thấp. Có thể xem đâu là một cơ hội đầu tư tốt, nhưng ngược lại chỉ số P/S quá cao chứng tỏ công ty đang được định giá cao hơn so với giá trị thật của nó.

Vậy làm sao để có thể đánh giá được chỉ số P/S thế nào là cao, thế nào là thấp? Các bạn cần phải tiến hành so sánh chỉ số với 2 yếu tố sau:

  • Chỉ số P/S trung bình của ngành hoặc doanh nghiệp đối thủ: Việc so sánh chỉ số P/S với doanh nghiệp cạnh tranh có cùng quy mô với điều kiện thị trường đang ổn định. Đây là cách đánh giá hiệu quả chỉ số P/S của công ty đang rủi hay hấp dẫn.
  • Chỉ số P/S trong quá khứ của chính doanh nghiệp: Với những công ty có hoạt động kinh doanh ổn định thì việc so sánh với quá khứ là một ý tưởng hay. Nếu chỉ số P/S thấp hơn so với trung bình trong quá khứ bạn có thể lựa chọn mua hoặc chờ thành quả.

Cách sử dụng chỉ số P/S

Cách sử dụng chỉ số P/S
Cách sử dụng chỉ số P/S

Thực tế chỉ số P/S chỉ thể hiện góc nhìn của thị trường đối với chỉ tiêu doanh thu của một doanh nghiệp. Có thể nói chỉ số này đã bỏ qua hoàn toàn cơ cấu chi phí và cấu trúc vay nợ. Do vậy chỉ số P/S không hoàn toàn đánh giá được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Tuy vậy trong một số tình huống, chỉ số P/S vẫn tỏ ra có ích với các nhà đầu tư giúp đánh giá doanh nghiệp và tìm kiếm cơ hội đầu tư.

Tìm kiếm cơ hội của những ngành có tiềm năng

Như đã đề cập chỉ số P/S phản ánh mức mà thị trường sẵn sàng bỏ ra cho mỗi đồng doanh thu mà doanh nghiệp tạo ra. Những ngành được xem là tiềm năng sẽ có tốc độ tăng trưởng cao từ 15-20%/năm.

Có thể ví dụ bạn đã tìm thấy một doanh nghiệp đang tăng trưởng cùng ngành và không ngừng cải thiện thị phần qua từng năm. Trong khi chỉ số P/S lại thấp hơn so với trung bình của ngành và thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Thì đây chính là cơ hội đầu tư tuyệt vời mà bạn nên nắm bắt.

Thay thế cho chỉ số P/E

Với những ngành có tính đặc thù như ngành thép thường thì sẽ trải qua giai đoạn lên và xuống kéo dài. Chính vì vậy lợi nhuận của các doanh nghiệp cùng ngành cũng có những biến động lớn có thể chuyển từ lợi nhuận cao thành tổn thất lớn.

Chỉ số P/E thường không chính xác trong những trường hợp như vậy nên các nhà đầu tư sử dụng chỉ số P/S như một lựa chọn thay thế phù hợp.

Sử dụng khi ngành xuất hiện xu hướng mới

Công nghệ ngày nay ngày càng tân tiến và hiện đại nên việc xuất hiện xu hướng mới trong các ngành trở nên phổ biến hơn. Bạn có thể nhận thấy rõ những cuộc chiến giữa:

Với sự tăng trưởng mang tính đột phá từ những ngành mới sẽ cần có thời gian để phản ánh vào doanh thu và cần một khoản lâu hơn nữa mới có thể tác động đến lợi nhuận. Khi cuộc chiến giữa ngành mới và ngành cũ diễn ra thì doanh thu là yếu tố đầu tiên bị tác động. Vì vậy sử dụng chỉ số P/S trong trường hợp này sẽ có ích hơn trong việc đánh giá tác động từ những xu hướng mới.

Đánh giá doanh nghiệp thua lỗ

Một cách sử dụng chỉ số P/E đó là đánh giá dochỉ anh nghiệp đang bị thua lỗ. Với những doanh nghiệp mới chỉ vừa tạo ra doanh thu và chưa đem về lợi nhuận hoặc những doanh nghiệp đã có thị phần nhất định nhưng không may thua lỗ chắc chắn bạn không thể trả cho họ mức giá nhỏ hơn so số 0.

Bằng cách đem so sánh P/S của chính doanh nghiệp trong quá khứ hay so với doanh nghiệp khác cùng ngành, có thể giúp bạn đưa ra đánh giá phù hợp hơn đối với doanh nghiệp đó.

Sử dụng khi doanh nghiệp khai gian lợi nhuận

Trên thực tế bạn có thể thấy bằng các thủ thuật kế toán thì lợi nhuận có thể dễ dàng thay đổi so với doanh thu. Các doanh nghiệp có thể lợi dụng các khoản như khấu hao, lãi suất hay chi phí thuế để thao túng lợi nhuận. 

Trong khi doanh thu có thể bị kiểm tra bởi các đối tác trong quá trình kiểm toán và thông tin luôn có sẵn. Vậy nên các nhà phân tích luôn ưa chuộng dùng chỉ số P/S hơn so với chỉ số P/E do độ tin cậy của chỉ tiêu doanh thu.

So sánh và đánh giá doanh nghiệp qua các thời kỳ

Chỉ số P/S giúp so sánh, đánh giá doanh nghiệp qua các thời kỳ
Chỉ số P/S giúp so sánh, đánh giá doanh nghiệp qua các thời kỳ

Về cơ bản bạn có thể xem số liệu về chỉ số P/S của doanh nghiệp trong các kỳ từ đó so sánh và đánh giá doanh nghiệp qua các thời kỳ. Để việc đánh giá được hiệu quả các bạn nên kết hợp với các chỉ tiêu khác như biên lợi nhuận gộp.

Kết hợp chỉ số P/S và biên lợi nhuận gộp

Nếu như chỉ số P/E thường được xem xét về độ tăng trưởng của thu nhập và chỉ số P/B, chỉ tiêu ROE thì chỉ số P/S cũng được xem xét cùng với biên lợi nhuận gộp và biên lợi nhuận ròng.

Các bạn vừa cùng Nguontaichinh.com tìm hiểu chỉ số P/S là gì? Cùng với những ý, nghĩa, cách tính chỉ số P/S. Hy vọng những kiến thức về chỉ số này sẽ giúp ích cho các bạn định giá doanh nghiệp và cổ phiếu. Nếu các bạn có thắc mắc nào liên quan đến bài viết hay cần được tư vấn giải đáp riêng có thể liên hệ với chúng mình.

Tác giả

Chuyên viên tư vấn tài chính chứng khoán với hơn 7 năm kinh nghiệm. Mục tiêu chia sẻ kiến thức cùng mọi người tạo ra thu nhập ổn định trong tương lai.

Chia sẻ bài viết:
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x